Chính quyền quân đội Myanmar đóng băng tài khoản của Quỹ Xã hội mở của Soros và bắt nhân viên của quỹ này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chính quyền quân đội Myanmar đã đóng băng tài khoản và bắt giữ nhân viên của Quỹ xã hội mở (OSF) của tỷ phú George Soros tại Myanmar - với cáo buộc quỹ tài trợ cho phong trào bất tuân dân sự. Trong lịch sử nhiều thập kỷ thao túng chính trị và tài trợ cho bạo loạn ở Mỹ và toàn cầu, cáo buộc này dành cho OSF không hề mới mẻ dù đại diện của OSF đã lên tiếng phản đối cáo buộc này vào hôm qua.

Theo Reuters đưa tin, truyền thông nhà nước ở Myanmar đưa tin các nhà chức trách của chính quyền này đã bắt giữ một quan chức của Quỹ xã hội mở Myanmar (OSF), một phân nhánh của Quỹ xã hội mở của tỷ phú Soros tại nước này. Truyền thông chính thống của chính quyền quân sự Myanmar cho biết họ đang tìm kiếm 11 nhân viên khác đang làm việc cho quỹ vì nghi ngờ nhóm này đã chuyển tiền cho những người chống đối một cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 năm 2021.

Cáo buộc

Theo báo cáo từ Myanmar, chế độ quân sự Myanmar đã đóng băng các tài khoản ngân hàng thuộc quỹ Xã hội mở của tỷ phú George Soros tại nước này. Chế độ quân sự ở Myanmar cáo buộc OSF Myanmar vi phạm nhiều hạn chế tài chính đối với hoạt động của các tổ chức như OSF.

OSF Myanmar cũng bị cáo buộc rút 1,4 triệu USD bất hợp pháp từ tài khoản của mình tại SMED. Hành động này diễn ra chỉ một tuần sau khi quân đội tiếp quản Myanmar vào đầu tháng Hai. Quân đội cũng đã thu giữ các tài khoản ngân hàng của OSF trong các ngân hàng tư nhân của Myanmar, tổng số tiền lên tới 3,81 triệu USD.

Chế độ Quân đội hôm thứ Hai (ngày 22/3) đã thông báo lệnh bắt giữ 11 nhân viên của OSF Myanmar trên Đài Phát thanh và Truyền hình Myanmar (MRTV). Các lệnh bắt giữ này bao gồm lãnh đạo cao nhất của tổ chức, với các báo cáo tiết lộ Giám đốc Tài chính của OSF Myanmar đã bị giam giữ và sẽ bị thẩm vấn kể từ ít nhất là vào thứ Sáu (ngày 19/3).

Quân đội Myanmar cáo buộc OSF Myanmar có nhiều sai phạm về tài chính. Cụ thể là việc rút ngoại tệ USD bất hợp pháp, khoảng 1,4 triệu USD tại Ngân hàng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMED), đổi khoản tiền này ra đồng nội tệ (được cho là cung cấp cho cuộc biểu tình bất tuân dân sự hồi tháng 2/2021 vừa qua) mà không thông qua Vụ quản lý ngoại hối. Ngoài ra, chính quyền quân đội Myanmar cũng cáo buộc quỹ này từng gửi 5 triệu USD vào SMED hồi năm 2018 mà không hề nhận được sự chấp thuận của Vụ quản lý ngoại hối Ngân hàng trung ương Myanmar.

Tuy nhiên, sai phạm quy định về tài chính chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. OSF Myanmar bị cáo buộc hỗ trợ tài chính cho các phong trào bất tuân dân sự chống lại chính quyền quân sự hiện nay tại quốc gia này.

OSF và liên minh của mình vốn có bề dày lịch sử trong việc tạo ra các vụ bạo động, náo loạn và bất tuân dân sự trong nhiều thập kỷ qua tại Mỹ và nhiều quốc gia trên toàn cầu. Đứng sau OSF là vị tỷ phú George Soros - người nổi tiếng trong việc kiếm tiền qua khủng hoảng và hỗn loạn.

Hôm qua, đại diện của OSF đã nói rằng những cáo buộc về vi phạm tài chính của quỹ này là sai sự thật và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho một nhân viên hiện đã bị giam giữ (theo Reuters).

Vụ rò rỉ hơn 2.500 tài liệu từ Quỹ Xã hội Mở (OSF) cho thấy tầm ảnh hưởng sâu rộng của George Soros trong chính trường Mỹ nói riêng và các nước phương Tây nói chung. (Getty)
Vụ rò rỉ hơn 2.500 tài liệu từ Quỹ Xã hội Mở (OSF) cho thấy tầm ảnh hưởng sâu rộng của George Soros trong chính trường Mỹ nói riêng và các nước phương Tây nói chung. (Getty)

Quỹ Xã hội Mở của George Soros: Tài trợ cho các mưu đồ hắc ám nhất thế giới

Lịch sử hoạt động của OSF của George Soros gắn liền với các mưu đồ chính trị hắc ám nhất thế giới. Và sự kiện tại Myanmar lần này cũng chỉ thêm một bằng chứng về hoạt động tài trợ chính trị, bạo động trên khắp thế giới của tỷ phú này.

George Soros bắt đầu các hoạt động “thiện nguyện” vào năm 1979, thời điểm mà ông cho là mình đã kiếm đủ tiền và có thể dành thời gian để kiến tạo “một thế giới tốt đẹp hơn”. Để thực hiện điều đó, Soros đã thành lập Quỹ Xã hội Mở, tích cực tài trợ cho các phong trào cấp tiến toàn cầu và giúp ông trở thành nhân vật quyền uy trên thế giới.

Người hiện đang điều hành OSF của ông là Patrick Gaspard, cựu Giám đốc văn phòng các vấn đề chính trị của Nhà Trắng dưới thời chính quyền Barack Obama.

Năm 2016, một nhóm hacker có tên là DCLeaks đã lấy đi hơn 2.500 tài liệu từ OSF. Vụ rò rỉ cho thấy tầm ảnh hưởng sâu rộng của George Soros trong chính trường Mỹ nói riêng và các nước phương Tây nói chung.(1)

Trong đó, OSF đã tài trợ cho Black Lives Matter, can thiệp các cuộc bầu cử tại châu Âu, tác động thay đổi phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ, hỗ trợ dân nhập cư lậu, bôi nhọ các nhà hoạt động chính trị và tấn công nhà nước Israel… Tuy nhiên truyền thông cánh tả đã im hơi lặng tiếng trước vụ bê bối này.

  • Tác động đến Tòa án Tối cao để tiếp nhận di dân lậu: Theo tài liệu ghi nhớ tháng 2/2016, OSF đã đổ tiền nhằm gây ảnh hưởng đến phán quyết của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đối với nhập cư bất hợp pháp, đồng thời hỗ trợ cho lệnh hành pháp của Barack Obama, khi vị Tổng thống da màu này bất chấp sự phản đối của Quốc hội đã ký hàng loạt các sắc lệnh Hành động Trì hoãn trục xuất người nhập cư bất hợp pháp (DAPA). (2)
  • Tác động đến bầu cử châu Âu: Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã cáo buộc George Soros thúc đẩy tình trạng di dân lậu Hồi giáo xâm nhập vào châu Âu như sau: “George Soros đã mua được nhiều người và nhiều tổ chức, và Brussels (trụ sở EU) cũng nằm dưới tầm ảnh hưởng của ông ta... Họ muốn phá hủy hàng rào kẽm gai và cho phép hàng triệu dân nhập cư vào Châu Âu, sau đó phân phối đám người này theo một cơ chế ép buộc và họ muốn trừng phạt những ai không tuân thủ cơ chế đó”. (3)

George Soros và mạng lưới toàn cầu của ông ta cũng bị cáo buộc đã can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Ukraine, Romania, Ba Lan, Hungary, Ireland... và thao túng kết quả bầu cử khắp châu Âu.

  • Lũng đoạn Giáo hội Công giáo: Ngày 23/8/2016, các email rò rỉ đã tiết lộ OSF đã chi 650.000 USD để gây ảnh hưởng tới Giáo hoàng Francis về các vấn đề công lý và chủng tộc, thông qua “kênh trung gian” là Đức Hồng y “cánh tả” Oscar Rodriguez Maradiaga - một trong những cố vấn thân cận của Giáo hoàng Francis - nhân chuyến thăm nước Mỹ vào tháng 9/2015 của Ngài. (4)

Nhóm lobby (tạm dịch: vận động hành lang) của Soros hài lòng với kết quả chiến dịch khi nhiều giám mục chống lại các ứng cử viên tổng thống khác biệt với quan điểm của vị tỷ phú mưu mô này. Cộng đồng người Công giáo chiếm số đông và có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc bầu cử tại Mỹ, vì vậy George Soros đã tác động tới người đứng đầu Giáo hội Công giáo để gây ảnh hưởng đến khối bỏ phiếu quan trọng này - để bầu cho bà Hillary Clinton.

Đây không phải là lần đầu tiên "liên minh ma quỷ" của Soros và Vatican hợp tác thành công trong một “dự án” chính trị. Năm 2015, chiến dịch của Soros đã can thiệp vào chương trình nghị sự về Biến đổi khí hậu của Vatican. OSF cũng tài trợ cho dự án dài hạn về việc chuyển đổi các ưu tiên của nhà thờ Công giáo tại một số quốc gia, trong đó Soros bị cáo buộc đã vận động nhằm loại bỏ các đạo luật ủng hộ Sự sống trên toàn cầu, bao gồm ủng hộ quyền phá thai và trợ tử. (5)

Vòi bạch tuộc ma quỷ của George Soros vươn tới những nơi trọng yếu và quyền lực nhất (như Vatican), có thể tác động mạnh mẽ để đi đến một chính sách thống nhất toàn cầu, đồng thời ngăn chặn và tiêu diệt các mối đe dọa hiện hữu với mục tiêu tối chung là nắm quyền lực chi phối cả thế giới.
Vòi bạch tuộc ma quỷ của George Soros vươn tới những nơi trọng yếu và quyền lực nhất (như Vatican), có thể tác động mạnh mẽ để đi đến một chính sách thống nhất toàn cầu, đồng thời ngăn chặn và tiêu diệt các mối đe dọa hiện hữu với mục tiêu tối chung là nắm quyền lực chi phối cả thế giới. (Getty)
  • Âm mưu ​​chống phá nhà nước Israel: Vụ hack tài liệu đã tiết lộ những kế hoạch của OSF trong việc quy kết chính phủ Israel phân biệt chủng tộc, tạo cớ thành lập các tổ chức xã hội dân sự để chống phá các chính sách của Israel. Đồng thời thành lập một tổ chức phi chính phủ tại Mỹ và châu Âu để dễ bề gây áp lực tới Israel. (13)
  • Ủng hộ Phong trào Black Lives Matter: Cuộc họp Hội đồng Quản trị của OSF (10/2015) hé lộ rằng Quỹ này đã phê duyệt 650.000 USD hỗ trợ cho các nhóm nòng cốt của Black Lives Matter - một tổ chức theo chủ nghĩa Marxist.
  • Bôi nhọ các nhà hoạt động bảo thủ: Trong một tài liệu năm 2011, OSF đã tài trợ 200.000 USD cho Trung tâm Tiến bộ Mỹ (CAP) do John Podesta đứng đầu, và sau này là người quản lý chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton. CAP có nhiệm vụ kiểm soát những người cánh hữu, thao túng dư luận xã hội và ngăn chặn các chính sách chống “khủng bố” tiến bộ.(14)
  • Thao túng chính trường Mỹ: Nhiều chính trị gia lẫy lừng của Đảng Dân chủ đều nhận các khoản tài trợ từ Soros như Barack Obama, Nancy Pelosi, Hillary Clinton cùng các ứng viên tổng thống (2020) như Joe Biden, Elizabeth Warren…
Nhiều chính trị gia lẫy lừng của Đảng Dân chủ đều nhận các khoản tài trợ từ Soros như Barack Obama, Hillary Clinton, Nancy Pelosi, kể cả ứng viên tổng thống 2020 là Joe Biden và Elizabeth Warren
Nhiều chính trị gia lẫy lừng của Đảng Dân chủ đều nhận các khoản tài trợ từ Soros như Barack Obama, Hillary Clinton, Nancy Pelosi, kể cả ứng viên tổng thống 2020 là Joe Biden và Elizabeth Warren. (Getty)

OSF đã chi 150 triệu USD/năm cho nhiều tổ chức trong đó có Liên minh Tự do Dân sự Mỹ, hỗ trợ cho các chiến dịch vận động bầu các biện lý từ cấp địa phương, từ đó giúp Soros có thể tác động vào hệ thống Tư pháp Mỹ, với các chính sách ủng hộ nhập cư lậu hay giảm án tù và thả tội phạm.

OSF cũng chi 26 triệu USD giúp “đào tạo” nhiều quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và truyền thông cánh tả dưới thời Barack Obama. Soros là một trong 10 nhà tài trợ hàng đầu cho chiến dịch tranh cử năm 2016 của bà Hillary Clinton với số tiền lên tới 25 triệu USD.

Trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018, Soros đã chi hơn 16 triệu USD cho 17 cuộc chạy đua vào các chức biện lý tại các tiểu bang, trong số đó 13 biện lý do ông “đỡ đầu” đã giành chiến thắng.

Chế độ quân sự cáo buộc bà Aung San Suu Kyi ‘rất thân thiết’ với George Soros

Vào ngày 12 tháng 3, Ngân hàng Trung ương Myanmar (CBM) đã thông báo cho tất cả các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế rằng tất cả các giao dịch tài chính kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2016 liên quan đến các tổ chức quốc tế hoặc cá nhân từ nước ngoài phải được báo cáo cho CBM. Đây được coi là động thái nhằm điều tra tài chính của các tổ chức như OSF kể từ khi chính phủ dân sự của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), đảng chính trị của bà Aung San Suu Kyi, lên nắm quyền vào đầu năm 2016.

Chính quyền quân sự cũng cáo buộc bà Aung San Suu Kyi đã gặp tỷ phú George Soros bốn lần từ năm 2014 đến năm 2017, và gặp Phó chủ tịch OSF Alexander Soros sáu lần từ năm 2017 đến năm 2020 trên cương vị Tham tán Nhà nước Myanmar (tương đương Thủ tướng).

Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên minh, một đảng chính trị của Myanmar nổi tiếng với mối quan hệ chặt chẽ với quân đội, đã cáo buộc OSF đã cố gắng thao túng nền chính trị của Myanmar thông qua các hoạt động của quỹ này tại Myanmar trong nhiều năm qua.

Vào năm 2017, một nhà lập pháp Myanmar đã phản đối việc bổ nhiệm một nhân sự vào vị trí bộ trưởng của chính phủ NLD với lý do người được bổ nhiệm không tiết lộ về việc trước đây từng làm cho OSF của George Soros.

Soros quan tâm đặc biệt tới Myanmar từ năm 1987

Nhà đầu tư và ông trùm kinh doanh người Mỹ gốc Hungary George Soros có bề dày thành tích can thiệp vào các vấn đề của Myanmar và khu vực Đông Nam Á nói chung.

Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi đứng trước Tòa án Công lý Quốc tế của Liên Hợp Quốc vào ngày 10 tháng 12 năm 2019 tại Cung điện Hòa bình của The Hague, khi bắt đầu phiên điều trần kéo dài ba ngày về vụ án diệt chủng Rohingya (Ảnh của KOEN VAN WEEL / ANP / AFP qua Getty Images)
Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi đứng trước Tòa án Công lý Quốc tế của Liên Hợp Quốc vào ngày 10 tháng 12 năm 2019 tại Cung điện Hòa bình của The Hague, khi bắt đầu phiên điều trần kéo dài ba ngày về vụ án diệt chủng Rohingya (Ảnh của KOEN VAN WEEL / ANP / AFP qua Getty Images)

Năm 2007, tạp chí Forbes đã báo cáo rằng Soros đã chi 2 triệu USD mỗi năm, “cố gắng mở đường cho nền dân chủ ở Myanmar” thông qua Dự án Burma, được khởi động vào năm 1994 và được điều hành thông qua bình phong OSF.

Theo các phương tiện truyền thông, "sự quan tâm của Soros đối với Myanmar bắt đầu từ mùa thu năm 1987, khi các cuộc biểu tình phản đối cải cách tiền tệ của chính phủ bắt đầu. Năm 1988, một loạt các cuộc biểu tình trên toàn quốc và tình trạng bất ổn dân sự đã nhấn chìm đất nước. Đó là thời điểm mà bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo của NLD đồng thời là Cố vấn Nhà nước đương nhiệm của Myanmar, nổi lên như một “biểu tượng quốc gia”.

Phát biểu với tờ Fortune's Neel Chowdhury, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tuyên bố vào ngày 29 tháng 9 năm 1997 rằng Kuala Lumpur có "thông tin chính xác" và "có mọi bằng chứng" cho thấy tỷ phú Soros có liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính, đồng thời nói thêm rằng vị tỷ phú Mỹ này "không phải là người duy nhất” thổi bùng ngọn lửa hỗn loạn tại Myanmar và Châu Á.

“Trên thực tế, ông ấy [Soros] ít nhiều đã thú nhận rằng ông ấy có liên quan”, Thủ tướng Mahathir nhấn mạnh. “Ông ấy [Soros] tin rằng bằng cách gây áp lực lên Thái Lan và Malaysia, ông ấy có thể ngăn Myanmar gia nhập ASEAN [Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á]”.

Như các phương tiện truyền thông đã lưu ý, "Soros không hài lòng khi thủ tướng Myanmar Mahathir và các nhà lãnh đạo khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á chính thức đưa Myanmar vào ASEAN hồi cuối tháng 7 năm 1997”.

Điều ngạc nhiên là nếu Soros luôn ủng hộ dân chủ như ông ta tuyên bố, vì sao ông ta lại không thích Myanmar gia nhập ASEAN? Cũng như lần này, tại sao ông ấy không thích chính quyền quân sự Myanmar và ủng hộ phong trào bất tuân dân sự ở nước này? Câu trả lời là sự hỗn loạn luôn là cơ hội thâu tóm quyền lực và phân chia lại của cải tuyệt vời cho các nhà tài phiệt hàng đầu thế giới.

Hữu Nguyên - Xuân Trường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • https://dailycaller.com/2016/08/13/soros-groups-get-hacked-hundreds-of-documents-leaked/
  • https://dailycaller.com/2016/08/17/leaked-board-documents-soros-organization-tried-to-buy-supreme-court-ruling-on-illegal-immigration/#ixzz4HnZ1obGR
  • https://www.cnsnews.com/news/article/patrick-goodenough/hungarys-pm-eu-alliance-soros-flood-europe-refugees
  • https://s3.amazonaws.com/lifesite/opportunities-fund-memo.pdf
  • https://angelusnews.com/news/world/for-george-soros-ireland-abortion-fight-may-be-first-step-against-catholic-countries/



BÀI CHỌN LỌC

Chính quyền quân đội Myanmar đóng băng tài khoản của Quỹ Xã hội mở của Soros và bắt nhân viên của quỹ này