Cho dù là câu chuyện ‘tách rời’, các công ty vẫn đổ xô vào Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà lập pháp phải làm nhiều hơn để khuyến khích thay đổi trong hành vi doanh nghiệp.

“Tách rời” khỏi Trung Quốc có vẻ nói dễ hơn làm.

Bất chấp các tín hiệu từ các nhà lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ để giảm liên kết kinh tế và tài chính với chế độ Trung Quốc, trên thực tế, các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ dường như đang tiến gần hơn đến Bắc Kinh.

Trên thực tế, bằng chứng cho thấy rằng có nhiều việc phải làm hơn trên phương diện “tách rời”. Việc đầu tư của các công ty Mỹ vào Trung Quốc tiếp tục ở một mức cao và các công ty tài chính đang có kế hoạch mở rộng dấu chân hoạt động của mình ở Trung Quốc.

Giữa tháng 6, Tổng thống Donald Trump đã gợi ý trên twitter rằng “một sự tách rời hoàn toàn khỏi Trung Quốc” đang được xem xét. Kể từ đó, các quan chức hành chính đã cẩn thận để tạo ra một giai điệu nhiều sắc thái hơn do vị thế bấp bênh của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Mặc dù vậy, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đang có xu hướng quan hệ lạnh nhạt hơn với Bắc Kinh trên phương diện kinh tế khi chính quyền cấm các quỹ hưu trí liên bang đầu tư vào các công ty Trung Quốc, và diễn ra nhiều cuộc điều tra đối với các công ty Trung Quốc đang niêm yết cổ phiếu của họ trên thị trường Hoa Kỳ.

Các lệnh trừng phạt gần đây của Washington đối với các quan chức hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về việc có liên quan đến vụ đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương chỉ là hành động chính sách mới nhất trong xu hướng đó.

Các phản ứng từ Trung Quốc cho đến nay phần lớn là bác bỏ việc tách rời, nhưng các nhà bình luận Trung Quốc đang tăng cường chuẩn bị cho sự xấu đi của các mối quan hệ kinh tế. Zhou Li, cựu phó trưởng Phòng Liên lạc Quốc tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây đã gây xôn xao khi viết một bài báo cảnh báo rằng Trung Quốc phải chuẩn bị cho hậu quả của việc tách rời kinh tế, bao gồm thu hẹp nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa Trung Quốc, gián đoạn chuỗi cung ứng và bị hạn chế thâm nhập vào đồng đô-la Mỹ trong các giao dịch nước ngoài.

Bài báo của ông Zhou xuất hiện trong một tạp chí được xuất bản bởi Viện nghiên cứu Tài chính Chongyang tại Đại học Nhân dân.

Thực tế đầu tư và thương mại

Bất chấp lập trường của các quan chức Hoa Kỳ, các khoản đầu tư và trao đổi tài chính quan trọng vẫn đang tiếp tục không suy giảm. Do có ít phân nhánh kinh tế hay quy định tại chỗ, thật khó để đảo ngược đà của các công ty đang mở rộng sang Trung Quốc.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc vẫn tương đối ổn định trong 10 năm qua. Theo một báo cáo gần đây của Tập đoàn Rhodium, vốn FDI của Hoa Kỳ vào Trung Quốc là 14 tỷ USD, cao hơn một chút so với năm 2018.

“Phần lớn sự ổn định của đầu tư Hoa Kỳ vào Trung Quốc là nhờ các dự án lớn đầu tư mới trong nhiều năm nhằm hướng tới việc đáp ứng nhu cầu địa phương trong các lĩnh vực như ô tô và giải trí”, Rhodium tuyên bố.

Năm 2020 đã được định hình là một năm quan trọng cho các khoản đầu tư của công ty Hoa Kỳ vào Trung Quốc cho đến khi bắt đầu đại dịch virus Corona Vũ Hán. Trong khi FDI ra nước ngoài của Trung Quốc vào Hoa Kỳ tạm dừng trong quý đầu tiên, thì FDI của Hoa Kỳ vào Trung Quốc tiếp tục với 2,3 tỷ USD qua các dự án đã được công bố, chỉ thấp hơn một chút so với tốc độ 2,9 tỷ USD theo quý so với năm ngoái.

Dữ liệu này xác minh cho một cuộc khảo sát vào tháng 4 do Phòng Thương mại Hoa Kỳ thực hiện với đa số (70%) số người được hỏi nói rằng hiện tại không có kế hoạch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Phải thừa nhận là 52% số người được hỏi nói rằng còn quá sớm để nói liệu họ có làm như vậy trong tương lai hay không, trong khi 8% cho biết họ sẽ rời khỏi Trung Quốc.

Vì vậy, kể từ tháng 4/2020, hầu hết các doanh nghiệp đều chưa biết quyết định thế nào hoặc chưa sẵn sàng cam kết.

Thị trường ‘Tự do hóa’ của Trung Quốc cám dỗ các công ty tài chính Hoa Kỳ

Đối với các tổ chức tài chính, sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc là một trở ngại rất lớn. Các tổ chức tài chính, không giống như các công ty trong các ngành công nghiệp khác, hầu hết đều không được phép vào thị trường Trung Quốc đại lục cho đến gần đây.

Năm ngoái, Bắc Kinh đã nới lỏng các hạn chế đã tồn tại từ lâu đối với quyền sở hữu nước ngoài của ngành tài chính Trung Quốc, bao gồm các công ty môi giới, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm. Điều này gần đây đã dẫn đến một sự gia tăng lớn về số lượng các công ty Hoa Kỳ đổ xô vào Trung Quốc để nắm quyền sở hữu phần lớn trong các liên doanh địa phương của họ.

Ngân hàng đầu tư Phố Wall Goldman Sachs đã nhận được sự chấp thuận vào tháng 3 để nắm phần lớn quyền sở hữu của liên doanh Trung Quốc, Goldman Sachs Gao Hua Securities Co. Ngân hàng này trước đây chỉ có 33% cổ phần. JPMorgan Chase đã nhận được sự cho phép từ các nhà quản lý Bắc Kinh vào tháng 6 để bắt đầu vận hành một công ty con Trung Quốc hoàn toàn thuộc sở hữu nước ngoài.

Về mặt thanh toán, công ty phát hành thẻ tín dụng American Express tháng 6 đã nhận được phê duyệt để vận hành một hoạt động thanh toán bù trừ thẻ tín dụng của Trung Quốc, trở thành công ty phát hành thẻ tín dụng đầu tiên của Hoa Kỳ vào thị trường Trung Quốc. Đối thủ cạnh tranh MasterCard và Visa cũng đã đệ đơn và đang chờ được cấp phép.

PayPal năm ngoái đã trở thành nhà cung cấp thanh toán kỹ thuật số nước ngoài đầu tiên nhận được sự cho phép hoạt động tại Trung Quốc, một thị trường hiện đang bị chi phối bởi gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent và Alibaba.

Một lĩnh vực đang kìm hãm một cách mạnh mẽ thị trường vốn trong nước của Trung Quốc là chất lượng của các cơ quan xếp hạng của họ. Đầu năm nay, Fitch Ratings đã nhận được giấy phép thành lập một công ty con Trung Quốc để xếp hạng trái phiếu tại Trung Quốc, công ty này đã theo bước chân của S&P Global năm ngoái.

Việc tăng cường sẵn sàng mở các thị trường tài chính trong nước của Trung Quốc cho các công ty nước ngoài có thể là một lý do khiến Bắc Kinh không ngần ngại trong việc áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong. Với đủ ngân hàng nước ngoài, các công ty đầu tư và các nhà cung cấp thanh toán, Bắc Kinh ít cần đến Hong Kong để hoạt động như một đường ống tài chính nối giữa Trung Quốc và phương Tây.

Thực tế là các quan chức và nhà lập pháp Hoa Kỳ có nhiều việc phải làm để giữ cho các công ty Hoa Kỳ ở tại nước mình. Nếu chính quyền nghiêm túc trong việc đảo ngược xu hướng đang diễn ra này, luật pháp và khuyến khích kinh tế - ngoài sự hùng biện và trách nhiệm đạo đức ra - nên phải được thiết lập. Và phải thật nhanh.

Tác giả: Fan Yu

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Thủy Tiên

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Cho dù là câu chuyện ‘tách rời’, các công ty vẫn đổ xô vào Trung Quốc