Châu Á chật vật mở rộng sản xuất trong làn sóng Covid-19 mới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sản xuất và xuất khẩu ở Châu Á đang tiếp tục mở rộng trong tháng 5/2021 nhờ cầu phục hồi mặc dù chi phí nguyên liệu thô tăng và còn nhiều căng thẳng trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát tại Việt Nam và Đài Loan tác động tiêu cực lên cung ứng chất bán dẫn, chip và chuỗi cung ứng của khu vực. Giá đầu vào sản xuất tăng cũng khiến sự phục hồi của khu vực này rất mong manh...

Các nhà phân tích cho biết, sự gia tăng đột biến về nhiễm COVID-19 ở các nước như Đài Loan và Việt Nam có thể làm giảm sản lượng bán dẫn và gián đoạn chuỗi cung ứng. Tình trạng này sẽ tác động tiêu cực lên khu vực sản xuất và giảm sự phục hồi dựa vào xuất khẩu của Châu Á, các nhà phân tích cho biết (theo Reuters).

Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn tiếp tục mở rộng (trên 50 điểm) nhưng chỉ ở mức trung bình trong tháng Năm. Chỉ số PMI của Hàn Quốc đạt 53,7 điểm, dù mở rộng nhưng cũng thu hẹp lại so với mức 54,6 hồi tháng Tư và thấp nhất kể từ tháng Giêng năm 2021. Chỉ số PMI của Nhật cũng giảm nhẹ so với tháng Tư nhưng vẫn đạt 53 điểm, tốt hơn nhiều so với mức thu hẹp đơn hàng hồi tháng Giêng (PMI nhỏ hơn 50 điểm). Các số liệu này cho thấy sự phục hồi còn hết sức mong manh ở hai nền sản xuất lớn của khu vực Châu Á (theo Trading Economics).

Ông Toru Nishihama, nhà kinh tế trưởng của Dai-ichi Life, cho biết: "Một loạt các biến thể mới đã có tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng". Ông nói: “Sự phục hồi của châu Á được thúc đẩy nhiều hơn bởi nhu cầu bên ngoài hơn là trong nước".

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong năm nay vào tháng 5 do nhu cầu trong và ngoài nước tăng cao, mặc dù giá đầu vào tăng mạnh và sự căng thẳng trong chuỗi cung ứng đã cản trở hoạt động sản xuất của một số công ty.

Chỉ số PMI Sản xuất Caixin / Markit, tập trung vào các công ty nhỏ hơn, đã tăng lên 52,0 vào tháng trước, cao nhất kể từ tháng 12/2020 và chậm chạp nhích lên từ mức 51.9 vào tháng 4/2021.

Cuộc khảo sát theo dõi chỉ số PMI chính thức của Trung Quốc vào thứ Hai, cho thấy hoạt động của nhà máy ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã chậm lại một chút trong tháng Năm do chi phí nguyên liệu thô tăng.

Các nhà máy ở Đài Loan và Việt Nam cho đến nay vẫn duy trì hoạt động sản xuất dù mức độ lây lan của bệnh dịch gia tăng. Chỉ số PMI của Đài Loan đứng ở mức 62,0 trong tháng Năm, chậm lại so với tháng Tư nhưng vẫn duy trì trên mốc 50, điều này giúp Đài Loan không bị suy giảm tăng trưởng quá mức.

PMI của Việt Nam cũng duy trì trên 50 ở mức 53,1 trong tháng Năm, mặc dù đã hoạt động mở rộng đơn hàng đã co lại so với mức 54,7 vào tháng 4/2021.

Tình trạng thiếu chip toàn cầu và gián đoạn chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng đến sản xuất ô tô, khiến tăng trưởng sản lượng của Nhật Bản không đạt kỳ vọng vào tháng 4/2021.

Hãng thông tấn Kyodo đưa tin hôm thứ Ba vừa qua, hai ông lớn sản xuất ô tô Nhật Bản là Toyota Motor và Honda Motor đã phải đóng cửa hoạt động ở Malaysia do phải tuân thủ biện pháp đóng cửa vì dịch bệnh.

Theo nguồn tin từ Reuters, công ty Nhật Bản đã cắt giảm chi tiêu tại các phân xưởng sản xuất và thiết bị trong bốn quý liên tiếp khi nền kinh tế phải đương đầu với coronavirus.

Tuy nhiên, một dấu hiệu cho thấy các công ty Hàn Quốc đang phải đối mặt với gánh nặng chi phí gia tăng, giá đầu vào cho sản xuất tại Hàn Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong 13 năm qua.

Hữu Nguyên

Theo Reuters

 

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Châu Á chật vật mở rộng sản xuất trong làn sóng Covid-19 mới