Chuyên gia kinh tế: Nói nhiều hơn làm, liệu ông Tập có thể dùng nội lực để vượt khó?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong những tuần gần đây đã kêu gọi tự chủ kinh tế lớn hơn để bù đắp sự bất ổn toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng Bắc Kinh cần bắt tay vào cải cách sâu sắc - và có lẽ khó làm - để điều này thực sự có hiệu quả...

Các nhà kinh tế cho biết: kế hoạch của Trung Quốc tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa khổng lồ của mình để thúc đẩy nền kinh tế trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và rủi ro địa chính trị đang gia tăng sẽ đạt được rất ít nếu như không có các cải cách sâu rộng.

Chủ tịch Tập Cận Bình trong những tuần gần đây kêu gọi sự tự chủ kinh tế lớn hơn, kể cả trong một bài phát biểu trước các lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc và trong một chuyến đi đến tỉnh Cát Lâm, nơi giáp ranh với Bắc Triều Tiên.

Đối mặt với những ảnh hưởng bất lợi từ đại dịch coronavirus và căng thẳng Mỹ - Trung đang gia tăng, ông Tập cho biết Trung Quốc cần phải tự chuẩn bị để chống lại “dòng chảy ngược” chống lại toàn cầu hóa.

Nhưng việc chuyển trọng tâm sang thị trường nội địa đòi hỏi sự gia tăng trong tiêu dùng và đầu tư của Trung Quốc từ khu vực tư nhân. Và để biến điều này thành hiện thực, Bắc Kinh cần vượt qua những trở ngại sâu xa, từ sự phân phối tài sản không công bằng cho đến sự hiện diện lớn của nhà nước trong nền kinh tế, theo các chuyên gia kinh tế.

Sau hơn 10 năm cố gắng, rõ ràng là để vực dậy được cầu nội địa sẽ đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn chứ không phải chỉ đơn thuần là một lời hô hào” - Michael Pettis

Michael Pettis, giáo sư tài chính tại Đại học Bắc Kinh, cho biết ý tưởng tạo ra một thị trường tiêu dùng nội địa sôi động đòi hỏi phải thay đổi chính sách mà chính phủ trung ương từng miễn cưỡng thực hiện.

“Sau khi hơn 10 năm cố gắng, rõ ràng là để vực dậy được cầu nội địa sẽ đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn chứ không chỉ đơn thuần là hô hào”, theo ông Pettis. “Điều mà Bắc Kinh không muốn nhận ra là kiểu định hướng lại nền kinh tế này đòi hỏi phải có sự chuyển đổi cơ cấu và có thể là quan điểm chính trị về lựa chọn thể chế kinh tế, bao gồm cả chuyển nhượng lượng lớn tài sản [sang khu vực kinh tế tư nhân]”.

Gần một nửa dân Trung Quốc sống với mức thu nhập 145 USD/tháng - họ lấy gì để tiêu dùng?

Thị trường 1,4 tỷ dân của Trung Quốc nhìn có vẻ mạnh mẽ trên bề mặt, nhưng nó bị hạn chế bởi khoảng cách giàu nghèo của đất nước.

Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết vào tháng 5 rằng khoảng 600 triệu người đang sống với thu nhập hàng tháng là 1.000 nhân dân tệ (145 USD).

Tại Hoa Kỳ, 1% người giàu nhất sở hữu khoảng 40% tổng tài sản, trong khi ở Trung Quốc, 1% hàng đầu đã tích lũy được khoảng 30% tổng tài sản quốc gia, một khoảng cách có thể bị nới rộng do coronavirus, theo Shen Jianguang, nhà kinh tế trưởng của JD Digits. Nên nhớ, giới tư bản Hoa Kỳ đã có hàng trăm năm để tích lũy tài sản nhưng giới "tư bản kiểu mới' của Trung Quốc mới có vẻn vẹn vài chục năm mà thôi.

Shen cho biết nghiên cứu của ông, dựa trên dữ liệu thương mại điện tử từ công ty mẹ JD.com, cho thấy mức tiêu thụ ở các thành phố hạng nhất như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến đã hồi phục nhanh hơn các khu vực thu nhập thấp sau khi đại dịch được kiểm soát.

“Trước đây, chúng tôi đã xem xét các thành phố nhỏ và nghĩ rằng nơi thu nhập bình quân đầu người thấp, tiêu dùng tăng nhanh hơn. Nhưng nó đã thay đổi sau đại dịch”, ông Shen nói.

“Lần đầu tiên sau 10 năm, tăng trưởng thu nhập ở nông thôn chậm hơn so với tăng trưởng thu nhập ở thành thị và đây cũng là trọng tâm của chính sách. Có khả năng các nhóm thu nhập thấp và các ngành công nghiệp thâm dụng lao động sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi dịch bệnh".

Trong nửa đầu năm, mức thu nhập danh nghĩa trung bình chỉ tăng 0,5%, so với mức tăng trưởng trung bình 2,4%, ngụ ý tăng trưởng thu nhập chậm ở những người thu nhập thấp.

Các nguồn việc làm chính ở Trung Quốc cũng đã phải vật lộn để phục hồi từ virus. Xuất khẩu từ bảy ngành công nghiệp thâm dụng lao động, bao gồm dệt may, đã giảm 1,4% xuống còn 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (213,7 tỷ USD) trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 6.

Họ chiếm 20% xuất khẩu của Trung Quốc và là nguồn việc làm lớn thứ hai sau các ngành công nghiệp cơ khí trong lĩnh vực thương mại, nơi sử dụng khoảng 180 triệu người, theo ước tính của chính phủ.

Mặc dù có sự phục hồi mạnh mẽ trong quý hai (dù số liệu vô cùng đáng ngờ), một số nhà kinh tế ước tính sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sẽ giữ nguyên trong nửa cuối năm nay do đầu tư và tiêu dùng tư nhân yếu.

Tiêu dùng hộ gia đình - khác với tiêu dùng của chính phủ - là một phần của tổng sản phẩm quốc nội, vẫn giữ nguyên ở mức khoảng 38% trong giai đoạn 2016-2019.

Louis Kuijs, người đứng đầu nghiên cứu châu Á của Oxford Economic, cho biết trong khi tái cân bằng nền kinh tế theo hướng tiêu dùng hộ gia đình lớn hơn, đôi khi, các nhà hoạch định chính sách thường quay lại đầu tư và tập trung vào các doanh nghiệp khi tăng trưởng chậm lại.

“Có một chút trớ trêu, ở tư bản phương Tây, phần lớn kích thích Covid-19 là dưới dạng hỗ trợ hộ gia đình. Ở Trung Quốc thì ít hơn” - Louis Kuijs

Tạm chưa xét đến phân phối lại tài sản, cải cách cơ cấu như giảm sự nổi bật của các ngành thâm dụng vốn và cắt giảm thuế hộ gia đình sẽ thúc đẩy tiêu dùng, ông nói.

Ông cho biết: "Nơi mà Trung Quốc vẫn có thể đạt được nhiều tiến bộ là ít chú ý hơn đến việc giúp đỡ và kích thích các công ty, [và] đưa thêm nguồn lực vào các hộ gia đình”.

“Sự thật là một nền kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ tiêu thụ càng lớn. Ở Mỹ, tỷ lệ tiêu thụ cao gần gấp đôi so với Trung Quốc”.

“Thị phần của Trung Quốc thấp thậm chí so với những nước khác có mức độ phát triển tương tự vì sự nhấn mạnh vào các doanh nghiệp".

“Có một chút trớ trêu, ở tư bản phương Tây, phần lớn kích thích Covid-19 là dưới dạng hỗ trợ các hộ gia đình. Tại Trung Quốc thì quá ít”.

Ngay cả khi Trung Quốc bắt tay vào cải cách quan trọng, đại dịch và căng thẳng leo thang với Mỹ có thể gây khó khăn, theo Daniel Rosen, đối tác sáng lập của Rhodium Group, một công ty tư vấn có trụ sở tại New York cho biết.

“Chúng tôi thấy các tín hiệu về ý định và sự thừa nhận ở cấp độ cao rằng các nỗ lực trong thời đại của Tập đã không thành công”, ông nói thêm “triển khai thực tế là yếu”.

Rosen cho biết một cải cách quan trọng mà Trung Quốc có thể cải thiện là tự do hóa đầu tư trong nước.

Ông nói: “Trung Quốc cần thúc đẩy dòng vốn đầu tư trong nước hơn bao giờ hết”.

Trung Quốc đã công bố 10 lĩnh vực cải cách vào năm 2013, nhưng ít tiến bộ đã đạt được trong các lĩnh vực lao động, đất đai, đầu tư xuyên biên giới, thương mại, doanh nghiệp nhà nước và cạnh tranh.

Thiện Nhân

Theo South China Morning Post



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia kinh tế: Nói nhiều hơn làm, liệu ông Tập có thể dùng nội lực để vượt khó?