Căng thẳng Trung-Mỹ: Liệu chiến tranh mạng có dẫn đến chiến tranh toàn diện?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Liệu các cuộc tấn công mạng do Bắc Kinh hậu thuẫn gần đây nhắm vào Mỹ có dẫn đến chiến tranh thật? Đây là câu hỏi mà nhà kinh tế học người Mỹ David P. Goldman đã đặt ra gần đây. Một câu hỏi quan trọng, hiện hữu và rất khó trả lời.

Tuy nhiên, vào tháng trước, Tổng thống Joe Biden đã cảnh báo rằng các cuộc tấn công mạng gần đây, bao gồm việc tấn công mạng các cơ quan chính phủ và cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ, rất có thể dẫn đến một “cuộc chiến nổ súng”. Ông Biden tiếp tục: “Tôi nghĩ có nhiều khả năng chúng ta sẽ kết thúc — à, nếu chúng ta có kết cục là một cuộc chiến, một cuộc chiến tranh thực sự với một cường quốc, thì đó sẽ là hậu quả của một tấn công mạng với hậu quả rất lớn”, "cường quốc" đó, tất nhiên, là Trung Quốc.

Như ông Goldman lưu ý: "Nận xét của ông Biden được đưa ra trong một văn bản do văn phòng báo chí Tòa Bạch Ốc lưu hành", chúng không phải là sản phẩm của “loạn ngôn tự phát”. Không, họ đã cố tình. Cuối tháng 7 vừa qua, Mỹ và một số đồng minh đã chỉ trích Trung Quốc tấn công Microsoft. Những lời chỉ trích nhằm vào Trung Quốc không có gì mới, và như thường lệ nó không đi cùng bất cứ hành động cứng rắn cụ thể nào.

Trung Quốc muốn gì?

Khi nói đến cuộc chiến toàn diện về công nghệ, chuyên gia an ninh mạng Nicole Perlroth lưu ý, Trung Quốc ngày càng trở nên tinh vi. Các cuộc tấn công gần đây nhất cho thấy sự tinh vi đã đạt đến cấp độ xưa năng chưa từng có. Bà Perlroth viết: “Các cuộc tấn công tiết lộ rằng Trung Quốc đã trở thành một đối thủ kỹ thuật số tinh vi và trưởng thành hơn nhiều”.

Trung Quốc, từng được biết đến (và bị chế giễu) vì đã tiến hành “các vụ tấn công tương đối tinh vi đối với các công ty ngoại quốc, các tổ chức tư vấn và các cơ quan chính phủ”, giờ đây đang có cách tiếp cận thật sự tinh vi hơn đối với chiến tranh mạng. Bà Perlroth viết: Ngày nay, chế độ này đang "thực hiện các cuộc tấn công kỹ thuật số lén lút, phi tập trung đối với các công ty Mỹ và nhóm lợi ích trên toàn cầu". Các đơn vị của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), từng bị “bẽ mặt” bởi các email cẩu thả, nay được thay thế bằng “một mạng lưới các nhà thầu vệ tinh tinh anh tại các công ty vỏ bọc và các trường đại học làm theo chỉ đạo của Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc”.

Mặc dù rất khó để xác định thời điểm chính xác Trung Quốc trở thành một mối đe dọa mạng thực sự, nhưng tai tiếng về các cuộc tấn công mạng của nước này có thể được bắt nguồn từ năm 2015, khoảng thời gian ông Tập có chuyến thăm đầu tiên đến Nhà Trắng. Ngay trước khi ông đến, tin tặc Trung Quốc tấn công Văn phòng Quản lý Nhân sự Hoa Kỳ, làm mất đi hơn 22 triệu hồ sơ nhân sự liên bang. Chính phủ của Tổng thống Obama đã lên án, nhưng không có hành động cứng rắn nào. Và thế là, như được khuyến khích, họ đã tích cực “ghé thăm” hơn.

Như các nhà nghiên cứu tại RAND Corporation đã cảnh báo, chiến tranh mạng không chỉ đơn thuần là máy tính và mật mã. Đó là “chiến tranh chiến lược trong thời đại thông tin”, có thể so sánh với “chiến tranh hạt nhân trong thế kỷ 20”. (Ảnh: Richard Patterson/Flicker)

Năm 2018, ông Donald Trump nhậm chức, như bà Perlroth viết, các quan chức tình báo Hoa Kỳ đã ghi nhận một “sự thay đổi” sâu sắc. Các cuộc tấn công mạng về bản chất ngày càng tinh vi hơn và các tin tặc giờ đây đã làm việc “theo lệnh của Bộ An ninh Nhà nước”, một nhánh của chính phủ nổi tiếng với việc xử lý các vấn đề tình báo và an ninh. Các tân binh bao gồm "các kỹ sư từng làm việc cho một số công ty công nghệ hàng đầu của đất nước". Bà Perlroth tự hỏi liệu những tân binh này có phải là người đóng vai trò quan trọng trong nhà nước hay không, hay họ chỉ có ít lựa chọn ngoài việc làm “bất cứ điều gì mà nhà nước yêu cầu”. Đây là một câu hỏi khá thừa. Việc họ có được tuyển dụng công bằng hay không không phải là điểm mấu chốt. Các chuyên gia này đã chứng minh được hiệu quả làm việc cao.

Như các nhà nghiên cứu tại RAND Corporation đã cảnh báo, chiến tranh mạng không chỉ đơn thuần là máy tính và mật mã. Đó là “chiến tranh chiến lược trong thời đại thông tin”, có thể so sánh với “chiến tranh hạt nhân trong thế kỷ 20”. Nói cách khác, như nhà nghiên cứu Lyu Jinghua đã lập luận, “chiến tranh mạng có ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều đối với an ninh quốc gia”. Nó "liên quan đến sự cạnh tranh trong các lĩnh vực ngoài quân sự, chẳng hạn như kinh tế, ngoại giao và phát triển xã hội".

Nhìn vào chiến lược quân sự của Trung Quốc, chúng ta có thể hình dung phần nào về ý định của ĐCSTQ trong tương lai. Chế độ này mong muốn nâng cao “nhận thức về tình hình không gian mạng”, cũng như “khả năng phòng thủ trên không gian mạng, hỗ trợ các nỗ lực của đất nước trong không gian mạng và tham gia vào hợp tác không gian mạng quốc tế”. Phần cuối cùng, "hợp tác không gian mạng" là đặc biệt thú vị. Ngoài Nga, thì ĐCSTQ là đối thủ mạng lớn nhất và đáng gờm của thế giới văn minh. ĐCSTQ được biết đến với nhiều thứ, nhưng hợp tác không phải là một trong số đó.

Với mong muốn trở thành một quyền lực mạng thống trị của ĐCSTQ, nước Mỹ cần chuẩn bị tâm lý cho các cuộc tấn công mạng sắp tới. Việc đánh cắp tài sản trí tuệ, thứ mà chế độ Trung Quốc giỏi vượt trội, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực không gian mạng của Trung Quốc. Điều này đưa chúng ta trở lại câu hỏi của ông Goldman: Liệu xung đột mạng có dẫn đến chiến tranh thật không? Mặc dù chúng ta không thể trả lời câu hỏi này một cách dứt khoát, nhưng Hoa Kỳ và các đồng minh của họ phải giải quyết mối đe dọa từ Trung Quốc không chỉ bằng ngôn ngữ mạnh mẽ. Trong một tương lai không xa, viễn cảnh xung đột vật lý, có thể là ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hay những nơi khác, rất có thể sẽ trở thành hiện thực.

Lê Minh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Căng thẳng Trung-Mỹ: Liệu chiến tranh mạng có dẫn đến chiến tranh toàn diện?