Các ngân hàng trung ương có thể thuần hóa được con 'quái vật nợ' khổng lồ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ cố gắng tận dụng năm 2021 để chế ngự những con quái vật nợ khổng lồ mà họ đã tạo ra vào năm 2020. Nhưng sự bất ổn của đại dịch là khó đoán, trong khi những thay đổi trong chính sách bao giờ cũng rất “lạc hậu” so với rủi ro.

Khủng hoảng kinh tế do đại dịch gây ra đã buộc Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, Jay Powell, lần đầu tiên phải mua nợ doanh nghiệp, trong khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, Christine Lagarde, tiết lộ kế hoạch chi tiêu chưa từng có tiền lệ, chi 1,85 nghìn tỷ euro để hỗ trợ thị trường.

Tuy nhiên, để giải bài toán khủng hoảng, những tổ chức định mức lãi suất đã lại gieo mầm cho cuộc khủng hoảng tiếp theo.

Sự can thiệp tích cực của các NHTW và cam kết giữ lãi suất bằng hoặc dưới 0 đã mở ra một cuộc chạy đua về nợ rủi ro. Các tập đoàn của Mỹ được xếp hạng cao như Occidental Petroleum và nhà cung cấp dịch vụ du lịch biển Carnival, đã phát hành hơn 345 tỷ USD trái phiếu cho đến đầu tháng 10/2020, theo S&P Global Ratings, đó là một con số kỷ lục.

Lợi tức các khoản nợ xếp hạng tín dụng của Mỹ và Châu Âu xuống mức "rác" lần lượt là dưới 5% và 3%, mức thấp nhất từ trước đến nay ở Hoa Kỳ, theo ICE Bank of America Indices. Thị trường tín dụng sôi động một phần là do có sự sắp đặt cố ý. Lời hứa về chi phí vay ngày càng thấp hơn và sẽ có hỗ trợ chính thức nếu diễn biến sự việc xảy ra không như mong muốn - sẽ khuyến khích công ty và nhà đầu tư tăng cường cho vay một cách thiếu thận trọng.

Các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với đòn bẩy tài chính cao sẽ là mảnh đất màu mỡ để bắt đầu áp đặt một số trật tự. Dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường Refinitiv cho thấy, các công ty vốn cổ phần tư nhân đã vay mượn ở mức cao, cực kỳ thiếu bền vững, nợ phải trả đã gấp 6 lần EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) ở Châu Âu và thậm chí nhiều hơn nữa ở Hoa Kỳ, trước khi đại dịch xảy ra. Các công ty mua lại quyền kiểm soát thường “phù phép” tỷ lệ nợ bằng cách điều chỉnh số liệu sinh lời. Cơ quan giám sát có thể ngăn chặn bằng cách thực hiện các quy tắc nghiêm ngặt hơn, điều chỉnh tính toán đòn bẩy và hướng dẫn thắt chặt đối với các ngân hàng bảo lãnh các khoản vay mua lại.

Việc hạn chế các ngân hàng sẽ thậm chí còn mang lại nhiều rủi ro hơn đối với tổ chức tín dụng cho vay phi ngân hàng, đặc biệt là các quỹ tín dụng tư nhân. Tài sản của họ đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2012 đến tháng 3 năm 2020, lên tới 845 tỷ USD. Các cơ quan quản lý sẽ cần phải đảm bảo gấp đôi rằng họ có thể quản lý được các ngân hàng và công ty bảo hiểm cho những người cho vay như vậy.

Tiếp đến là mối đe dọa dai dẳng từ các tổ chức xếp hạng tín dụng, một lần nữa cho thấy ảnh hưởng của các tổ chức này là quá lớn trong năm 2020. Các quỹ buộc phải bán nợ khi các công ty xếp hạng tín nhiệm giảm xếp hạng của quỹ xuống dưới mức đầu tư, các phương tiện chứng khoán hóa mà các quỹ này giữ cũng bị mất cân bằng.

Nhưng nguy cơ rủi ro đạo đức có thể xảy ra khi các quỹ bắt tay với các công ty xếp hạng tín nhiệm nhằm giảm nhẹ đánh giá rủi ro này trong kết quả xếp hạng của họ. Như vậy, NHTW các nước cũng cần phải gắn chặt với các tổ chức xếp hạng tín dụng để đảm bảo rằng các công ty này xếp hạng công bằng hơn, chú trọng đến các rủi ro đề cập ở trên khi xếp hạng, bản thân các quỹ cũng phải minh bạch danh mục đầu tư và cho phép các công ty xếp hạng tín nhiệm sát hạch danh mục này.

Không thể chế ngự hoàn toàn thị trường tín dụng. Nhưng nếu nhà đầu tư càng chạy loạn, tình hình sẽ càng đáng sợ hơn khi các NHTW tung ra con quái vật đáng sợ nhất: lãi suất cao hơn. Khi đó, một số lượng khổng lồ doanh nghiệp xác sống “zombie” đang tồn tại nhờ nợ như hiện nay sẽ trở thành xác chết (phá sản), cơn chấn động thực sự của hệ thống tài chính thế giới sẽ thực sự bắt đầu và rất có thể việc này nằm ngoài năng lực quản lý và kiểm soát rủi ro nợ của mọi NHTW.

May May
Theo Reuters



BÀI CHỌN LỌC

Các ngân hàng trung ương có thể thuần hóa được con 'quái vật nợ' khổng lồ?