Chính quyền Trump xây tường ngăn dân nhập cư, còn Trung Quốc xây tường tại biên giới Việt Nam, Myanmar để làm gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo Giáo sư Thayer, mặc dù buôn lậu có thể không phải là lý do chính đằng sau các biện pháp tăng cường xây hàng rào biên giới gần đây của Trung Quốc, hoạt động xuyên biên giới trái phép đã là vấn đề đau đầu đối với cả Trung Quốc và Việt Nam kể từ năm 1979, khi chiến tranh giữa hai nước chấm dứt. Ngoài ra, các chuyên gia nói rằng các bức tường là để hạn chế dòng người di cư và những người bất đồng chính kiến ra khỏi Trung Quốc.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới trong nhiệm kỳ của mình, khi ông công bố kế hoạch xây dựng "bức tường biên giới" dài 1.609 km - trong một nỗ lực ngăn người di cư Mexico tràn sang Mỹ .

Nhưng ở bên kia Thái Bình Dương, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng đang thực hiện các dự án ít được biết đến hơn của mình - dọc theo biên giới Việt Nam và Myanmar.

"Nó giống như một chương trình quốc gia", chuyên gia Đông Nam Á và giáo sư danh dự Carl Thayer của UNSW Canberra nói với ABC.

Dự án ở Việt Nam là một hàng rào sắt cao 4,5 mét - trên cùng có dây thép gai, dọc theo sông Bắc Lâm, theo Tân Hoa xã của nhà nước Trung Quốc cho biết.

Được xây dựng từ năm 2012 đến năm 2017, dự án trị giá 29 triệu USD được cho là trải dài 12 km, nhằm hạn chế việc buôn lậu hàng hóa, ma túy và người. Nó tiếp tục được mở rộng khi các giai đoạn bổ sung được triển khai.

Trong khi đó, một hàng rào dài 659 km được cho là đã hoàn thành dọc theo biên giới dài 2.000 km của Trung Quốc với Myanmar vào tháng 12/2020, giữa tỉnh Vân Nam của Trung Quốc và bang Shan phía bắc của Myanmar, theo The Irrawaddy của Myanmar .

Trong khi tờ Global Times đã tuyên bố sự cần thiết trong việc ĐCSTQ ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 và nạn buôn lậu, trong một số trường hợp, các bức tường được thiết kế không chỉ để ngăn chặn virus mà còn để ngăn những người di cư và người bất đồng chính kiến ra khỏi biên giới của họ.

Ngăn chặn việc lan truyền Covid-19 và những kẻ buôn lậu

Theo Giáo sư Thayer, mặc dù buôn lậu có thể không phải là lý do chính đằng sau các biện pháp tăng cường xây hàng rào biên giới gần đây của Trung Quốc, hoạt động xuyên biên giới trái phép đã là vấn đề đau đầu đối với cả Trung Quốc và Việt Nam kể từ năm 1979, khi chiến tranh giữa hai nước chấm dứt.

Giáo sư Thayer cho biết, mạng lưới tội phạm buôn lậu dai dẳng của cả hai bên, đã dẫn đến một loạt vấn đề, trong đó có việc buôn bán trái phép phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc.

Theo báo cáo của ABC, vào năm 2018 có ít nhất 100 cô gái được hồi hương về tỉnh Lào Cai của Việt Nam từ Trung Quốc, nhưng nhiều người khác đã bị bắt cóc, bị bán và không bao giờ quay trở lại.

Theo Global Times, lời giải thích gần đây hơn của Trung Quốc về việc xây dựng bức tường - mô tả nhu cầu cấp thiết phải ngăn chặn những người vượt biên trái phép do đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Việt Nam mới báo cáo 1.500 trường hợp nhiễm Covid-19 và 35 trường hợp tử vong, so với 98.000 trường hợp nhiễm virus và 4.798 trường hợp tử vong ở Trung Quốc.

Nhưng Myanmar đã báo cáo hơn 130.000 trường hợp nhiễm Covid-19 và gần 3.000 trường hợp tử vong; và đợt bùng phát ở những người lao động nhập cư từ Myanmar vào tháng trước đã dẫn đến làn sóng virus thứ hai ở nước láng giềng Thái Lan.

 

Youtuber Trung Quốc AMu cho thấy các nâng cấp đối với bức tường biên giới của Trung Quốc với Myanmar.

Trong video clip được đăng tải bởi một Youtuber Trung Quốc A'Mu, một phần của bức tường biên giới ở Wanding, thị trấn biên giới của Trung Quốc với Myanmar - đang được nâng cấp, bao gồm cả camera an ninh được lắp đặt cách nhau vài mét.

"Trước đại dịch, không có tường mà chỉ có những hàng rào gỗ ngắn", A'Mu nói.

A'Mu là một trong nhiều người dùng YouTube Trung Quốc đăng video về bức tường biên giới đang được gia cố gần đây.

Trung Quốc lo lắng về việc mất công nhân cho Việt Nam

Ngoài nhu cầu kiểm soát sự lây lan của Covid-19, các chuyên gia cho rằng việc Trung Quốc xây tường ở biên giới Việt Nam cho thấy sự lo lắng về kinh tế ngày càng tăng, khi dòng người di cư trở nên hai chiều, thay vì một như trước (từ Việt Nam sang Trung Quốc).

Giáo sư Trần Lý của Đại học Deakin, người nghiên cứu khả năng tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp quốc tế, cho biết lý do lao động nhập cư Trung Quốc chuyển đến Việt Nam là nhiều mặt.

"Họ bị thu hút bởi không chỉ triển vọng việc làm mà còn cả cơ hội sống, gắn với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định chính trị và quản lý hiệu quả Covid-19 của Việt Nam, một trong những quốc gia láng giềng gần nhất của họ", giáo sư Lý nói.

"Việt Nam đã tạo ra một điều kiện thị trường thuận lợi và an toàn cho đầu tư nước ngoài... và thu hút các công ty sản xuất có trụ sở tại Trung Quốc chuyển đến Việt Nam", giáo sư cho biết thêm.

Theo kênh truyền thông trong nước VnExpress, hàng chục nghìn công nhân Trung Quốc có tay nghề cao đã rời Trung Quốc sang Việt Nam trong những năm gần đây, có khoảng 33.770 công dân Trung Quốc đang làm việc hợp pháp tại Việt Nam trước đại dịch.

Và theo báo cáo của ACB, từ tháng 10/2020, hàng trăm công nhân Trung Quốc có tay nghề cao và một số công ty sản xuất đã di dời từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Ngoài ra, nhập cư bất hợp pháp là một vấn đề của cả hai nước - tháng trước, Việt Nam đã cho hồi hương ít nhất 29 người di cư bất hợp pháp từ Trung Quốc, theo truyền thông trong nước đưa tin.

Hơn 100 người Việt Nam từng đi lao động bất hợp pháp tại Trung Quốc - cũng bị phát hiện là đã quay trở lại Việt Nam trái phép trong thời gian 4 ngày vào tháng 9 năm ngoái.

Ngoài môi trường đầu tư thuận lợi của Việt Nam, giáo sư Lý cũng chỉ ra rằng các yếu tố địa chính trị đã tác động đến việc di dời và thay đổi thị trường việc làm.

"Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ, và với các nước khác như Úc đóng vai trò ảnh hưởng đến quyết định chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam của các công ty sản xuất".

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao và Ủy viên Quốc vụ Vương Nghị của Trung Quốc chủ trì cuộc họp báo tại Nhà khách Chính phủ ở Hà Nội vào ngày 1 tháng 4 năm 2018 (Ảnh: MINH HOÀNG / AFP qua Getty Images)
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao và Ủy viên Quốc vụ Vương Nghị của Trung Quốc chủ trì cuộc họp báo tại Nhà khách Chính phủ ở Hà Nội vào ngày 1 tháng 4 năm 2018 (Ảnh: MINH HOÀNG / AFP qua Getty Images)

Trong khi một số công nhân lành nghề đã tìm cách di cư hợp pháp, giáo sư Lý cho biết nhiều công nhân đã vượt biên trái phép. “Do đó, họ phải đối mặt với những rào cản đáng kể trong việc tìm kiếm việc làm sau khi đến Việt Nam”, vị giáo sư nói thêm.

Bức tường khiến ‘bê tông hóa’ căng thẳng địa chính trị

Tuy nhiên, việc thắt chặt biên giới không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của những người lao động nhập cư - một quan điểm thường được nhiều người chỉ trích là bức tường biên giới mà Trung Quốc đang xây dựng nhằm vào những người bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc.

Giáo sư Thayer nói: “Nó đang nhằm mục đích hạn chế dòng người Trung Quốc ra khỏi đất nước, không chỉ đối với những công nhân thất nghiệp, mà còn đối với bất cứ ai mà ĐCSTQ không muốn họ rời đi”.

Tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, giáp với Việt Nam, Myanmar và Lào, từ lâu đã "đóng vai trò là lối thoát cho người dân tộc Duy Ngô Nhĩ và những người khác tìm cách xin tị nạn ở phương Tây", cũng như là một hành lang cho những người tị nạn trốn khỏi Triều Tiên, theo một bài báo của The Diplomat.

Quân đội Myanmar cũng bày tỏ sự phản đối của họ với Trung Quốc về cấu trúc biên giới mới vào tháng 11/2020, theo The Irrawaddy .

Mặc dù Trung Quốc “viện cớ” Covid-19 là lý do cho việc xây dựng hàng rào biên giới gần đây, Irrawaddy cho rằng điều này đã thực sự diễn ra liên tục kể từ năm 2018, và từ lâu đã trở thành nguyên nhân gây căng thẳng giữa hai quốc gia.

Thiện Nhân

Theo ABC News



BÀI CHỌN LỌC

Chính quyền Trump xây tường ngăn dân nhập cư, còn Trung Quốc xây tường tại biên giới Việt Nam, Myanmar để làm gì?