Chủ nghĩa xã hội đã ‘ra tay xóa sổ’ sự giàu có ngoạn mục từ dầu mỏ của Venezuela như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Venezuela có trữ lượng dầu được chứng minh là lớn nhất thế giới, nhưng nước này hiện đã cạn kiệt xăng. Chính phủ xã hội chủ nghĩa này đã đánh mất khả năng khai thác dầu từ lòng đất hoặc tinh chế nó thành dạng có thể sử dụng được.

Sự suy thoái dần dần của ngành công nghiệp dầu mỏ trong suốt 18 năm, bắt nguồn từ quyết định năm 2003 của Tổng thống Hugo Chávez khi sa thải các kỹ sư giàu kinh nghiệm nhất của ngành dầu khí, trong một hành động trả thù chính trị.

Sự sụt giảm gần như toàn bộ sản lượng dầu của quốc gia này trong những năm tiếp theo là một lời nhắc nhở rõ ràng rằng “hàng hóa có giá trị nhất không phải là tài nguyên thiên nhiên, mà là chuyên môn của con người để sử dụng nó vào mục đích sản xuất”.

Quốc gia dầu khí Venezuela đang phải trải qua cơn ác mộng tồi tệ nhất của mình

Luis Pedro España, giáo sư xã hội học tại Đại học Công giáo Andrés Bello ở Caracas, người đã nghiên cứu về sự sụp đổ kinh tế của đất nước Venezuela, cho biết: “Vào thời điểm này, Venezuela đang phải trải qua cơn ác mộng tồi tệ nhất của mình. Chúng ta đang chứng kiến ​​sự kết thúc của Venezuela với tư cách là một quốc gia dầu khí".

Tình trạng thiếu xăng đã làm tê liệt nền kinh tế, khiến việc đi lại trong nước trở nên đắt đỏ và nó đã làm tăng giá hàng hóa tại các cửa hàng tạp hóa. Tình trạng khan hiếm và hạn chế về giá cả đã làm phát sinh thị trường chợ đen sôi động.

Andrés, một nhà điều hành xe buýt công cộng ở Caracas, cho biết: “Những tài xế điều khiển xe buýt chạy bằng xăng muốn đỗ xe lại, để có thể hút hết xăng và sau đó bán lại”.

"Xe buýt [của tôi] chạy bằng dầu diesel. Nó sử dụng 16 hoặc 17 gallon mỗi ngày. Ngày nay, chúng tôi phải xếp hàng dài để được đổ xăng. Các trạm xăng thậm chí còn có vệ sĩ quốc gia yêu cầu hối lộ trước khi họ đổ đầy bình, vì 40 lít mà chính phủ cung cấp cho chúng tôi là không đủ", anh Andrés nói.

Andrés được phép tiếp cận đặc biệt để đổ đầy bình xăng của mình vì anh cung cấp một dịch vụ thiết yếu cho thành phố, nhưng chỉ kiếm được 200 USD/tháng, và anh phải vật lộn để kiếm sống. Vì vậy, anh đã cho xe buýt của mình đậu lại và chiết xăng từ bình ra để bán lại trên thị trường chợ đen, kiếm được khoảng 8 USD/gallon. Người dân Venezuela trung bình sống dưới 10 USD/ngày.

Lượng khí đốt ít ỏi còn tồn tại đến từ các chuyến hàng định kỳ từ Iran. Nhưng chính phủ Venezuela không chính thức tính phí tại hầu hết các trạm xăng. Nó sử dụng một hệ thống hạn ngạch, vì vậy việc đổ đầy bình xăng có nghĩa là phải xếp hàng chờ nhiều ngày.

Các giáo viên hô khẩu hiệu trong cuộc biểu tình với những người đã nghỉ hưu do lãnh đạo phe đối lập Venezuela tổ chức ở Caracas, Venezuela vào ngày 20 tháng 11 năm 2019. Venezuela đang ở giữa cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, lạm phát dự kiến sẽ đạt mức 200.000% trong năm 2019. (Ảnh của YURI CORTEZ / AFP qua Getty Images)
Các giáo viên hô khẩu hiệu trong cuộc biểu tình với những người đã nghỉ hưu do lãnh đạo phe đối lập Venezuela tổ chức ở Caracas, Venezuela vào ngày 20 tháng 11 năm 2019. Venezuela đang ở giữa cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, lạm phát dự kiến sẽ đạt mức 200.000% trong năm 2019. (Ảnh của YURI CORTEZ / AFP qua Getty Images)

David là một thợ cơ khí sống ở Caracas. Hiện tại, anh kiếm sống bằng cách xếp hàng chờ đổ đầy bình xăng, và sau đó chiết xăng để bán lại trên thị trường chợ đen.

David nói: “Cửa hàng của tôi không bán khí đốt. Nó đang đáp ứng nhu cầu của khách hàng của tôi. Rất nhiều khách hàng từ cửa hàng sửa chữa của tôi là người cao tuổi - những người không thể đứng xếp hàng trong tám giờ, hai ngày, ba ngày hoặc một tuần. Tôi là người hy sinh thời gian của mình. Rõ ràng, tôi phải tính phí cho thời gian của mình. Tất cả chúng ta đều phải kiếm sống".

Ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela đã từng biến một quốc gia nông nghiệp nghèo đói - trở thành một nhân tố địa chính trị quan trọng và là một trong những quốc gia giàu nhất khu vực.

Vào giữa những năm 1970, Venezuela quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu mỏ và Petróleos de Venezuela, SA (PDVSA) được thành lập để quản lý các hoạt động. Mặc dù thuộc sở hữu nhà nước, công ty được trao quyền tự chủ cao và được biết đến như một "nhà nước trong một tiểu bang". Sự giàu có về dầu mỏ của quốc gia này cho phép chính quyền đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và ngành công nghiệp này thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới.

Pedro España nói: “Chính quyền hiện tại, trong 20 đến 25 năm qua, đã phá hủy những gì chúng tôi đã xây dựng. Những gì họ đã xây dựng là "độc lập kinh tế".

‘Đột nhiên, chúng tôi phải đối mặt với một tai nạn lịch sử tốn kém: Hugo Chávez đã thắng cử’

José Toro Hardy, nhà kinh tế và cựu giám đốc của PDVSA từ năm 1996-1999 cho biết: “PDVSA từng có hơn 20 nhà máy lọc dầu trên khắp thế giới. Chúng tôi có thể chuyển dầu từ lòng đất của quốc gia vào bể chứa của những người lái xe Mỹ. Và toàn bộ quá trình được quản lý bởi các đơn vị của Venezuela với giếng dầu, đường ống, tàu chở dầu của Venezuela... Chúng tôi đã chế tạo một thứ gì đó khổng lồ, nhưng đột nhiên, chúng tôi phải đối mặt với một tai nạn lịch sử tốn kém: Hugo Chávez đã thắng cử”.

Bức ảnh chụp cố Tổng thống Venezuela Hugo Chávez phát biểu trong chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Ngoại giao Brazil Antonio de Aguilar Patriota tại Phủ Tổng thống Miraflores ở Caracas, vào ngày 1/11/2012. (Leo Ramirez / AFP / Getty Images)
Bức ảnh chụp cố Tổng thống Venezuela Hugo Chávez phát biểu trong chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Ngoại giao Brazil Antonio de Aguilar Patriota tại Phủ Tổng thống Miraflores ở Caracas, vào ngày 1/11/2012. (Leo Ramirez / AFP / Getty Images)

Chávez nắm quyền từ năm 1999 đến năm 2013 - cho đến khi ông ta qua đời vì bệnh ung thư.

Chávez gọi chương trình nghị sự chính sách của mình là "chủ nghĩa xã hội của thế kỷ 21" - biến một trong những quốc gia thịnh vượng nhất ở Mỹ Latinh thành nơi xảy ra cuộc khủng hoảng nhân đạo. Chávez đã viết lại hiến pháp, kìm hãm quyền tự do báo chí, quốc hữu hóa hơn 1.000 công ty tư nhân, và phá hủy đồng tiền quốc gia thông qua siêu lạm phát.

Chávez tìm cách kiểm soát tài sản dầu mỏ của quốc gia để tài trợ cho tham vọng chính trị của mình, nhưng trước tiên, ông ta phải phá bỏ các cơ chế đã được đặt ra để bảo vệ quyền tự chủ của PDVSA.

Trong một động thái nhằm bắt đầu sự xói mòn đó, Chávez đã bổ nhiệm các nhà lãnh đạo quân sự vào hội đồng quản trị của PDVSA. Xung đột giữa ban lãnh đạo cao nhất của PDVSA và Chávez đã lên đến đỉnh điểm là khi một cuộc đình công toàn quốc diễn ra từ tháng 12/2002 đến tháng 2/2003.

Chávez đã tiến hành sa thải 18.000 công nhân dầu khí nhà nước, bao gồm 80% kỹ sư hàng đầu của mình, giao quyền kiểm soát ngành công nghiệp cho quân đội.

Những công nhân bị sa thải có "trung bình 15 năm kinh nghiệm", ông Toro nói. "Theo lý mà nói, hắn đã vứt bỏ 300 vạn năm kinh nghiệm".

"Bây giờ, thay vì sản xuất từ ​​5 đến 6 triệu thùng dầu [mỗi ngày], đó là số lượng chúng ta nên sản xuất; nhưng báo cáo tháng trước của OPEC cho thấy sản lượng của chúng ta - dựa trên các nguồn bên ngoài - là 339 nghìn thùng mỗi ngày. Trước đây từng là một công ty lớn trong ngành công nghiệp dầu mỏ, giờ chúng ta không trở thành gì cả. Một nhà xuất khẩu dầu không đáng kể", ông nói.

Andrés, tài xế xe buýt, tin rằng nếu cuộc khủng hoảng xăng dầu không giảm bớt, Venezuela sẽ xảy ra bạo loạn và bất ổn công cộng. Ông nói: “Nếu không có thêm dầu diesel, chúng tôi không thể vận chuyển thực phẩm. Dầu diesel cần thiết cho việc vận chuyển hàng nặng, bao gồm cả các nhu yếu phẩm cơ bản. Vì vậy, mọi người sẽ ra đường phản đối".

Cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến phần lớn tầng lớp trung lưu có học thức của quốc gia này phải rời bỏ đất nước, điều này sẽ khiến việc tái thiết nguồn nhân lực của Venezuela trở thành một thách thức lớn hơn. Trong một bước ngoặt trớ trêu, người kế nhiệm của Chavez, Nicolás Maduro, hiện đang làm việc để đưa các công ty dầu khí nước ngoài do tư nhân điều hành trở lại.

Tác giả: Andrés Figueredo Thomson là một nhà làm phim tài liệu. Phim điện ảnh năm 2020 của ông, La Causa, ghi lại biên niên sử bên trong một nhà tù ở Venezuela và được quay trong hơn 5 năm, gần đây đã được phát hành trên Amazon.

Lê Minh

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

Chủ nghĩa xã hội đã ‘ra tay xóa sổ’ sự giàu có ngoạn mục từ dầu mỏ của Venezuela như thế nào?