Cơ chế ‘đột biến’ tế bào ung thư giống hệt cơ chế ‘thúc đẩy khủng hoảng tài chính’ (Phần 5)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Liệu bạn có bao giờ nghĩ rằng sẽ có sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa “cách hành xử” của tế bào ung thư, cơ chế đột biến tế bào ung thư do các protein biến dị đã trở nên “ích kỷ, tham lam, và láu cá”; với cơ chế thúc đẩy khủng hoảng tài chính hiện nay!?

Xem lại:

Có một giả định vui thế này, nếu nền kinh tế là một cơ thể (hoặc một tế bào), thì cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, ngân hàng và chính phủ là vô số các tế bào (hoặc protein) với các chức năng khác nhau.

Sau khi tiêu chuẩn vàng bị loại bỏ, các quốc gia bắt đầu in thêm tiền tệ của riêng họ. Lạm phát không ngừng gia tăng. Dù vậy, các chính phủ “hài lòng” với việc từ bỏ tiêu chuẩn vàng vì điều này tạo ra tăng trưởng kinh tế nhiều hơn trên lý thuyết.

Họ cần con số tăng trưởng để kiếm phiếu bầu, dù sự tăng trưởng dựa trên vay nợ, nguồn vốn vay ảo do “số nhân tiền” của hệ thống ngân hàng tạo ra, hệ thống khuyến khích vay nợ phát triển như “nấm mọc sau mưa” và giá trị tiền bị định giá cao hơn so với giá trị hàng hóa, của cải thực sự làm ra sẽ tất yếu dẫn đến khủng hoảng kinh tế - tài chính, dẫn tới gia tăng sở hữu chính phủ, gia tăng can thiệp chính phủ, gia tăng mất tự do quốc gia dân tộc vào các tổ chức quốc tế (mà đằng sau là các nhà tài phiệt tài chính)...

Câu trả lời là bản thân hệ thống tài chính không có tiền nhưng các quy định hoạt động của nó được chấp nhận bởi các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thanh toán quốc tế, quỹ tiền tệ quốc tế... khiến nó có thể “tự tạo tiền”. Dĩ nhiên là “tiền ảo”. 
Bản thân hệ thống tài chính không có tiền nhưng các quy định hoạt động của nó được chấp nhận bởi các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thanh toán quốc tế, quỹ tiền tệ quốc tế... khiến nó có thể “tự tạo tiền”. (Pixabay)

Nhưng ai quan tâm chứ? Cả thế giới đều trở nên tham lam hơn và ích kỷ hơn: chính trị gia cần phiếu bầu, doanh nghiệp muốn kiếm tiền ngay, người dân muốn tiêu dùng không giới hạn, ngân hàng muốn thu lợi nhuận từ cho vay nợ càng nhiều càng tốt... Ai cũng muốn hưởng thụ và thành công dù chỉ là trong ngắn hạn, không ai muốn nghĩ nhiều về hậu quả lại càng không muốn nghĩ tới sự bất định của tương lai...

“Trái đất cung ứng đầy đủ cho nhu cầu của con người, nhưng không bao giờ đủ cho lòng tham của họ”. - Gandhi.

Cơ chế hư hỏng của tế bào ung thư và cơ chế hư hỏng của nền kinh tế: ‘Sự ích kỷ’ của tế bào lỗi trong khi hệ thống giám sát (miễn dịch) suy yếu do tham dục

Ung thư đã trở thành đại dịch của nhân loại và là vấn nạn lớn ở nước ta; cứ mỗi giờ qua đi, bình quân có 10 người Việt chết vì căn bệnh này; điều đáng buồn là độ tuổi của người mắc ung thư ngày càng trẻ hóa. Nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân và cơ chế tạo ra tế bào ung thư, một cách đáng ngạc nhiên, chính là do sự “hư hỏng” của một tế bào (ở mức vi quan) - tương ứng với một quá trình trượt dốc đạo đức của một con người (tại mức vĩ quan), vốn bắt nguồn từ sự vị kỷ (vì lợi ích bản thân).

Nền kinh tế cũng có triệu chứng “ung thư” tương tự như vậy. Tuy nhiên, lời giải cho căn bệnh ung thư, hay “căn bệnh” khống chế nợ và khủng hoảng tài chính - kinh tế dường như không quá xa xôi, đâu đó có lẽ là cách chúng ta lựa chọn phương thức sinh sống, phương thức tăng trưởng kinh tế mà thôi.

Cơ chế tạo ung thư xuất phát tự ‘sự ích kỷ’ của tế bào lỗi, khi nó liên tục lách ‘luật’ của hệ thống miễn dịch cơ thể

Theo Trung tâm Thông tin sinh học Mỹ (National Center for Biotechnology Information): "Thay vì phản ứng thích hợp với các tín hiệu kiểm soát hành vi tế bào bình thường, tế bào ung thư phát triển và phân chia theo cách không kiểm soát được, xâm nhập các mô và cơ quan bình thường và cuối cùng lan rộng khắp cơ thể.

Tế bào ung thư đầy lỗi protein ấy bắt đầu di căn, trong quá trình đó nó lại tiếp tục “vi phạm nhiều luật lệ” của hệ thống, bao gồm cả các luật của hệ thống miễn dịch".
Tế bào ung thư đầy lỗi protein ấy bắt đầu di căn, trong quá trình đó nó lại tiếp tục “vi phạm nhiều luật lệ” của hệ thống, bao gồm cả các luật của hệ thống miễn dịch". (Ảnh chụp video)

Sự bất thường này là một bí ẩn làm đau đầu các nhà khoa học. Các nhà nghiên cứu ung thư đã biết được rằng phải mất nhiều giai đoạn để một tế bào tích lũy những lỗi protein khác nhau, rồi cuối cùng bằng cách nào đó, chúng vô hiệu hóa tất cả các cơ chế bảo vệ quan trọng ở cấp độ tế bào.

Sau đó, tế bào ung thư đầy lỗi protein ấy bắt đầu di căn, trong quá trình đó nó lại tiếp tục “vi phạm nhiều luật lệ” của hệ thống, bao gồm cả các luật của hệ thống miễn dịch. Giống như cảnh sát, thông thường hệ thống miễn dịch sẽ liên tục “tra hỏi” các hệ thống trong cơ thể để loại bỏ các tế bào bất thường.

Vậy tại sao các tế bào có thể “xoay sở” để tích tụ nhiều lỗi đến thế mà không bị loại bỏ trong khi ở mức vi quan của một tế bào, có nhiều cơ chế bảo vệ được đặt ra.

Tiến sĩ Tongwen Wang - Nhà nghiên cứu về ung thư và các bệnh kháng thuốc - Khoa Miễn dịch học - Trung tâm Nghiên cứu Virginia Mason - Đại học Washington, trong suốt 20 năm nghiên cứu căn bệnh ung thư đã có được những nhận định: "Cũng giống như một đời của con người có sinh – lão – bệnh – tử, đời của một tế bào cũng có một quá trình tương ứng: tăng trưởng – chuyên môn hóa – lão hóa – chết".

Cơ thể có một cơ chế được xem là “cánh cửa sát hạch”, nếu tế bào không đạt tiêu chuẩn và vấn đề không thể được khắc phục, tế bào sẽ kích hoạt hệ thống báo động, dẫn đến một chế độ tự hủy được sắp đặt hoàn hảo đến mức đáng kinh ngạc. Như vậy, một tế bào bình thường sẽ hoạt động phù hợp với hệ thống mà nó thuộc về. Khi có lỗi xảy ra, các tế bào có một cơ chế “hy sinh” bản thân vì lợi ích của chỉnh thể.

Ngược lại, một tế bào ung thư bằng cách nào đó đã “lách” qua các luật tại mỗi cổng kiểm soát giữa các giai đoạn phát triển, qua đó tiếp tục tăng trưởng số lượng. Cơ chế “tự hy sinh” cũng bị loại bỏ để chúng đạt được sự “bất tử”. Tất nhiên, sự bất tử tạm thời như vậy kéo theo cái chết của cả chỉnh thể. Thú vị thay, điều này phản ánh một “sinh mệnh” rất thiếu hiểu biết mà lại vô cùng ích kỷ.

Cũng giống hệt như cơ chế tạo ra tế bào ung thư, cơ chế tạo khủng hoảng kinh tế xuất phát từ sự ích kỷ của ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân và chính phủ, khi cố gắng gia tăng lợi ích cho bản thân dựa trên vay nợ.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, có rất nhiều nghiên cứu tìm kiếm căn nguyên của khủng hoảng với hy vọng có thể tìm được lời giải đáp cho tương lai tốt hơn. Các nghiên cứu, dù tiếp cận dưới bất kỳ phương diện nào cũng không khỏi nhắc tới “cốt lõi” của khủng hoảng: sự ích kỷ, tha hoá đạo đức của doanh nghiệp, ngân hàng và cả sự phóng túng tiêu dùng, đầu cơ theo trào lưu của người dân. Một nét tương đồng cơ bản với các tế bào “đột biến” gây ung thư.

Hệ thống ngân hàng và cơ cấu tiền tệ cùng các đòn bẩy tài chính của nó đã hình thành nên một ”nền kinh tế nợ nần”. Dù ở quy mô cá nhân hay tổ chức, điều này đã "vô tình" đánh mất tự do của người đi vay và kích hoạt lòng tham của kẻ cho vay.

Hệ thống ngân hàng và cơ cấu tiền tệ cùng các đòn bẩy tài chính của nó đã hình thành nên một ”nền kinh tế nợ nần”. Dù ở quy mô cá nhân hay tổ chức, điều này đã "vô tình" đánh mất tự do của người đi vay và kích hoạt lòng tham của kẻ cho vay.
Hệ thống ngân hàng và cơ cấu tiền tệ cùng các đòn bẩy tài chính của nó đã hình thành nên một ”nền kinh tế nợ nần”. Dù ở quy mô cá nhân hay tổ chức, điều này đã "vô tình" đánh mất tự do của người đi vay và kích hoạt lòng tham của kẻ cho vay. (Pixabay)

David Beim - giáo sư tài chính tại Trường Kinh doanh Columbia, nhận định về nguyên nhân khủng hoảng kinh tế 2008-2009 như sau: “Vấn đề không chỉ là sự tham lam của các ngân hàng trong việc thúc đẩy nợ vô lối. Các vấn đề còn nằm ở chính mỗi chúng ta. Chúng ta đã sống quá tham lam, ích kỷ. Mức sống của chúng ta đang tăng lên đáng kể trong 25 năm qua, và chúng ta thậm chí đã vay mượn để tạo ra phần lớn sự thịnh vượng đó. Chúng ta đã vay nợ quá mức, và chúng ta đã làm điều đó trong nhiều thập kỷ. Bây giờ, nợ đạt đến một đỉnh cao không thể chịu đựng được, nơi người có thu nhập trung bình không thể trả được các khoản nợ mà họ đã mắc phải”.

Sheila Bair, cựu chủ tịch Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Mỹ, người tại nhiệm trong cuộc khủng hoảng tài chính nhà ở dưới chuẩn Mỹ 2008-2009 đã trải lòng trong một cuộc phỏng vấn năm 2013 về nguyên nhân của khủng hoảng:

Tham lam và thiển cận là hai nguyên nhân bao trùm. Tôi nghĩ rằng thị trường chứng khoán hóa khoản vay cung cấp tất cả các khoản thế chấp không có khả năng chi trả này, cho phép người khởi tạo thoát khỏi bất kỳ trách nhiệm giải trình hoặc trách nhiệm nào. Nếu thế chấp sau đó trở nên vô nghĩa thì tất cả rủi ro sẽ được chuyển cho các nhà đầu tư. Vấn đề sau đó càng trở nên vô đạo đức hơn khi các cơ quan xếp hạng đưa ra xếp hạng AAA đối với các chứng khoán hóa được hỗ trợ bởi các khoản thế chấp kém chất lượng.

Những công cụ phái sinh trị giá hàng nghìn tỷ USD này được tạo ra dựa trên xếp hạng ‘vô đạo đức’ của các khoản thế chấp đã làm tăng thiệt hại, trong khi chúng cũng mang lại cho các nhà đầu tư một cảm giác an toàn ‘ảo’. Các nhà đầu tư, thay vì tự mình thẩm định rủi ro, họ đã rất vui khi nhận được lợi nhuận béo bở từ các khoản thế chấp dưới chuẩn này. Các ngân hàng [Mỹ] sẵn sàng chấp nhận rủi ro với các khoản vay thế chấp và các sản phẩm chứng khoán dựa trên thế chấp này ngay cả khi ngân hàng không đủ vốn để bù đắp rủi ro”.

Các đánh giá, phân tích từ chuyên gia cho thấy, giống hệt như cơ chế đột biến tế bào ung thư do ích kỷ, tham lam đã sẵn sàng “lừa dối” hệ thống kiểm soát của hệ miễn dịch (phản ánh một sự tha hoá đạo đức) - cơ chế tạo khủng hoảng kinh tế cũng xuất phát từ việc cá nhân, doanh nghiệp, ngân hàng và thậm chí cả chính phủ đều vì sự ích kỷ, tham lam của mình, cố gắng lách các “chuẩn mực an toàn” một cách phi đạo đức để vượt qua hệ thống kiểm soát, lờ đi rủi ro, thiếu trách nhiệm với chính mình để chạy theo lợi ích ngắn hạn trước mắt. Tất cả chỉ cần biết vay nợ để kiếm lợi nhuận, phiếu bầu (hoặc uy tín chính trị) và cố gắng “đá quả bóng rủi ro” sang đối tượng khác một cách phi đạo đức.

Sự ‘dư thừa’ làm hệ thống giám sát lỗi protein của tế bào quá tải, sai lệch và không hoàn thành sứ mệnh của mình

Nội dung chính của tế bào là protein, bản thân mỗi tế bào tồn tại cơ chế tạo protein mới (hệ thống Ribosome) và cơ chế loại bỏ các protein già, lỗi (rối loạn chức năng) (hệ thống Proteasome) nhằm giữ tế bào được khỏe mạnh.

Tiến sĩ Allen Taylor từ Đại học Boston cho biết, khi các nguồn cung cấp thực phẩm bị hạn chế, những con chuột sống lâu hơn và hệ proteasome của chúng sẽ giảm kích thước.

Aubry et al (2002) [3] cho biết trong các tế bào ung thư, hệ proteasome đã hoạt động ở mức cao nhất.

Theo những nghiên cứu tỉ mỉ về các quá trình chuyển hóa protein trong tế bào được công bố bởi Yewdell (2001) [4], có vẻ như 1/3 các protein mới bị tiêu hủy ngay sau khi chúng được tạo ra. Do đó, các tế bào phải làm việc trong một tình trạng rất bận rộn và lãng phí.

Như vậy, bức màn bí mật đã được vén mở : với một nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào dẫn tới mức dư thừa, thì hệ proteasome sẽ phải làm việc “cật lực” và dễ dàng dẫn đến sự “mệt mỏi”. Nếu tất cả các tế bào trong một cơ thể đang trong trạng thái “sản xuất hàng loạt”, hệ proteasome sẽ có khả năng bị quá tải và không thể tiêu hủy các protein già và bị hỏng, từ đó lại gây ra những lỗi khác, phá vỡ sự cân bằng.

Khi các protein xấu không thể bị loại bỏ, chúng sẽ tiếp tục gây tác hại đến toàn bộ hệ thống cho đến khi cả hệ thống bị mất kiểm soát. Dù các tế bào có cố gắng tăng số lượng sản xuất proteasome đến mấy, nếu sự chuyển hóa tiếp tục gia tăng, các tế bào cuối cùng sẽ không quản lý nổi nữa. Mức tăng proteasome được tìm thấy trong các tế bào ung thư phản ánh một “trận chiến cuối cùng” của các tế bào nhằm cố giành lại sự cân bằng.

Minh họa hình ảnh cấu trúc của một loại Proteasome.
Minh họa hình ảnh cấu trúc của một loại Proteasome. (Wikimedia Commons)

Một câu hỏi được đặt ra là: Phải chăng những căn bệnh mà người hiện đại đang mắc phải là hậu quả của lối sống xô bồ, sự căng thẳng tinh thần, và những mưu cầu bất tận đang cuộn lấy tâm trí và trái tim của họ. Nói sâu hơn, phải chăng sự ham muốn bất tận đối với tiền tài, vật chất, danh lợi và quyền lực cũng gắn liền với nhiều căn bệnh của xã hội?

Giống hệt cơ chế ung thư của tế bào - Cơ chế khủng hoảng tạo ra bởi công cụ nợ đòn bẩy, hệ số nhân tiền của ngân hàng, việc từ bỏ bản vị vàng của chính phủ, chính sách tiền rẻ ngập thị trường... đã thúc đẩy lòng tham, sự ích kỷ, vị tư của các cá nhân doanh nghiệp và chính phủ: tiêu dùng quá mức, sản xuất dư thừa, chính phủ tham lam thành tích tăng trưởng đã thúc đẩy nợ, gia tăng can thiệp trái quy luật cung - cầu tự nhiên vào “cơ thể” của nền kinh tế.

Khi chính phủ chỉ chạy theo tăng trưởng GDP thuần tuý mà bất chấp môi trường, bền vững nợ, giá trị thực của tiền tệ, khi đó nền kinh tế ngập trong tiền tệ rẻ, ngân hàng ngày đêm thúc đẩy nợ, doanh nghiệp sản xuất dư thừa, con người tiêu dùng cả những sản phẩm, hàng hoá, thức ăn mà họ không có nhu cầu thực sự.

Đó là khi nền kinh tế bắt đầu “đột biến” bằng các cuộc khủng hoảng (xuất phát từ vỡ nợ) và các đột biến lan tỏa, lây lan cho đến khi xã hội sụp đổ hoặc một sự thay đổi sâu sắc từ nhận thức đối với “cơ thể” của nền kinh tế.

Cũng giống như cơ chế đột biến của tế bào ung thư do hệ thống giám sát của tế bào trở nên yếu kém, các cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế đều chịu cáo buộc về hệ thống giám sát yếu kém, lạc hậu so với sự “láu cá”, “chuẩn mực đạo đức tồi” của các thành viên thị trường.

Sau mỗi cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế, hàng loạt các chuẩn mực an toàn mới được gia cố, các hệ thống giám sát cấp quốc gia, cấp khu vực, thậm chí toàn cầu được thiết lập mới hoặc bổ sung thêm. Nhưng rốt cuộc, sự “tham dục quá mức” và dư thừa quá mức đã làm suy yếu mọi hệ thống giám sát.

Chẳng hệ thống nào có thể giám sát tuyệt đối sự tham lam đã trở nên ngày càng phổ biến trong nền kinh tế, đặc biệt khi chính các chính phủ (quản lý hệ thống giám sát này) lại có thể vì các mục tiêu chính trị, lợi ích kinh tế nhóm với các “protein” là doanh nghiệp, ngân hàng lớn nào đó mà lơ là đi chức năng của mình.

Nếu sự trao đổi chất “siêu tốc” ở các tế bào ung thư được xem như việc các tế bào “phóng túng, bại hoại” sẽ dẫn đến cái chết của một cơ thể, thì mỗi con người “sống gấp”, truy cầu hưởng thụ, sùng bái vật chất cũng có thể được ví như những con người “ung thư”; và tất yếu sẽ dẫn đến sự diệt vong của một xã hội, chứ không chỉ là một cuộc khủng hoảng kinh tế đơn thuần.

Cuối cùng, đâu là giải pháp cho sức khỏe của mỗi cá nhân, cho sự lành mạnh của các nền kinh tế? Có lẽ mỗi bạn đọc đã có câu trả lời cho riêng mình…

Trà Nguyễn

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Scrofano MM, Jahngen-Hodge J, Nowell TR Jr, Gong X, Smith DE, Perrone G, Asmundsson G, Dallal G, Gindlesky B, Mura CV, Taylor A. Ảnh hưởng của quá trình lão hóa và hạn chế calorie về mức độ dinh dưỡng trong plasma trên chuột đực và cái Emory. Mech Ageing Dev. 15 tháng 9 năm 1998; 105 (1-2): 31-44.
[2] Scrofano MM, Shang F, Nowell TR Jr, Gong X, Smith DE, Kelliher, Minnesota M, J Dunning, Mura CV, Taylor A. Lão hóa, hạn chế calo và ubiquitin phụ thuộc vào sự phân giải protein ở gan của chuột Emory. Mech Ageing Dev. 01 tháng tư năm 1998; 101 (3): 277-96.
[3] Dutaud D, L Aubry, Henry L, Levieux D, Hendi KB, Kuehn L, Cục JP, và Ouali A. Phát triển và đánh giá của một chiếc bánh sandwich ELISA để định lượng các proteasome 20S trong huyết tương người. J. của miễn dịch. Meth. 2002; 260: 183-193.
[4] Yewdell JW. Không như một khoa học ảm đạm: kinh tế tổng hợp protein, gấp, suy thoái và xử lý kháng nguyên. Xu hướng in Cell Bio. năm 2001; 11 (7): 294-297.
[5] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK9963/



BÀI CHỌN LỌC

Cơ chế ‘đột biến’ tế bào ung thư giống hệt cơ chế ‘thúc đẩy khủng hoảng tài chính’ (Phần 5)