Chuyên gia nhận định: Sự bùng phát dịch coronavirus đã làm nổi bật nhược điểm ảnh hưởng kinh tế toàn cầu của Bắc Kinh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một chuyên gia cho biết, sự bùng phát của coronavirus đã làm dấy lên quan ngại về những tác động kinh tế và chính trị tiêu cực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trên toàn thế giới.

Kể từ khi khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019, coronavirus đã lan nhiễm tới 115 quốc gia và khu vực, với tổng số ca nhiễm xấp xỉ 118.000, trong đó 32% số ca là ở ngoài Trung Quốc.

Đối với một số quốc gia bị ảnh hưởng và có nền kinh tế phụ thuộc vào Trung Quốc, khả năng ứng phó hiệu quả với dịch bệnh bị suy giảm bởi quan ngại phải đối kháng với chính quyền Trung Quốc, theo ông Daniel Kliman, nghiên cứu viên cao cấp và giám đốc Chương trình An ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm Chính sách An ninh của Mỹ tại Washington.

“Các nhà lãnh đạo kinh tế của Trung Quốc khuyến khích đưa một số quốc gia vào tình thế tiến thoái lưỡng nan về cách đối phó với loại virus này”, ông Kilman phát biểu trong một cuộc thảo luận tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia tại Washington ngày 9/3.

Việc xử lý dịch bệnh bùng phát của Hàn Quốc là một ví dụ minh họa của vấn đề nan giải này, ông Kliman nói. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc.

“Chính phủ Hàn Quốc đã thực sự phải đấu tranh để một mặt giải quyết tình hình bùng phát dịch coronavirus trong nước và mặt khác cố gắng không chống lại Trung Quốc để tránh đòn trừng phạt kinh tế. Và điều này đã gây ra làn sóng chính trị chống lại chính quyền hiện tại ở Hàn Quốc”.

Tổng thống Hàn Quốc, ông Moon Jae-in đã bị phe chính trị đối lập và các chuyên gia y tế chỉ trích gay gắt về những sai lầm trong việc xử lý cuộc khủng hoảng, bao gồm việc không đóng cửa biên giới với Trung Quốc trong khung cửa sổ “thời gian vàng” để hạn chế sự lây lan của virus trong nước. Tổng thống Moon đã từ chối ban hành lệnh cấm du lịch hoàn toàn đối với khách du lịch từ Trung Quốc, và chỉ ban hành lệnh cấm du lịch hạn chế đối với du khách từ tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch coronavirus, vào ngày 4/2, thời điểm 5 ngày sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

Hàn Quốc hiện có hơn 7.500 ca nhiễm COVID-19, với các cụm dịch lớn nhất từ các thành viên của Giáo hội Tân Thiên Địa có trụ sở tại thành phố Daegu.

Làm suy yếu khả năng kiểm soát

Ông Kliman cũng cho biết dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ‘Vành đai và Con đường’ của ĐCSTQ đã đóng vai trò làm suy yếu khả năng kiểm soát của các nước đối tác, đặc biệt là các nước đang phát triển, dẫn đến khả năng các quốc gia này khó kiểm soát coronavirus trong tương lai.

Sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ nhằm mục đích liên kết các lục địa Á, Âu, Phi thông qua mạng lưới đường sắt, cảng và đường bộ, và làm gia tăng ảnh hưởng địa chính trị của ĐCSTQ. Chính sách này bị chỉ trích là nguyên nhân gia tăng nạn tham nhũng ở các nước đang phát triển, cũng như đưa các nước đang phát triển vào “bẫy nợ” của các khoản vay khổng lồ mà họ có thể không có khả năng hoàn trả Trung Quốc.

“Dự án Vành đai và Con đường đôi khi làm suy yếu khả năng kiểm soát, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi tiềm tàng nạn tham nhũng, và sự đồng phạm của giới tinh hoa địa phương làm mất đi sự minh bạch”, ông Kliman cho biết.

“Sự kiểm soát tốt hơn, minh bạch hơn có thể giúp các quốc gia và chính phủ chống lại dịch bệnh, và ngược lại, sự suy yếu khả năng kiểm soát ở các nước đang phát triển, ĐCSTQ đang xúc tiến Vành đai và Con đường có thể khiến dịch bệnh coronavirus không những khó phát hiện mà còn khó kiểm soát”.

Kết nạp thêm các tổ chức quốc tế

Sự bùng phát dịch bệnh, theo ông Kliman, cũng đã làm sáng tỏ tầm ảnh hưởng của ĐCSTQ tại WHO, nơi bị chỉ trích đã không có động thái tích cực vào giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng.

Ông Kliman nói phản ứng toàn cầu đối với dịch bệnh đã nhấn mạnh “tác động thực sự của việc gia tăng các tổ chức quốc tế của Trung Quốc, rằng Tổ chức Y tế Thế giới, mà Trung Quốc đang có ảnh hưởng đáng kể, đã rất chậm chạp trong vấn đề ứng phó dịch bệnh coronavirus”.

“Ban đầu, tôi có thể nói, WHO đã hạ thấp phạm vi và sự cần thiết của hành động ứng phó mạnh mẽ”.

WHO đã tuyên bố đại dịch toàn cầu coronavirus muộn hơn thực tế, mặc dù nhiều nhà quan sát đã không đồng ý với đánh giá này. Họ cho biết cần phải đưa ra tuyên bố tình trạng khẩn cấp từ trước đó.

“Theo tôi, đã có sự tính toán về chính trị nào đó trong việc WHO phản ứng rất chậm trước tình hình đại dịch và có thể một phần là sự lo ngại [rằng] tuyên bố đại dịch sẽ đem đến bất lợi cho hình ảnh của ĐCSTQ”, ông Kliman nhận định.

Thu Hà
Theo Epoch Times

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia nhận định: Sự bùng phát dịch coronavirus đã làm nổi bật nhược điểm ảnh hưởng kinh tế toàn cầu của Bắc Kinh