Cách mà Israel vượt xa Palestine để tìm tới sự thịnh vượng bền vững

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa rất thích nói rằng chủ nghĩa xã hội chưa bao giờ thất bại bởi vì nó chưa bao giờ được thử. Nhưng trên thực tế, CNXH đã thất bại ở mọi quốc gia mà nó đã qua thực nghiệm, hầu hết các nước còn duy trì chế độ CNXH, tiêu biểu như Trung Quốc, đã từ bỏ kinh tế CNXH, theo đuổi chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc. Israel đã biết từ bỏ đúng lúc, tự lập, tự do sáng tạo và đổi mới - đó là nguyên nhân cho sự thịnh vượng của họ. Ngược lại, Palestine, với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, Nga đằng sau thúc đẩy chiến tranh, họ ngày phụ thuộc vào Israel và sự cứu trợ từ thế giới bên ngoài.

Israel là quốc gia duy nhất có chủ nghĩa xã hội từng thành công trong một thời gian. Theo giáo sư người Israel Avi Kay, những người định cư ban đầu "đã tìm cách tạo ra một nền kinh tế trong đó các lực lượng thị trường được kiểm soát vì lợi ích của toàn xã hội".

Bị thúc đẩy bởi một mong muốn xóa bỏ định kiến lịch sử rằng họ như là nạn nhân của sự trừng phạt, họ đã tìm kiếm một xã hội xã hội chủ nghĩa theo định hướng lao động, bình đẳng. Dân số ban đầu, đồng nhất dưới 1 triệu người đã vạch ra kế hoạch tập trung để chuyển đổi sa mạc thành đồng cỏ xanh và xây dựng các công ty nhà nước hiệu quả.

Học giả của Viện Doanh nghiệp Mỹ Joseph Light đã chỉ ra rằng, hầu hết những người định cư ban đầu làm việc trong các trang trại tập thể được gọi là kibbutzim hoặc trong các công việc được nhà nước bảo đảm.

Kibbutzim là những cộng đồng nông nghiệp nhỏ, trong đó mọi người làm việc vặt để đổi lấy thức ăn và tiền để sống và trả các hóa đơn của họ. Không có tài sản riêng, mọi người ăn chung và trẻ em dưới 18 tuổi sống cùng nhau và không ở cùng bố mẹ. Bất kỳ khoản tiền nào kiếm được ở bên ngoài đều được trao cho kibbutz.

Một nhân vật quan trọng trong việc xã hội hóa Israel là Histadrut, Tổng Liên đoàn Lao động, những người tin tưởng vào lý thuyết của chủ nghĩa xã hội - cho rằng chủ nghĩa tư bản bóc lột sức lao động và cách duy nhất để ngăn chặn những "vụ cướp" như vậy là trao quyền kiểm soát các phương tiện sản xuất cho nhà nước .

Khi tiến hành công đoàn hóa hầu hết tất cả các công nhân, Histadrut đã giành được quyền kiểm soát gần như mọi lĩnh vực kinh tế và xã hội, bao gồm kibbutzim, nhà ở, giao thông, ngân hàng, phúc lợi xã hội, y tế và giáo dục. Công cụ chính trị của liên đoàn là đảng Lao động, đã cai trị Israel một cách hiệu quả từ khi thành lập Israel năm 1948 cho đến năm 1973 và Chiến tranh Yom Kippur. Trong những năm đầu, chỉ có rất ít người đặt câu hỏi liệu có nên đặt ra giới hạn nào cho vai trò của chính phủ hay không.

Đã có một thời, hiệu suất kinh tế của Israel dường như xác nhận phán quyết của Keynes. Tăng trưởng GDP thực tế từ năm 1955 đến 1975 là 12,6% đáng kinh ngạc, đưa Israel trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với một trong những mức chênh lệch thu nhập thấp nhất. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng này đi kèm với mức tăng tiêu dùng tư nhân và theo thời gian, làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập.

Nhu cầu cải cách kinh tế ngày càng tăng để giải phóng nền kinh tế khỏi việc ra quyết định tập trung của chính phủ. Năm 1961, những người ủng hộ tự do hóa kinh tế đã thành lập đảng Tự do - phong trào chính trị đầu tiên cam kết với nền kinh tế thị trường.

"Phép màu kinh tế" của người Israel đã bị bốc hơi vào năm 1965 khi đất nước này phải chịu đựng cuộc suy thoái lớn đầu tiên. Tăng trưởng kinh tế tạm dừng và thất nghiệp tăng gấp ba lần từ năm 1965 đến năm 1967. Trước khi chính phủ có thể thực hiện hành động khắc phục, Chiến tranh Sáu ngày nổ ra, làm thay đổi bản đồ kinh tế và chính trị của Israel.

Nghịch lý thay, cuộc chiến đã mang lại sự thịnh vượng ngắn ngủi cho Israel, do tăng chi tiêu quân sự và một dòng công nhân lớn từ các vùng lãnh thổ mới. Nhưng tăng trưởng kinh tế do chính phủ lãnh đạo đã đi kèm với việc đẩy nhanh lạm phát, đạt tỷ lệ hàng năm là 17% từ năm 1971 đến năm 1973.

Lần đầu tiên, có một cuộc tranh luận công khai giữa những người ủng hộ kinh tế doanh nghiệp tự do và những người ủng hộ các thỏa thuận xã hội chủ nghĩa truyền thống. Dẫn đầu thị trường tự do là người được giải thưởng Nobel trong tương lai Milton Friedman, người đã thúc giục các nhà hoạch định chính sách của Israel “để người dân của bạn tự do” và tự do hóa nền kinh tế.

Cuộc chiến năm 1973 và các tác động kinh tế của nó đã củng cố cảm giác của nhiều người Israel rằng mô hình xã hội chủ nghĩa của đảng Lao động không thể giải quyết các thách thức kinh tế đang gia tăng của đất nước. Cuộc bầu cử năm 1977 đã dẫn đến chiến thắng của đảng Likud, với triết lý kiên định vào thị trường tự do. Likud là một trong những đối tác liên minh của đảng Tự do.

Bởi vì gốc rễ của chủ nghĩa xã hội ở Israel ăn rất sâu, cải cách thực sự diễn ra chậm. Friedman được yêu cầu xây dựng một chương trình sẽ đưa Israel từ chủ nghĩa xã hội sang nền kinh tế thị trường tự do. Những cải cách lớn của ông bao gồm việc giảm các chương trình của chính phủ và giảm chi tiêu của chính phủ; ít sự can thiệp của chính phủ vào các chính sách tài khóa, thương mại và lao động; cắt giảm thuế thu nhập; và tư nhân hóa. Một cuộc tranh luận lớn xảy ra giữa các quan chức chính phủ tìm kiếm cải cách và các nhóm lợi ích muốn duy trì hiện trạng.

Trong khi đó, chính phủ tiếp tục vay và chi tiêu và đã thúc đẩy lạm phát, trung bình 77% trong giai đoạn 1978-79 và lạm phát phi mã tới 450% vào năm 1984-85. Thị phần của chính phủ trong nền kinh tế tăng lên đến 76%, trong khi thâm hụt tài khóa và nợ quốc gia tăng vọt. Chính phủ đã in tiền thông qua các khoản vay từ Ngân hàng Israel, nơi đã góp phần vào lạm phát bằng cách tạo ra tiền.

Cuối cùng, vào tháng 1 năm 1983, bong bóng nợ vỡ tung, hàng ngàn công dân và doanh nghiệp tư nhân cũng như các doanh nghiệp do chính phủ điều hành phải đối mặt với phá sản. Israel đã gần sụp đổ.

Vào thời điểm quan trọng này, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và bộ trưởng ngoại giao của ông, George Shultz, đã đến để giải cứu. Họ đã đề nghị tài trợ 1,5 tỷ USD nếu chính phủ Israel đồng ý từ bỏ bộ quy tắc xã hội chủ nghĩa của nó và áp dụng một số hình thức của chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ, sử dụng các chuyên gia được đào tạo tại Mỹ.

Nhiều nhà lãnh đạo Đảng Cộng Hòa, bao gồm cả Ronald Reagan, đã đến cửa hàng và lắng nghe những ý kiến từ cha của Root - một trong những người sáng lập Đảng Bảo Thủ.
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và bộ trưởng ngoại giao của ông, George Shultz, đã đến để giải cứu Israel vào thời khắc quan trọng nhất. Và Israel đã đưa ra sự lụa chọn lịch sử: từ bỏ CNXH và áp dụng một số hình thức của chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ. Đó là nguyên nhân cho sự thịnh vượng bền vững của quốc gia này. (Getty)

Tổng thống Histadrut đã chống cự mạnh mẽ, không muốn từ bỏ quyền lực hàng thập kỷ của họ cũng như không muốn thừa nhận rằng chủ nghĩa xã hội phải chịu trách nhiệm cho những rắc rối kinh tế của Israel. Tuy nhiên, người dân đã hứng chịu đủ hậu quả của lạm phát tăng vọt và không có tăng trưởng và họ đã từ chối chính sách kháng cự của Histadrut. Tuy nhiên, chính phủ Israel do dự, không sẵn sàng cải cách kinh tế do sợ mất quyền lực.

Ông Shultz bực tức và thông báo cho Israel rằng nếu nước này không bắt đầu tự do hóa nền kinh tế, thì Mỹ sẽ đóng băng "tất cả các loại tiền chuyển khoản" tới nước này. Các mối đe dọa đã có tác dụng. Chính phủ Israel đã chính thức áp dụng hầu hết "các khuyến nghị" về thị trường tự do.

Tác động của một sự thay đổi cơ bản trong chính sách kinh tế của Israel là ngay lập tức và có sức lan tỏa. Trong vòng một năm, lạm phát đã giảm từ 450% xuống chỉ còn 20%, thâm hụt ngân sách 15% GDP đã giảm xuống 0, đế chế kinh tế và kinh doanh của Histadrut biến mất cùng với sự thống trị chính trị của nó, và nền kinh tế Israel được mở cửa để nhập khẩu.

Đặc biệt quan trọng là cuộc cách mạng công nghệ cao của Israel, dẫn đến đầu tư vào Israel tăng 600%, biến đất nước này trở thành một người chơi lớn trong thế giới công nghệ cao.

Theo Glenn Frankel, phóng viên của tờ Washington Post ở Israel, tuy có những tác dụng phụ không tốt như khoảng cách giàu nghèo, và lo lắng về công bằng xã hội, nhưng tư tưởng và khẩu hiệu của xã hội chủ nghĩa đã được “cho nghỉ hưu vĩnh viễn”.

Đảng Lao động xã hội chủ nghĩa tán thành tư nhân hóa và thoái vốn tại nhiều công ty thuộc sở hữu nhà nước vốn đã trở nên trì trệ do bao cấp, quy tắc làm việc cứng nhắc, sổ sách giả mạo, thiên vị, và các nhà quản lý bất tài.

Sau khi mở rộng khiêm tốn vào những năm 1990, tăng trưởng kinh tế của Israel đã đứng đầu các bảng xếp hạng ở các nước đang phát triển vào những năm 2000, được thúc đẩy bởi lạm phát thấp và giảm quy mô của chính phủ. Thất nghiệp vẫn còn quá cao và thuế chiếm 40% GDP, phần lớn là do nhu cầu duy trì lực lượng quân đội lớn.

Tuy nhiên, các đảng chính trị đồng ý rằng không có sự quay trở lại với các chính sách kinh tế của những năm đầu tiên - cuộc tranh luận giờ đây là về tốc độ cải cách thị trường hơn nữa. “Thử nghiệm thành công nhất trên thế giới về chủ nghĩa xã hội, có vẻ như đã kiên quyết nắm lấy chủ nghĩa tư bản”, ông Light viết.

Palestine và sự phụ thuộc kinh tế vào Israel

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) trong 19 tháng qua, tổng sản phẩm nội địa (GDP) Palestine giảm 50%. Những chỉ số đáng lo nhất là tỉ lệ thất nghiệp lên đến 30% và còn tiếp tục tăng nếu kế hoạch xây dựng hàng rào điện ngăn cách thành thị Palestine với Israel của chính phủ ông Sharon được hoàn thành. Số người Palestine hiện đang sống dưới mức nghèo khổ (dưới 2 USD hay 30.540 đồng VN/ngày) đã tăng gấp đôi so với trước, nghĩa là phân nửa dân số Palestine. Điều này cho thấy hòa bình cần thiết đối với người dân Palestine như thế nào.

Riêng trong năm nay, WB ước tính chính quyền Palestine cần ít nhất 1,7 tỉ USD tiền viện trợ khẩn cấp để ổn định phần nào đời sống người dân Palestine. Những vụ càn quét của quân đội Israel, chỉ tính riêng đợt đầu (tháng 4-2002) mà thôi, đã làm thiệt hại tài sản người dân Palestine rất lớn, ước tính từ 400 đến 600 triệu USD.

Điều đáng nói là nền kinh tế Palestine phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Israel, tỉ lệ trao đổi thương mại lên đến 85%, theo giáo sư Arie Aruon thuộc Trường Đại học Ben Gurion. Đặc biệt nền kinh tế này chỉ có thể hoạt động bình thường nếu có sự tự do đi lại giữa lãnh thổ Palestine và Israel theo quy định của Hiệp ước Oslo. Hiện nay mọi con đường đều bị kiểm soát hoặc bị phong tỏa. Hậu quả là các ngành du lịch, xây dựng, công nghiệp và nông nghiệp phần lớn dựa vào sự hợp tác của Israel hầu như bế tắc. Lao động Palestine làm việc ở Israel trước đây lên đến 180.000 nay không còn ai được phép vào các thành thị Israel để tìm công ăn việc làm sau những vụ đánh bom tự sát liên tục.

Các nguồn thu nhập của người dân Palestine đã cạn hoặc không còn nữa. Văn phòng thống kê trung ương Palestine cho biết: 14% gia đình Palestine mất tất cả các nguồn thu nhập kể từ tháng 9-2000. Ngoài ra, 48% mất 50% nguồn thu nhập có từ trước tháng 9-2000. Tình hình này càng khiến cho người dân Palestine bất bình đối với các chính sách hiếu chiến của ông Sharon.

Có thể nói, tự do tư tưởng, tín ngưỡng và kinh tế thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và công nghệ là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế vượt bậc ở Israel. Giống như Mỹ, quốc gia này luôn đi đầu về sức sáng tạo, tư duy đổi mới và không ngừng phát triển công nghệ. Israel nắm giữ nhiều công nghệ và tri thức hàng đầu thế giới nhờ kỷ luật, sự ham học hỏi và một thể chế bảo vệ quyền sở hữu và tự do. Trong khi đó ở Palestine, điều này không có.

Có nghĩa là, nguyên nhân gốc rễ cho sự thành công của Israel là do biết từ bỏ mô hình lỗi thời đúng lúc, biết lựa chọn tự do để đổi lấy đổi mới và sáng tạo, đây cũng là nền tảng của sự thịnh vượng bền vững. Ngược lại, ở Palestine không có tự do tưởng, tự do tín ngưỡng, và thất bại trong tự do kinh tế, bị thao túng bởi các nguồn lực nước ngoài nên không có đổi mới, sáng tạo hay tích lũy tư bản…, và kết quả là bị vây hãm trong sự nghèo khó và phụ thuộc vào nước ngoài.

Rõ ràng, hơn lúc nào hết, người Palestine cần hòa bình để ổn định. Trong đại dịch, Israel đã chìa bàn tay nhân ái, cho Palestine vay 200 triệu USD để đối phó dịch. Isreal chưa bao giờ khởi xướng bất kỳ một cuộc chiến nào. Ngược lại, chính bầy kền kền ở dải Gaza đã đứng đằng sau xúi giục, gây nên sự đau thương ở vùng đất này. Palestine cần thức tỉnh, hơn ai hết, giờ là lúc họ cần nhận rõ ai là bạn, ai là thù, và từ bỏ dã tâm loại bỏ Israel khỏi bản đồ thế giới, có như vậy hòa bình mới trở lại trên dải đất đau thương này.

Mộc Trà



BÀI CHỌN LỌC

Cách mà Israel vượt xa Palestine để tìm tới sự thịnh vượng bền vững