Cổ phiếu Alibaba giảm sau 'cuộc truy quét phối hợp' - điều tra chống độc quyền của ĐCS Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cổ phiếu của Alibaba đã giảm ở Hong Kong khi các báo cáo xuất hiện cho thấy chính phủ Trung Quốc đang tiến hành một cuộc điều tra chống độc quyền đối với gã khổng lồ công nghệ này.

Cơ quan Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường của Trung Quốc đã thông qua các kênh trực tuyến chính thức hôm thứ Năm (ngày 24/12) để tuyên bố rằng họ đã mở một cuộc điều tra đối với Alibaba về các hoạt động độc quyền.

Cổ phiếu Alibaba giảm sau ‘cuộc truy quét phối hợp’ của chính quyền Trung Quốc

Alibaba xác nhận cuộc điều tra của cơ quan quản lý thị trường và cho biết “hoạt động kinh doanh vẫn bình thường”.

Cổ phiếu của Alibaba đóng cửa tại Hong Kong giảm gần 9% vào thứ Năm và cũng giảm tương tự trong giao dịch tiền điện tử ở New York.

Cũng vào thứ Năm, các nhà chức trách Trung Quốc cho biết họ sẽ gặp Ant - chi nhánh của Alibaba - để tiến hành giám sát công ty công nghệ tài chính này về các vấn đề như hoạt động theo định hướng thị trường và xem xét quyền và lợi ích của người tiêu dùng.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết trên trang web của mình rằng các cơ quan quản lý tham gia là Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc và Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước.

Tháng trước, các nhà quản lý đã đột ngột đình chỉ đợt phát hành “khổng lồ” cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty này, chỉ vài ngày trước khi việc niêm yết được thực hiện theo kế hoạch tại Hong Kong và Thượng Hải.

Kể từ đó, các quy tắc chống độc quyền mới cứng rắn đã được áp dụng trong lĩnh vực công nghệ và khiến giá trị thị trường của Alibaba của Jack Ma sụt giảm khoảng 140 tỷ USD, tương đương 17%.

Đánh sập chiến thuật ‘chọn một trong hai’

Cuộc điều tra về hành vi độc quyền tập trung vào chiến thuật được gọi là "chọn một trong hai" - yêu cầu người bán hàng trên nền tảng này phải ký thỏa thuận hợp tác độc quyền, ngăn họ cung cấp sản phẩm trên nền tảng đối thủ.

Những gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc như Alibaba và Tencent đang phải đối mặt với sự kiểm soát gia tăng của chính phủ Trung Quốc, vốn lo ngại về quy mô và sức mạnh ngày càng lớn của các tập đoàn này.

Các nhà quản lý Trung Quốc quan ngại rằng hàng triệu người dùng mà những tập đoàn này nắm trong tay và sức ảnh hưởng của họ đối với cuộc sống hàng ngày ở Trung Quốc, bao gồm cả việc mua sắm và thanh toán.

Alibaba giờ đây đã cảm nhận được cơn thịnh nộ từ các cơ quan quản lý qua cuộc truy quét phối hợp này.

Cổ phiếu của Alibaba đóng cửa tại Hong Kong giảm gần 9% vào thứ Năm và cũng giảm tương tự trong giao dịch tiền điện tử ở New York. (Ảnh: Getty Images)
Cổ phiếu của Alibaba đóng cửa tại Hong Kong giảm gần 9% vào thứ Năm và cũng giảm tương tự trong giao dịch tiền điện tử ở New York. (Ảnh: Getty Images)

Sự im lặng của tỷ phú ‘nổi loạn’ Jack Ma

Tỷ phú Jack Ma vốn nổi tiếng với tính cách thẳng thắn, thậm chí tự cao. Nhưng sự im lặng của ông sau khi Ant bị hoãn IPO cho thấy mối quan hệ của ông với chính phủ Trung Quốc “nay đã khác xưa”.

Bài phát biểu tại hội nghị ở Thượng Hải hồi tháng 10/2020 - với những lời lẽ chỉ trích các quy định lạc hậu sẽ bóp nghẹt sự đổi mới của ngành công nghiệp tài chính, tỷ phú Jack Ma được cho là đã gián tiếp đẩy thương vụ IPO trị giá 35 tỷ USD của gã khổng lồ fintech Ant Group vào bế tắc. Đợt IPO có thể nâng định giá của Ant lên 300 tỷ USD và giúp tài sản của ông Ma đạt đến 61 tỷ USD.

Giáo sư tài chính tại Đại học Hong Kong Chen Zhiwu nói: “Ngay bây giờ nếu một doanh nhân kiếm tiền và luôn cúi đầu và thấp thỏm, thì điều đó là tốt. Nếu không thì không tốt. Jack Ma thò đầu ra quá xa. Do đó, đã lãnh hậu quả".

Yu’ebao là một phần trong mục tiêu của ông Ma nhằm tạo ra một hệ thống tài chính minh bạch và "khuấy động" hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Ông trấn an các nhân viên: "Hãy tập trung vào việc của mình. Nếu ai đó phải đi tù, người đó sẽ là tôi".

Trong vòng chưa đầy một năm, tài sản của quỹ tăng lên 100 tỷ NDT (15,3 tỷ USD), với 30 triệu người đăng ký. Yu'ebao có thời điểm trở thành quỹ thị trường tiền tệ lớn nhất thế giới.

Nhưng thời thế đã thay đổi sau năm năm. Sau bài phát biểu của ông Ma hôm 24/10, đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ra lệnh cho các cơ quan quản lý của Trung Quốc điều tra Ant Group. Sau đó, chính quyền Bắc Kinh đề xuất các quy định quản lý tài chính mới và triệu tập Jack Ma.

Vị tỷ phú nổi tiếng nhất Trung Quốc đến nay vẫn im hơi lặng tiếng. Theo Bloomberg, thông qua sự trừng phạt công khai đối với ông Ma, Bắc Kinh đưa ra lời cảnh báo. Chính quyền Trung Quốc đã mất kiên nhân với sức mạnh vượt tầm kiểm soát của những đại gia công nghệ nước này. Họ bị coi là mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính và chính trị của chính quyền này.

"Bắc Kinh muốn nhấn mạnh rằng ông Ma không thể nắm nhiều quyền lực hơn chính quyền", GS Rana Mitter tại Đại học Oxford nhận định.

"Cuộc đàn áp hiện tại là lời nhắc nhở của chính quyền với doanh nhân Trung Quốc: 'Các vị có thể giàu có. Các vị có thể có một công ty khổng lồ. Nhưng các vị phải chơi theo luật của chúng tôi", ông Andrew Polk, đồng sáng lập kiêm Trưởng bộ phận Nghiên cứu Kinh tế tại Trivium China, nhận xét.

Thanh Vân

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Cổ phiếu Alibaba giảm sau 'cuộc truy quét phối hợp' - điều tra chống độc quyền của ĐCS Trung Quốc