Chính quyền Biden đang thành tựu 'Giấc mộng Trung Hoa' cho ông Tập?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có vẻ như, chính quyền Ông Biden đang âm thầm phục hồi nguyên khí cho Trung Quốc, thành toàn giấc mộng Trung Hoa cho ông Tập Cận Bình bằng cách gỡ bỏ các đòn đánh vào tử huyệt của nền kinh tế này và mở rộng các gói cứu trợ trên đất Mỹ nhưng lại tạo việc làm và tiền cho Trung Quốc.

Bề ngoài, chính quyền ông Biden dường như đang rất căng thẳng với chính quyền Trung Quốc khi thành lập các liên minh và đẩy quá bóng "chống Trung" sang trách nhiệm của các liên minh này. Có lẽ, cho tới nay, hành động chống Trung mạnh mẽ nhất mà chính quyền ông Biden làm được là ra tuyên bố chung với 14 nước thành viên của EU, với Nhật Bản... về vi phạm nhân quyền của Trung Quốc tại Tân Cương. Báo chí cánh tả ủng hộ ông Biden liên tiếp giật tít "căng thẳng với Trung Quốc leo thang trong nhiệm kỳ của Tổng thống Biden"...

Nhưng sự căng thẳng đó, thật đáng buồn chỉ nằm trên các tuyên bố. Trung Quốc còn phải sợ các tuyên bố như vậy sao? Hàng thập kỷ nay, Trung Quốc âm thầm che giấu quá nhiều tội ác đẫm máu, các cáo buộc về nhân quyền, dân chủ, thậm chí là diệt chủng lạnh chưa bao giờ làm Trung Quốc sứt mẻ hay hao mòn. Trung Quốc mạnh lên trước sự thỏa hiệp của thế giới về các lợi ích gắn liền với sự thỏa hiệp ấy. Trung Quốc chỉ thật sự suy yếu đi khi bị các đòn trừng phạt thương mại, tài chính kiểu đối kháng dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump mà thôi.

Sự thật là, thế lực Trung Quốc, ngay khi ông Biden tại vị, đang trỗi dậy, hung hăng hơn bao giờ hết tại các điểm nóng nhất trên toàn cầu, vừa dạy dỗ Mỹ về nhân quyền ở Alaska hồi tháng Ba, vừa hợp tác chiến lược với Iran ở Trung Đông, vừa đưa thuyền chiến, dàn khoan ra Biển Đông và ngày một gay gắt hơn về vấn đề Đài Loan...

Nhận định rằng chính quyền ông Biden đang thành toàn "Giấc mộng Trung Hoa" cho ĐCSTQ cũng không quá lời.

Ông Biden giảm thuế với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Dưới thời chính quyền Trump, Mỹ áp thuế lên khoảng 370 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc hàng năm, tương đương khoảng 75% giá trị xuất khẩu sang Mỹ. Đáp lại, Trung Quốc áp thuế lên 110 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden và truyền thông dòng chính của Mỹ coi việc cựu tổng thống Donald Trump khởi động thương chiến bằng các biện pháp đơn phương trừng phạt thương mại với Trung Quốc là một sai lầm chiến lược khi thâm hụt thương mại do đại dịch tăng 7%, lên 317 tỷ USD vào năm ngoái.

Một bản sửa đổi Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới dài hơn 280 trang của Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer, trước đây được gọi là Đạo luật Biên giới Vô tận, đã được đệ trình. Có rất nhiều sai lầm trong bản sửa đổi này, trong đó có việc loại bỏ thuế quan đối với Thiết bị Bảo vệ Cá nhân (PPE), làm giảm khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Mỹ trong lĩnh vực này mặc dù họ đã đầu tư đáng kể vào năng lực sản xuất kể từ khi đại dịch xảy đến. Hơn nữa, nó ủy quyền lại cho Dự luật Thuế quan Khác (MTB), đơn phương giảm thuế đối với hàng nghìn sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc.

Văn bản sửa đổi kèm theo một danh sách dài các sản phẩm hóa chất dùng cho nghiên cứu và sản xuất trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và công nghệ. Các loại thuế quan đối với từng loại hầu hết được loại bỏ hoặc giảm bớt.

Danh sách cũng có quần áo và các sản phẩm may mặc, các bộ phận và sản phẩm thiết bị điện, nhiều bộ phận ô tô và máy bơm, bao gồm cả Turbomolecular.

Hàng năm, Mỹ nhập khẩu khoảng 500 tỷ USD sản phẩm từ Trung Quốc. Số lượng hàng hóa nhập khẩu đó có thể sẽ tăng lên nếu thuế quan của Mỹ được hạ thấp hoặc loại bỏ.

Ông Schumer hy vọng sẽ hoàn tất việc xem xét dự luật của Thượng viện vào cuối tháng 5/2021, nhưng nếu điều đó không thể thực hiện được thì việc bỏ phiếu thông qua có thể bị trì hoãn sang tháng 6. Trong trường hợp dự luật này được thông qua thì nó sẽ tiếp tục được chuyển đến Hạ Viện để xem xét.

Việc dỡ bỏ trừng phạt thuế nhập khẩu cho Trung Quốc sẽ bóp nghẹt hàng nghìn doanh nghiệp Mỹ đã mở rộng đầu tư trong nước theo kêu gọi của ông Trump trước đó.

Mọi tử huyệt mà ông Trump tóm lấy để khống chế Trung Quốc đang được ông Biden gỡ ra từng cái một

Một chứng minh khác về thái độ "chống Trung" trên bề mặt của chính quyền Biden hết sức rõ ràng là việc ông Biden đình chỉ lệnh hành pháp số 13920 của cựu Tổng thống Trump - ngăn cản Trung quốc tham gia vào việc cung cấp các thiết bị lưới điện cho nước Mỹ, nhất là các cơ sở quốc phòng - thì nay đã bị ông Biden rút lại trong thời hạn 90 ngày và yêu cầu Bộ năng lượng xem xét lại vấn đề này ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức 20/1/2021.

Joe Biden, Đảng Dân chủ và các thế lực ngầm lộ rõ sự vui mừng khi gần với tới “chiến thắng” ô nhục bằng gian lận, nhưng họ đang gặp phải một rắc rối lớn.
Mọi tử huyệt mà ông Trump tóm lấy để khống chế Trung Quốc đang được ông Biden gỡ ra từng cái một. (NTDVN Tổng hợp)

Đi xa hơn, ông Biden thậm chí còn “đồng tình” với các vi phạm nhân quyền, mà thực tế là tội ác chống lại loài người đang diễn ra tại Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn với CNN vào ngày 19/2 vừa qua, khi được hỏi về vấn đề vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Bắc Kinh. Ông Biden nói rằng: “Về mặt văn hóa, mỗi quốc gia có những quy định khác nhau và các nhà lãnh đạo của những quốc gia này phải tuân theo đó mà làm”.

Ngày 26/1, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã cấp Giấy phép Chung số 1A - cho phép người Mỹ tiếp tục mua cổ phần trong một số công ty liên kết với "các công ty quân đội Trung Quốc", được gọi là CCMC, cho đến ngày 27/5/2021. Thời hạn trước đó do chính quyền Trump thiết lập là ngày 28/1/2021.

Giấy phép Chung này đã giúp trì hoãn một phần việc áp dụng Sắc lệnh Hành pháp (EO) 13959 mang tính bước ngoặt của cựu Tổng thống Trump ban hành ngày 12/11/2020 để ngăn các nhà đầu tư tài trợ cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Chính quyền Biden đã khuất phục. Bất chấp các tuyên bố chống Trung nghe có vẻ căng thẳng của chính quyền ông Biden, việc trì hoãn để “xem xét lại” các chính sách chặt đứt vòi bạch tuộc hút vốn và công nghệ của Trung Quốc ở Mỹ đã giúp số lượng các công ty Trung Quốc đổ bộ vào Mỹ đạt mức kỷ lục trong sự hân hoan của Phố Wall. Tiền Trung Quốc hút được từ Mỹ vài tháng đầu năm 2021 đã gấp 8 lần so cùng kỳ 2020.

Theo số liệu từ Bloomberg, các công ty từ đại lục và Hồng Kông đã huy động được 6,6 tỷ USD thông qua các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Mỹ trong năm nay, mức khởi đầu kỷ lục trong một năm và tăng gấp tám lần so với cùng kỳ năm 2020. Lần IPO lớn nhất là việc niêm yết 1,6 tỷ USD của nhà sản xuất thuốc lá điện tử RLX Technology Inc., tiếp theo là đợt chào bán 947 triệu USD của công ty phần mềm Tuya Inc.

Tốc độ gia tăng số lượng công ty Trung Quốc niêm yết cũng như tốc độ tăng tiền mà Phố Wall đổ vào các công ty Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục chỉ trong vòng 3 tháng kể từ khi ông Joe Biden bước chân vào Nhà trắng.

Thời kỳ thuế thấp, chi tiêu trong nước hạn chế và niềm tin vào thị trường tự do là những trụ cột chính trong hoạch định chính sách kinh tế của Mỹ đã bắt đầu bị thách thức nghiêm trọng do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mặc dù chúng đã được hồi sinh một phần dưới thời chính quyền của cựu tổng thống Donald Trump.

Tuy nhiên, do không thể đối phó với sự tấn công của đại dịch, người Mỹ khao khát sự can dự nhiều hơn từ Washington, cho ông Biden một cơ hội để lấp đầy khoảng trống.

Tiền cứu trợ từ gói 1,9 nghìn tỷ, 2,3 nghìn tỷ rồi 6 nghìn tỷ USD chỉ để tạo việc làm và tiền cho Trung Quốc

Gói kích thích trị giá 1,9 nghìn tỷ USD mới được đưa ra của Tổng thống Mỹ Joe Biden và việc Fed cam kết duy trì mức lãi suất thấp được các chuyên gia kinh tế cảnh báo ba rủi ro lớn: Thứ nhất, tiền không hề được chi để xử lý nguyên nhân cơ bản của khủng hoảng là do "Phong tỏa" đang giết chết nền kinh tế Mỹ; Thứ hai, dù chi ra hàng ngàn tỷ nhưng thuế tăng, tiền lương tối thiểu tăng (15$/h), chấp nhận nhập cư trái phép chính là gọng kìm siết chặt cổ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ khiến giết chết việc làm và suy giảm thu nhập trầm trọng; Thứ ba, hàng trăm tỷ tiền thuế sẽ được chi cho những người không túng thiếu vì chính sách cào bằng.

Kế hoạch kinh tế của ông Biden trong bối cảnh này, dù có thành công trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ hay không, các nhà phân tích cho rằng nó cuối cùng có thể làm tăng nhu cầu vốn đã mạnh mẽ của Mỹ đối với các sản phẩm Trung Quốc và với thị trường tài chính Trung Quốc.

Thật vậy, khi chính phủ mở rộng chi tiêu và tiền cực rẻ trong khi nền sản xuất bị thu hẹp do đại dịch, một lượng lớn tiền dư thừa sẽ đổ vào các quỹ đầu cơ của phố Wall. Phố Wall sẽ tìm đến các thị trường có chênh lệch lợi suất hấp dẫn hơn so với Mỹ. Đó chính là Trung Quốc.

Trung Quốc là nước đáp ứng hoàn hảo hai nhu cầu của Phố Wall: Một là chênh lệch lợi suất cao và hai là khả năng hấp thụ dòng vốn khổng lồ từ Mỹ cho một hệ thống tài chính khát vốn và hết sức chênh vênh. Các nhà phân tích tin rằng kế hoạch này sẽ khiến Mỹ phải mua nhiều hàng hơn từ Trung Quốc. Đây được xem là thất bại bước đầu của thương chiến thời chính quyền ông Biden.

Ông Derek Scissors, nhà kinh tế trưởng tại China Beige Book International, một nền tảng thu thập dữ liệu theo dõi thị trường Trung Quốc, ước tính rằng biện pháp kích thích sẽ tăng thêm khoảng 30 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ trong năm nay. Và nếu tất cả số USD kích thích được đổ vào chi tiêu thay vì tiết kiệm, Societe Generale ước tính nó sẽ kéo thêm 40 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, theo Reuters.

Cho đến nay, các bình luận của hãng truyền thông lớn hầu như không tập trung vào mức thâm hụt đang gia tăng do việc giải ngân các gói cứu trợ hàng nghìn tỷ này. Thay vào đó, chính phủ mới nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng liên minh với các quốc gia phương Tây khác để chống lại các hành vi thương mại của Trung Quốc mà họ cho là theo chủ nghĩa trọng thương. Tuy nhiên, nỗ lực đó đã đạt được ít tiến triển khi chính phủ mới ưu tiên cuộc chiến chống lại đại dịch coronavirus và các vấn đề trong nước khác.

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Phòng Roosevelt tại Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 14 tháng 2 năm 2012 (Ảnh: JIM WATSON / AFP qua Getty Images)
Có vẻ như, chính quyền Ông Biden đang âm thầm phục hồi nguyên khí cho Trung Quốc, thành toàn giấc mộng Trung Hoa cho ông Tập Cận Bình bằng cách gỡ bỏ các đòn đánh vào tử huyệt của nền kinh tế này. (Ảnh: JIM WATSON / AFP qua Getty Images)

Do đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã tăng mạnh. Các lô hàng tăng vọt 60,6% tính theo USD vào tháng 1 và tháng 2 năm nay so với một năm trước đó, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ và so sánh với mức cơ bản thấp một năm trước đó do đóng cửa kinh tế vì coronavirus.

Chỉ số phụ đơn đặt hàng xuất khẩu của chỉ số quản lý thu mua sản xuất Caixin đã tăng lên 51,4% trong tháng 3 từ mức 47,6% một tháng trước đó, báo hiệu nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ.

Ông David Dollar, một thành viên cấp cao tại Viện Brookings ở Washington, người trước đây từng là giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới về Trung Quốc cho biết trên trang Bưu điện Hoa Nam buổi sáng: “Chính sách của Mỹ đang kích thích lãi suất tăng, tỷ giá hối đoái tăng và thâm hụt thương mại”. "Chúng ta cần phải nhận ra rằng đây là tác dụng phụ của các gói kích thích lớn".

Bên cạnh đó, Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 2,3 nghìn tỷ USD được Nhà trắng đặt tên là Kế hoạch việc làm Mỹ. "Đây là khoản đầu tư việc làm lớn nhất của Mỹ kể từ Thế chiến thứ hai", Tổng thống Joe Biden cho biết vào ngày 31/3 vừa qua tại Pittsburgh, khi ông công bố chương trình cơ sở hạ tầng trị giá 2,3 nghìn tỷ USD của mình. "Nó sẽ tạo ra hàng triệu việc làm, những công việc được trả lương cao".

Ông Biden đã đúng về việc tạo ra hàng triệu việc làm, những công việc trả lương cao. Chỉ là những công việc ấy không tạo ra cho người Mỹ, trên đất Mỹ mà là cho Trung Quốc, nền kinh tế đang khát việc làm và dư cung tại các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu phục vụ phát triển hạ tầng.

Tác giả cuốn sách "Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc", ông Gordon H. Chang, đưa ra 3 lý do kinh tế thuyết phục trên trang Gatestone rằng kế hoạch này của ông Biden sẽ tạo thêm thâm hụt thương mại sâu rộng cho Mỹ và trao cho Trung Quốc hàng triệu việc làm bởi vì, thứ nhất, Bắc Kinh đứng đầu thế giới về sản xuất các nguyên vật liệu đầu vào mà chương trình nghị sự cho các gói cứu trợ của ông Biden đang cần; Thứ hai, doanh nghiệp của Mỹ sẽ kiệt quệ và dòng tiền rời bỏ Mỹ đầu tư vào các nền kinh tế khác, như Trung Quốc, bởi cải cách tăng thuế của ông Biden; Thứ ba, chính sách "kinh tế xanh" của ông Biden đánh bại ngành năng lượng, ngành mà Mỹ đang đứng ở vị trí số 1 của thế giới.

Chúng ta hãy thử kiểm định lại một vài con số:

  1. Thép: Trung Quốc chiếm 56,5% sản lượng toàn cầu và đang dư cung trầm trọng. Năm 2020, một năm suy giảm kinh tế trên toàn cầu trong khi thép của Trung Quốc đang đối mặt với thuế trừng phạt thương mại cao ngất ngưởng, Trung Quốc vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ tăng sản lượng thép cao nhất thế giới (5,2%), sau Thổ Nhĩ Kỳ (6%) và Iran (13%). Nhưng quy mô sản lượng của hai quốc gia này quá nhỏ, thực tế phần sản lượng cả năm 2020 của hai quốc gia này gộp này cũng chỉ tương đương với phần sản lượng thép tăng thêm của Trung Quốc năm 2020 mà thôi.
  2. Xi măng: Cũng giống hệt như ngành thép, sản lượng sản xuất xi-măng của Trung Quốc chiếm tới 50,3% sản lượng toàn cầu. Năm 2020, sản lượng xi- măng của Trung Quốc cũng tăng thêm 1,6%.
  3. PVC: Trung Quốc cũng lại là nhà sản xuất hàng dầu PVC, chiếm tới 43% sản lượng toàn cầu. Mỹ cần một lượng đường ống PVC khổng lồ thay thế cho đường ống cũ theo kế hoạch của ông Biden trong gói 2,3 nghìn tỷ USD.
Sản lượng thép, xi-măng của Trung Quốc chiếm 56.5% và 50,3% sản lượng thép, xi-măng toàn cầu, việc làm và GDP nhờ ngành sản xuất thép, xi-măng của Trung Quốc đang chờ đợi Kế hoạch việc làm Mỹ 2,3 nghìn tỷ USD của ông Biden (nguồn worldsteel.org và Statista)
Sản lượng thép, xi-măng của Trung Quốc chiếm 56.5% và 50,3% sản lượng thép, xi-măng toàn cầu, việc làm và GDP nhờ ngành sản xuất thép, xi-măng của Trung Quốc đang chờ đợi Kế hoạch việc làm Mỹ 2,3 nghìn tỷ USD của ông Biden (nguồn worldsteel.org và Statista)

Ông Biden, tại Carpenters Pittsburgh Trung tâm Đào tạo, đã đưa ra kế hoạch dành 621 tỷ USD để hiện đại hóa 20.000 dặm của đường bộ, sửa chữa 10 cây cầu quan trọng nhất với nền kinh tế Mỹ và 10.000 "cầu nhỏ hơn" và "nâng cấp" các cảng và sân bay.

Những nhiệm vụ đó và những nhiệm vụ khác đòi hỏi xi măng và thép, vốn được đang thống trị bởi Trung Quốc trên toàn cầu. Như đề cập ở trên, năm 2020, Trung Quốc sản xuất 56,5% lượng thép thô của thế giới . Trong khi sản xuất thép của Mỹ chiếm 3,9%. Trong khi sản lượng toàn cầu giảm 0,9% vào năm 2020, thì sản lượng của Trung Quốc về thép tăng 5,6%, sản lượng của Mỹ giảm mạnh 17,2% khi các nhà máy đóng cửa.

Năm 2020, Mỹ sản xuất 90,0 triệu tấn xi măng. Trung Quốc sản xuất 2,2 tỷ tấn , hơn một nửa sản lượng của thế giới.

Ông Biden cũng đề xuất thay thế tất cả các đường ống dẫn ở Hoa Kỳ. Đường ống ngày nay được làm bằng polyvinyl clorua, PVC. Trung Quốc cũng "tình cờ" là nhà sản xuất số một thế giới về PVC trên toàn cầu, sản lượng PVC của Trung Quốc hiện chiếm 43% sản lượng PVC toàn cầu (theo Global Data).

Do đó, Kế hoạch Việc làm của Mỹ chắc chắn sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với các nhà sản xuất Trung Quốc. Một kế hoạch vì Trung Quốc, hơn là vì Mỹ, nơi có khả năng sản xuất các sản phẩm và nguyên liệu thô cần thiết và có thể làm như vậy với giá thấp nhất.

Phố Wall vỗ tay hoan nghênh

Thị trường vốn Hoa Kỳ từ lâu đã thu hút các công ty Trung Quốc vì một số lý do: tính thanh khoản cao hơn, phạm vi tiếp cận nhà đầu tư rộng hơn và cơ sở hạ tầng liên quan đến việc niêm yết tại Hoa Kỳ thuận lợi hơn. Các công ty công nghệ và fintech đã đổ xô đến Mỹ vì quy trình hợp lý hơn cũng như sự cởi mở hơn đối với các doanh nghiệp thua lỗ. Bắc Kinh coi cộng đồng tài chính Mỹ là kênh mà họ có thể vận dụng để tác động đến các cấp cao nhất của hệ thống chính trị Mỹ.

Ông Trump đã nỗ lực ngăn cản các vòi bạch tuộc hút vốn, công nghệ mà Trung Quốc, qua Phố Wall, đặt để vào nước Mỹ như yêu cầu công ty của Trung Quốc niêm yết trên sàn giao dịch Mỹ phải tuân thủ minh bạch tài chính và kiểm toán theo luật của Mỹ, hay tăng cường danh sách các doanh nghiệp Trung Quốc có liên hệ với quân đội PLA. Các quỹ tài chính, doanh nghiệp Mỹ không được đổ tiền của người Mỹ cho các doanh nghiệp như vậy. Tất cả cách chính sách này đang bị chính quyền ông Biden trì hoãn lại. Phố Wall rất hoan nghênh động thái này của chính quyền ông Biden.

Tại sao? Phố Wall có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Trong một sự kiện được công bố rộng rãi vào ngày 28/11/2020 ở Trung Quốc, chuyên gia Di Dongsheng của Đại học Renmin ở Bắc Kinh đã nói về cách các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong quá khứ đã sử dụng Phố Wall - "sức mạnh cốt lõi của Hoa Kỳ" - để “yêu cầu” các tổng thống Mỹ phải làm những gì.

Thật vậy, nội các của Biden lấp đầy bởi những kẻ hưởng lợi đến từ Phố Wall. Bất chấp những tuyên bố mâu thuẫn với Phố Wall trong suốt cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, Biden đang xếp nội các của mình với các đồng minh và những người hưởng lợi từ một số ngân hàng lớn nhất của quốc gia. Việc bổ nhiệm không phải là một bất ngờ đối với vành đai Washington, DC, vì Phố Wall đã chi 74 triệu USD để lật đổ cựu Tổng thống Trump.

Ông Biden sẽ tiếp tục duy trì chính sách mở rộng tài khóa, chi tiêu chính phủ bằng vay nợ để theo đuổi chiến lược mở rộng chính phủ theo tôn chỉ của đảng Dân chủ. Fed hiện đang có động thái tiếp tục ủng hộ ông Biden bằng cam kết duy trì lãi suất thấp như hiện nay. Chính sách tiền giá rẻ và chính phủ lớn này sẽ giúp Phố Wall

Chính quyền Biden cũng đang cho phép Phố Wall sử dụng số tiền lên đến "hàng triệu USD của 160 triệu người Mỹ" cho lực lượng tên lửa xuyên lục địa (ICBM) - nhằm tài trợ cho các trại tập trung ở Tân Cương, và tài trợ cho việc phát triển quân đội Trung Quốc.

Hầu hết người Mỹ sẽ không biết về việc các khoản lương hưu và tiền tiết kiệm của họ đang được sử dụng để tài trợ cho cuộc chiến mà Trung Quốc chống lại Mỹ. Hệ thống Hưu trí của các Công chức California, được gọi là quỹ CalPERS, là quỹ hưu trí công lớn nhất cả nước. CalPERS quản lý hơn 300 tỷ USD vốn tài sản cho 1,6 triệu công chức. Quỹ đã liên tục đổ tiền đầu tư vào các công ty Trung Quốc.

Ông Robert C. O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia dưới thời cựu tổng thống Donald J. Trump hồi tháng 4/2020 đã nói về đầu tư "nguy hiểm vào Trung Quốc". Phát biểu tại Quỹ Di sản ở Washington, ông O’Brien cho biết: “Một số chính sách đầu tư của CalPERS cực kỳ đáng lo ngại” (theo Washington Post).

Quỹ CalPERS nắm giữ các cổ phần trị giá 3,1 tỷ USD tại 172 công ty khác nhau của Trung Quốc. Và vào mùa thu năm ngoái, quỹ này đã cân bằng lại danh mục đầu tư của mình để thêm 198 công ty nữa, một nửa các công ty đó có trụ sở tại Trung Quốc. Các cổ phần của họ bao gồm các nhà thầu quân sự Trung Quốc như Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc và các công ty hiện đang bị Bộ Thương mại xử phạt vì xây dựng các trại giám sát và trại giam tại Tân Cương, như Hikvision.

Nhưng Trung Quốc là nơi hấp dẫn lớn nhất với dòng tiền từ Phố Wall do dòng vốn dư thừa từ Mỹ sẽ tìm tới thị trường có chênh lệch lợi suất cao. Bất chấp nhiều cảnh báo rủi ro khi đầu tư vào Trái phiếu Trung Quốc cũng như các cảnh báo về an ninh tài chính quốc gia Mỹ, dòng tiền đầu tư của giới tài phiệt phố Wall vào Trung Quốc vẫn tăng mạnh.

“Tiền mặt đang bắt đầu đổ vào Trung Quốc do các tài phiệt phố Wall đang tìm kiếm khoản lợi tức đó”, theo Hayden Briscoe, trưởng bộ phận thu nhập nhanh chóng khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại UBS Asset Administration. “Đó là một cấp độ rất hấp dẫn trong lịch sử - Trung Quốc đã mở cửa và phần còn lại của thế giới đang ngập trong những khó khăn thảm khốc”.

Trong bối cảnh khó khăn khi tìm kiếm lợi nhuận trong danh mục đầu tư, sự mở cửa của Trung Quốc cho dòng vốn ngoại với lợi suất hứa hẹn vượt trội vẫn luôn là miếng bánh hấp dẫn nhất.

Theo Refinitiv, các nhà đầu tư quốc tế đã chiếm khoảng 12% tổng số giao dịch mua TPCP Trung Quốc. Ngoài ra, các tổ chức Phố Wall bao gồm BlackRock, Citigroup và JPMorgan Chase đều đã được cấp phép để mở rộng hoạt động của họ tại Trung Quốc trong vài tháng trở lại đây.

Không chỉ vì chênh lệch lợi tức, thị trường trái phiếu Trung Quốc cũng đủ rộng cho dòng tiền quá lớn từ Mỹ. Từ góc độ của các nhà đầu tư tài chính, thị trường trái phiếu của Trung Quốc đã trở nên quá lớn và không thể bỏ qua, đặc biệt là với lợi suất cao hơn nhiều so với các thị trường trái phiếu truyền thống hơn và an toàn hơn mà họ đang có. Trong hai mươi năm, thị trường trái phiếu trong nước của Trung Quốc đã tăng gấp sáu lần lên khoảng 14 ngàn tỷ USD, vượt qua Nhật Bản để trở thành thị trường lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài còn tham gia hạn chế.

Bất chấp an ninh Mỹ hay vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc, nhiều 'cá mập' ở Phố Wall tin rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư. Những người như Ray Dalio tại quỹ đầu cơ Bridgewater tin tưởng mạnh mẽ rằng Trung Quốc đang trên đường trở thành trung tâm tài chính trong nền kinh tế toàn cầu và cuối cùng sẽ sánh ngang với London và New York.

Chưa biết liệu Trung Quốc có phải chịu rủi ro hay không từ các sắc lệnh cũ của của ông Trump. Nhưng chắc chắn rằng các nhà đầu tư Mỹ đang phải hứng rủi ro rất cao từ các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ vì các các công ty này từ lâu (từ thời tổng thống Obama) đã từ chối việc kiểm toán tài chính của các cơ quan quản lý Mỹ. Trung Quốc nêu lý do “bí mật thông tin quốc gia” để từ chối Mỹ. Vấn đề là Phố Wall lại hậu thuẫn mạnh mẽ cho Trung Quốc tại Mỹ và các quan chức Mỹ đã chấp nhận cuộc chơi với con dao hai lưỡi do Trung Quốc thiết lập luật lệ, chứ không phải tuân thủ những gì nước Mỹ muốn.

Thời báo Phố Wall đã cay đắng thốt lên “Mỹ đã trở thành con tin tài chính của Trung Quốc”. Hiển nhiên, nguyên nhân là vì lòng tham và rất nhiều “khuất tất” đằng sau các quyết định đầu tư như vậy.

Thủy Tiên



BÀI CHỌN LỌC

Chính quyền Biden đang thành tựu 'Giấc mộng Trung Hoa' cho ông Tập?