Chứng khoán Châu Á hồi hộp chờ thông tin lạm phát từ Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các sàn giao dịch khắp Châu Á đều giao dịch cầm chừng chờ tin tức lạm phát tháng Năm của Mỹ. Nếu lạm phát bùng trở lại sẽ nhanh chóng thúc đẩy Fed thay đổi chính sách lãi suất. Lo ngại dòng tiền tháo chạy khỏi Châu Á cũng như tác động domino tới lãi suất nội địa khiến các nhà đầu tư của Châu Á giao dịch ở mức phòng thủ.

Gần đây nhất, CNBC dự báo lạm phát lõi (không gồm lương thực và nhiên liệu) tháng Năm của Mỹ sẽ bùng phát mạnh nhất trong 28 năm qua, ở mức 3,5%, tức là cao hơn cả thời kỳ trước khi xảy ra 2 cuộc khủng hoảng lớn năm 2001 và 2008. Đây đương nhiên không phải là tin tức tốt các thị trường tài sản tài chính trên toàn cầu, đặc biệt các nền kinh tế nhỏ có tương tác lớn với nền kinh tế Mỹ ở Châu Á.

Trang Trading Economics dự báo tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Mỹ dự kiến ở mức 4,7% vào tháng 5, đây sẽ là mức cao mới kể từ tháng 9 năm 2008. Lạm phát đã gia tăng kể từ tháng 2 trong bối cảnh lạm phát thấp trong nhiều năm do cầu yếu và coronavirus tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực tới cả cung và cầu của nền kinh tế thế giới khiến lạm phát suy giảm mạnh bất chấp dòng tiền giá rẻ không ngừng bơm thêm vào các nền kinh tế.

Tuy nhiên, lạm phát đã quay đầu khi cầu của nền kinh tế phục hồi trở lại nhờ mở cửa trở lại. Giá hàng hóa tăng cao khiến giá sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng Năm tăng cao nhất trong 12 năm qua. Trong khi Trung Quốc là nguồn cung quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Trung Quốc có nguy cơ xuất khẩu lạm phát sang Mỹ và toàn thế.

Fed đã nhắc lại rằng áp lực giá cả chỉ là tạm thời và lạm phát cao hơn có thể được chấp nhận trong một thời gian. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lo ngại rằng lạm phát dai dẳng sẽ buộc ngân hàng trung ương bắt đầu giảm lượng mua trái phiếu sớm mặc dù dự kiến sẽ tăng lãi suất trước năm 2023. Tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Mỹ đã tăng lên 4,2% vào tháng 4 năm 2021 từ mức 2,6% vào tháng 3 và cao hơn nhiều so với dự báo của thị trường là 3,6%.

Cổ phiếu châu Á tăng cao hơn nhưng khối lượng giao dịch và giá cả vẫn ở khoảng an toàn, ở mức phòng thủ khi các nhà đầu tư dường như đang chờ đợi số liệu lạm phát từ Mỹ.

Chỉ số tăng cao nhất là MSCI chỉ tăng cao hơn một chút ở mức 700,6 điểm, nhưng vẫn nằm trong phạm vi 698-712 điểm mà MSCI đã đạt được kể từ cuối tháng Năm.

Chỉ số Nikkei (.N225) của Nhật Bản và thị trường chứng khoán của Úc đều tăng nhẹ ở mức 0,4%. Thị trường chứng khoán Trung Quốc chỉ tăng điểm ở các mã cổ phiếu blue-chip (.CSI300), tăng 0,9%.

Các vị thế bán khống của trái phiếu chính phủ Mỹ hiện ở mức cao nhất kể từ năm 2018, theo dữ liệu của JP Morgan vào tuần trước. Điều đó có nghĩa là các sói già Phố Wall đánh bạc vào thất bại và biến động lớn về lãi suất, giá cả của nền kinh tế Mỹ trong năm nay.

Lợi suất trên trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống 1,4891% từ 1,528% vào cuối ngày thứ Ba. Việc giảm xuống dưới 1,47% sẽ đưa lợi suất xuống mức thấp nhất kể từ ngày 4 tháng 3 (theo Reuters)

Trên thị trường qua đêm của Phố Wall, chỉ số S&P 500 (.SPX) đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 5 khi các giá cổ phiếu các ông lớn công nghệ tăng cùng với các cổ phiếu chăm sóc sức khỏe, nhưng kết thúc thấp hơn 0,1%. Chỉ số Dow (.DJI) giảm 0,44% và Nasdaq Composite (.IXIC) giảm 0,09%.

Thanh Đoàn



BÀI CHỌN LỌC

Chứng khoán Châu Á hồi hộp chờ thông tin lạm phát từ Mỹ