Vỡ nợ trái phiếu của Trung Quốc - câu chuyện chưa có hồi kết

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các vụ vỡ nợ nói chung cho thấy phản ứng chậm trễ của Bắc Kinh trước hiện tượng kinh tế suy giảm, trong khi các biện pháp chính sách thì lại duy trì tình trạng “sống dở chết dở” của các doanh nghiệp.

Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2020, có 3 công ty liên quan đến các vụ vỡ nợ trái phiếu “gây choáng váng” ở Trung Quốc đại lục: Yongcheng Coal and Power, một công ty năng lượng nhà nước, vỡ nợ trái phiếu trị giá 1 tỷ CNY (152,7 triệu USD); Tsinghua Unigroup, một nhà sản xuất chip máy tính thuộc sở hữu đa số của Đại học Thanh Hoa, vỡ nợ trái phiếu trị giá 1,3 tỷ CNY và trái phiếu trị giá 450 triệu USD; và chủ sở hữu của Brilliance Auto, Tập đoàn ô tô Huachen thuộc sở hữu nhà nước, không thanh toán được khoản trái phiếu trị giá 1 tỷ CNY và bắt đầu tái cơ cấu phá sản.

Trung Quốc đại lục có lịch sử vỡ nợ trái phiếu nhưng việc tái cơ cấu ngành ngân hàng cho thấy căng thẳng tài chính ngày càng lớn hơn nữa.

Các vụ vỡ nợ gần đây của 3 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nổi tiếng kể trên đã lên tới 6,3 tỷ CNY. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một con số rất nhỏ trong tổng số phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở Trung Quốc năm 2020 (tính đến cuối tháng 11, tương đương 1,7% trong 363,5 tỷ CNY), theo tính toán của IHS Markit sử dụng dữ liệu của China Bond. Hơn nữa, những lần vỡ nợ gần đây nhất không quá lớn khi so sánh với những lần vỡ nợ trước đó của các DNNN. Trong nửa cuối năm 2018, 5 DNNN đã nộp đơn phá sản với tổng số nợ phải trả là 9,9 tỷ CNY, trong đó khoản nợ lớn nhất là 5,8 tỷ CNY.

Các sự kiện kể trên có tác động rất lớn đối với nhận thức trước đây về sự đảm bảo ngầm của các DNNN, vì chúng liên quan đến các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực được coi là then chốt chiến lược, như chip máy tính và lĩnh vực ô tô, thay vì liên quan đến các tập đoàn hoặc công ty bất động sản đang vướng vào nợ nần chồng chất.

Ngoài các vụ vỡ nợ trái phiếu, thì các vụ vỡ nợ ngân hàng cũng làm gia tăng lo ngại của các nhà đầu tư, với sự kiện Baoshang Bank, một ngân hàng địa phương có trụ sở tại Nội Mông, trở thành công ty cho vay thương mại đầu tiên ở Trung Quốc đại lục nộp đơn phá sản trong vòng hai thập kỷ qua. Báo chí trong nước đưa tin, chỉ tính riêng trong năm 2020, tính đến tháng 8, đã có hơn 20 vụ sáp nhập và tổ chức lại liên quan đến các ngân hàng khu vực quy mô vừa và nhỏ đang tìm cách hợp nhất vốn.

Một động thái nhằm giám sát chặt chẽ hơn và khuyến khích các nhà đầu tư cân nhắc nhiều hơn đến vấn đề rủi ro là việc Ant Group rút khỏi đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở Thượng Hải và Hồng Kông. Theo quy định, việc phát hành này phải được thực hiện khi mà nó đã đạt được kỷ lục toàn cầu về cổ phiếu tiềm năng phát hành,thu hút được số lượng đăng ký quá lớn, và nhất là, sự kiện rút một trái phiếu dựa trên blockchain này đã được lên kế hoạch cho chi nhánh Malaysia của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc.

Chính quyền trung ương của Trung Quốc đại lục đã cảnh báo về việc tích tụ nợ dẫn đến rủi ro tài chính có hệ thống, nhằm mục đích chuẩn bị tâm lý thị trường cho các vụ vỡ nợ sắp xảy ra.

Tháng 11 năm ngoái, cựu Bộ trưởng Tài chính Lou Jiwei đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc đại lục cần phải "điều tra việc rút khỏi chính sách tiền tệ nới lỏng có trật tự" vì áp lực nợ của nước này. Tuy vậy, việc rút tiền nhanh không có khả năng tránh được gây ra khủng hoảng nợ, điều này cho thấy chính sách mở rộng tài khóa sẽ được tiếp tục vào năm 2021 nhưng với quy mô nhỏ hơn.

Phó Thủ tướng Liu He lưu ý rằng sự gia tăng các vụ vỡ nợ gần đây là kết quả của "các yếu tố mang tính chu kỳ, thể chế nhưng cũng là hành vi", bao gồm gian lận, tiết lộ thông tin sai lệch, chuyển nhượng tài sản không phù hợp và biển thủ số tiền thu được.

Thủ tướng Lý Khắc Cường trong cuộc họp với các quan chức từ Quảng Đông, Hắc Long Giang, Hồ Nam, Vân Nam và Sơn Đông (các tỉnh này đại diện cho khoảng 1/4 nền kinh tế Trung Quốc đại lục), đã yêu cầu các quan chức "báo cáo trung thực tình hình kinh tế, kế hoạch cho thời kỳ kinh tế tiếp theo, và ý kiến ​​của họ về các chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc đại lục".

Tỷ lệ nợ chính phủ Trung Quốc trên GDP. (Nguồn: IHS Markit)
Tỷ lệ nợ chính phủ Trung Quốc trên GDP. (Nguồn: IHS)

Một số cơ quan quản lý cho rằng tất cả các bên đều phải chịu trách nhiệm về các vụ vỡ nợ của DNNN. "Khi các chủ nợ cho vay nhiều tiền như vậy, họ đã thực hiện việc kiểm soát rủi ro của mình đúng cách chưa?", một nhà quản lý cấp cao hỏi.

Chính quyền địa phương nên đóng vai trò chủ động trong việc thoái vốn thị trường hóa của các DNNN vi phạm pháp luật, những chuyên gia trong ngành cho biết. Trước tiên, cần phải làm rõ và quy trách nhiệm cho các cá nhân về gian lận tài chính, phát hành trái phiếu cấu trúc, sử dụng vốn bất hợp pháp và chuyển nhượng tài sản, các chuyên gia cho biết. Thứ hai, cơ cấu lại nợ cần được thực hiện dựa trên các nguyên tắc thị trường hóa và hợp pháp hóa, nhằm giành được lòng tin của thị trường.

Về việc ai phải chịu trách nhiệm, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Yi Gang đã chỉ ra trong một bài báo đăng ngày 17 tháng 11 năm ngoái rằng các nhà đầu tư nên chấp nhận rủi ro nhiều hơn khi Trung Quốc thay đổi chính sách để phá vỡ cam kết lâu năm về “những thanh toán chắc chắn” trên thị trường trái phiếu, nơi mà “một tỷ lệ đáng kể rủi ro đang tập trung rõ rệt ở các ngân hàng - cuối cùng sẽ do chính phủ gánh chịu”. Bài báo cũng đề xuất rằng các tổ chức tài chính, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý tài chính cần chịu trách nhiệm về các rủi ro tài chính trong tương lai.

Các vụ vỡ nợ nói chung cho thấy phản ứng chậm trễ của Bắc Kinh trước hiện tượng kinh tế suy giảm, trong khi các biện pháp chính sách thì lại duy trì tình trạng “sống dở chết dở” của các doanh nghiệp.

Các vụ vỡ nợ gần đây nhất xảy ra vào quý 3 năm 2020 sau khi nền kinh tế trong nước phục hồi, chứ không xảy ra giữa thời kỳ kinh tế suy thoái mạnh nhất trong quý đầu tiên. Ban đầu, tình trạng vỡ nợ chưa tràn lan là do các biện pháp chính sách hỗ trợ khu vực doanh nghiệp, bao gồm chính sách tiền tệ dễ dàng hơn cho phép các doanh nghiệp đang gặp khó khăn có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn bên ngoài với chi phí thấp hơn.

Khả năng sinh lời kém là một yếu tố khác khiến DNNN vỡ nợ hàng loạt. Cục Thống kê Quốc gia đã báo cáo rằng tăng trưởng lợi nhuận công nghiệp của các DNNN đã thấp hơn so với khu vực tư nhân kể từ đầu năm 2019. Lợi nhuận công nghiệp từ đầu năm đến nay của khu vực tư nhân trở lại mức dương trong tháng 10, trong khi đó của DNNN vẫn giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước đó.

Tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp lũy tích. (Nguồn: IHS)
Tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp lũy tích. (Nguồn: IHS)

Việc DNNN địa phương vỡ nợ gây ra nhiều hệ lụy đối với các khu vực

Sau khi DNNN địa phương Qinghai Yanhu vỡ nợ vào năm 2019, tổng tài chính xã hội mới (TSF) của tỉnh Thanh Hải đã giảm từ 128 tỷ CNY vào năm 2019 xuống chỉ còn 45 tỷ CNY cho đến tháng 9 năm nay, so với mức tăng 15% trên toàn quốc trong giai đoạn này. Ngoài ra, chênh lệch tín dụng đối với những người đi vay trong khu vực đã tăng mạnh 20% sau vụ vỡ nợ.

Hơn nữa, tỷ lệ các khoản vay áp dụng lãi suất cao hơn lãi suất cho vay chuẩn đã tăng từ dưới 35% lên 60% ở Thanh Hải (so với hướng dẫn lãi suất công bố của PBoC đối với các khoản vay ngân hàng thương mại). Do đó, khu vực này ngày càng phụ thuộc vào nguồn tài trợ của chính phủ, với 80% TSF năm 2020 đến từ trái phiếu của chính quyền địa phương.

Vụ vỡ nợ kể trên cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Trước khi vỡ nợ, Thanh Hải đã vượt trội hơn mức tăng trưởng cấp quốc gia. Tuy nhiên, sau vụ vỡ nợ vào năm 2019, khoản đầu tư vào tài sản cố định của Thanh Hải đã giảm đáng kể, ghi nhận mức giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước trong 10 tháng đầu năm 2020, so với mức tăng 1,8% trên toàn quốc. Kết quả là, tăng trưởng GDP thực tế của Thanh Hải giảm xuống dưới mức trung bình quốc gia trong hầu hết các quý kể từ năm 2019.

Đầu tư trái phiếu của ngân hàng là một phần đáng kể trong cơ cấu tài sản của khu vực này, các vụ vỡ nợ gần đây đã “hô biến” các khoản đầu tư này thành các khoản vay mà ngân hàng dành các doanh nghiệp vừa và nhỏ (MSME).

Theo tính toán của IHS Markit sử dụng dữ liệu của Trái phiếu Trung Quốc và CBIRC, đầu tư vào trái phiếu của các ngân hàng chiếm khoảng 19% tổng tài sản ngành ngân hàng trong quý 3 năm 2020, so với 56% tổng tài sản ngành ngân hàng dưới hình thức cho vay ngân hàng. Dữ liệu mới nhất cho thấy đầu tư vào trái phiếu đã tăng 17,1% so với mức 13,3% của tháng 11 năm 2019 và đã vượt quá tốc độ tăng cho vay khoảng 13%, báo hiệu tỷ trọng tài sản nắm giữ là trái phiếu tăng lên. Tuy nhiên, phần lớn sự tăng trưởng lại tập trung vào trái phiếu chính phủ, với các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp ít nhiều không đổi trong giai đoạn từ tháng 11 năm 2019 đến năm 2020.

Mặc dù trước COVID-19, chính quyền Trung Quốc đã khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn đối với các MSME để tái cân bằng ngành cho vay ngoài nhà ở và cho vay doanh nghiệp truyền thống, chính quyền Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực khuyến khích cho vay của MSME bằng cách giảm lãi suất cơ bản cho vay và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Có khả năng một số quỹ trước đây được sử dụng để mua trái phiếu doanh nghiệp đã được chuyển sang cho vay MSME, và các vụ vỡ nợ trái phiếu gần đây cung cấp cho các ngân hàng thêm lý do để tăng cường cho vay theo hướng này. Tuy nhiên, mặc dù thực tế cho vay đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ có tăng với tốc độ nhanh hơn so với đầu tư trái phiếu ở Trung Quốc đại lục, ở mức 30% vào năm 2020, cho vay MSEs khó có thể thay thế đầu tư trái phiếu trong hai năm tới do dư nợ cho vay MSEs ở mức trên 5% tổng tài sản trong quý III của năm 2020, so với 19% tổng tài sản dành cho trái phiếu.

Mức độ nắm giữ trái phiếu năm 2019 và 2020. (Nguồn: IHS)
Mức độ nắm giữ trái phiếu năm 2019 và 2020. (Nguồn: IHS)

Trái phiếu Trung Quốc chiếm 19% tài sản của khu vực ngân hàng

Các nhà chức trách Trung Quốc đã và đang làm việc để giảm thiểu rủi ro đạo đức liên quan đến các khoản đầu tư.

Các nhà chức trách trước đó đã cảnh báo rằng các ngân hàng quốc doanh nhỏ hơn sẽ được phép phá sản và yêu cầu các ngân hàng không đảm bảo việc trả nợ gốc cho các khoản đầu tư của ngân hàng bóng tối đối với khách hàng bán lẻ. Phản ứng trước những diễn biến gần đây - chẳng hạn như chấp thuận việc phá sản của Baoshang Bank - dường như phù hợp với những nguyên tắc này. Phản ứng trong nước - đặc biệt là nhà đầu tư "ngạc nhiên" trước những thất bại của DNNN - cho thấy rủi ro đạo đức và nhận thức sai lầm về sự hỗ trợ ngầm của nhà nước đối với nợ của DNNN vẫn còn là vấn đề. Tác động kinh tế trên toàn thế giới của COVID-19 cung cấp một nền tảng hữu ích để thay đổi quan điểm này, với việc chính phủ có thể quy trách nhiệm cho sự thất bại tiếp tục của các công ty nhà nước cho các yếu tố kinh tế toàn cầu; Những lần vỡ nợ hơn nữa sẽ khuyến khích các nhà đầu tư suy nghĩ lại về chiến lược của họ.

Các vụ vỡ nợ của DNNN có khả năng xảy ra nhiều hơn, với việc cả chính quyền trung ương và địa phương đều mở rộng phạm vi cho các công ty vỡ nợ mà không có sự can thiệp của nhà nước, ảnh hưởng đến cả các doanh nghiệp khu vực tư nhân và các công ty nhà nước nhỏ hơn và các tổ chức tài chính.

Việc gia tăng khả năng chống vỡ nợ và phá sản là phù hợp với lập trường chính sách của chính quyền theo kế hoạch dài hạn của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm tăng hiệu quả của các công ty nhà nước, mặc dù đây có vẻ không phải là điều gì mới mẻ. "Ý kiến ​​chỉ đạo về sâu sắc cải cách doanh nghiệp nhà nước" năm 2015 đã nhấn mạnh sự cần thiết của các công ty nhà nước trở thành "thực thể định hướng thị trường tự quản lý lãi, lỗ và hành vi chấp nhận rủi ro".

Tuy nhiên, để tránh những biến động cục bộ hoặc thiệt hại lớn đối với sự phục hồi kinh tế nói chung, theo quan điểm của chúng tôi, chính phủ vẫn có nhiều khả năng can thiệp để hỗ trợ các công ty nhà nước quan trọng về mặt chiến lược và ngăn chặn các vụ vỡ nợ có thể gây ra các sự kiện căng thẳng tài chính cục bộ. Cách tiếp cận này sẽ khiến các công ty nhà nước cấp địa phương, quy mô nhỏ có dòng tiền và khó khăn tài chính ít có khả năng nhận được hỗ trợ tài chính của chính quyền địa phương, đặc biệt là đối với các công ty không do các tổ chức chính phủ trực tiếp kiểm soát. Ngoài ra, các vụ vỡ nợ rộng hơn đối với các tài sản trước đây được coi là được nhà nước hậu thuẫn có khả năng làm tổn hại dần dần niềm tin của nhà đầu tư, từ đó gây khó khăn hơn cho chính quyền địa phương và các DNNN trong việc tìm nguồn tài chính mới.

Mộc Trà

Theo Ihsmarkit



BÀI CHỌN LỌC

Vỡ nợ trái phiếu của Trung Quốc - câu chuyện chưa có hồi kết