Bộ trưởng Tài chính Yellen ‘gay gắt’ với Trung Quốc, liệu chính quyền Biden có bước tiếp con đường mà ông Trump đã bắt đầu?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bà Janet Yellen, người được Tổng thống Joe Biden lựa chọn làm Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, đã đưa ra một số bình luận gay gắt về Trung Quốc trong tuần này. Cách thức này khiến cử tri Mỹ hy vọng chính quyền mới sẽ tiếp bước chính sách Trung Quốc của chính quyền Trump. Nhưng có một khoảng cách rất xa giữa lời nói và hành động. Chúng ta cần thời gian để trả lời...

Các ngôn từ và hành xử như vậy của bà Yellen khác hẳn với thời điểm bà đảm nhiệm vai trò chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) từ năm 2014 đến năm 2018; vốn luôn rất ôn hòa với Trung Quốc.

Thái độ của bà Janet Yellen làm dấy lên hy vọng rằng có thể chính quyền mới của ông Joe Biden sẽ tiếp tục bước tiếp con đường mà ông Trump đã bắt đầu. Nhưng chúng ta cần rất nhiều thời gian để chắc chắn rằng liệu chính quyền Biden có thực sự đi trên con đường mà tổng thống tiền nhiệm đã khai thông hay không.

Bởi sự chỉ trích bằng lời nói sẽ khác rất nhiều các hành động cụ thể bằng chính sách - trong khi bản thân chính quyền ông Biden cũng chịu áp lực trước cử tri Mỹ về việc phải cứng rắn với chính quyền Trung Quốc. Mối nguy hại từ Trung Quốc đã được chính quyền tiền nhiệm truyền tải rất thành công và thuyết phục trước cử tri Mỹ.

Bà Yellen gọi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược nhất của chúng tôi” và Mỹ sẽ phối hợp với các đồng minh của mình để có phản ứng phối hợp.

“Chúng ta cần phải đối mặt với các hành vi lạm dụng, không công bằng và bất hợp pháp của Trung Quốc,” Yellen nói tiếp. “Trung Quốc đang hạ bệ các công ty Mỹ bằng cách bán phá giá sản phẩm, dựng lên các rào cản thương mại và trợ cấp bất hợp pháp cho các tập đoàn kinh tế".

“Trung Quốc đã ăn cắp tài sản trí tuệ và tham gia vào các hoạt động mang lại cho họ một lợi thế công nghệ không công bằng, bao gồm cả chuyển giao công nghệ cưỡng bức. Và những thực tiễn này, bao gồm cả tiêu chuẩn lao động và môi trường thấp của Trung Quốc, là những thực tiễn mà chúng tôi chuẩn bị sử dụng đầy đủ các công cụ để giải quyết", bà Yellen nói.

Sau đó, bà nói rằng Trung Quốc đã phạm tội "vi phạm nhân quyền khủng khiếp" ở tỉnh Tân Cương, nơi sinh sống của người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ.

Điều này có ý nghĩa gì trong chính sách của chính quyền Biden đối với Trung Quốc, sau khi cựu Tổng thống Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2018 bằng cách áp thuế đối với hàng nhập khẩu?

Dự đoán chung trước đây là chính quyền Biden sẽ thay đổi và thiết lập lại chính sách Trung Quốc thời Trump. Dù vậy, các phát ngôn của chính quyền mới khiến cử tri Mỹ hy vọng rằng chính quyền Biden sẽ không ôn hòa với Trung Quốc.

Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden phát biểu trong một cuộc mít tinh vận động tranh cử tại Heinz Field vào ngày 11/2/2020 ở Pittsburgh, Pennsylvania. (Ảnh của Drew Angerer / Getty Images)

Biden hứa 'sẽ cứng rắn với Trung Quốc nhưng đó không phải là ưu tiên'

Cho đến nay, mọi chỉ trích với Trung Quốc của chính quyền ông Biden mới dừng lại ở phát ngôn.

Điều này khiến chúng ta liên tưởng tới chính quyền của bà Markel trong mối quan hệ với Trung Quốc; các chỉ trích nhân quyền mạnh mẽ nhưng các chính sách và quan hệ kinh tế với Trung Quốc thì lại "ngày một chặt chẽ" - khiến giới quan sát phải đặt câu hỏi rằng phải chăng Đức đang diễn kịch và họ hoàn toàn không hề muốn thoát Trung.

Thực tế, suốt 4 năm trong nhiệm kỳ của ông Trump, Đức đã trở thành thế lực ngăn cản các kêu gọi của ông Trump với EU chống lại Trung Quốc.

Ông Derek Scissors, một học giả thường trú tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, cho biết trong ngắn hạn, chính sách của Trung Quốc sẽ vẫn ở mức khó khăn. Ông nói, cho đến mùa thu tới, Nhà Trắng của ông Biden sẽ tập trung vào việc đạt được các ưu tiên kinh tế trong nước hàng đầu của mình thông qua Quốc hội.

“Chính quyền Biden không muốn gặp rắc rối sớm với Trung Quốc về bất kỳ vấn đề nào vì chúng sẽ làm mất tập trung vào chương trình nghị sự trong nước của họ. Họ cảnh giác với bất kỳ thay đổi lớn nào có thể đẩy Trung Quốc lên trang nhất ngay bây giờ”, ông Scissors nói trong một cuộc phỏng vấn.

Hiện tại, việc cứng rắn với Trung Quốc đã trở thành chiến lược đúng đắn và nhận được đồng thuận từ cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, nên thông điệp của nhóm Biden sẽ là "chúng tôi sẽ cứng rắn với Trung Quốc, nhưng đó không phải là ưu tiên", ông nói thêm.

Carl Weinberg, nhà kinh tế trưởng tại High Frequency Economics, cho biết quan hệ Mỹ và Trung Quốc đang ở điểm thấp nhất kể từ khi Tổng thống Richard Nixon và Henry Kissinger khôi phục quan hệ song phương vào những năm 1970. Nhưng điều này hoàn toàn do thiết lập của chính quyền tiền nhiệm, mà những thiết lập này khó có thể đảo ngược; chưa kể điều này đang nhận được sự ủng hộ hết lòng của cử tri Mỹ trước đe dọa an ninh từ Trung Quốc.

Chính quyền Mỹ sẽ phải sớm hành động chứ không chỉ là 'chỉ trích'

Nhà phân tích Bremmer cho rằng trong khi Mỹ và các đồng minh tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế ban đầu của Trung Quốc - tập trung vào lao động có năng suất thấp và lương thấp, chính phủ Mỹ không ủng hộ các kế hoạch của Trung Quốc trong giai đoạn tăng trưởng tiếp theo tập trung vào sự thống trị về dữ liệu và công nghệ.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm giá mạnh khi nhiều nhà giao dịch mong đợi một chiến thắng của Tổng thống Trump.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm giá mạnh khi nhiều nhà giao dịch mong đợi một chiến thắng của Tổng thống Trump. (Tổng hợp)

Theo Dan Rosen, một cộng sự cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, trong khi hầu hết các vấn đề này sẽ là sự xem xét của Hội đồng An ninh Quốc gia và Bộ Ngoại giao, bà Yellen có thể sớm phải đối mặt với vấn đề Trung Quốc thao túng tỷ giá hối đoái của mình.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc bắt đầu mạnh lên vào mùa hè năm ngoái khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi sau đại dịch Covid-19. Một đồng USD hiện đạt 6,4819 nhân dân tệ, mức mạnh nhất kể từ tháng 6 năm 2018.

Chuyên gia Rosen cho rằng tỷ giá cao (đồng tiền Trung Quốc) này sẽ không kéo dài. Chuyên gia này nhận định “Không có khả năng khác ngoài việc (tỷ giá ) đi xuống.

“Trong suốt năm 2021, câu hỏi sẽ là đồng Nhân dân tệ giảm giá bao nhiêu so với đồng đô la và hậu quả của điều đó sẽ như thế nào", Rosen nói trong một cuộc thảo luận bàn tròn của CSIS hôm thứ Năm (ngày 21/1).

Chuyên gia Rosen nói thêm: “Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy họ can thiệp để đưa một hành lang biến động [đồng nhân dân tệ] để duy trì động lực cho nền kinh tế này".

Scissors của AEI cho biết sự can thiệp của Trung Quốc sẽ giữ cho đồng nhân dân tệ không mạnh lên nữa và sau đó kiểm soát đà giảm giá chậm khi nền kinh tế Mỹ phục hồi.

Mặc dù việc bà Yellen tập trung nhiều hơn vào các vấn đề trong nước, nhưng ông Scissors cho biết vẫn còn quá sớm để nói liệu Bộ Tài chính có xếp hàng sau (trong chính sách với Trung Quốc) so với các cơ quan khác của chính quyền ông Biden hay không.

Trong ghi chú của họ, Beacon cho biết chính quyền Biden sẽ điều chỉnh một số hành động của chính quyền Trump và gần như chắc chắn sẽ gây ra ít biến động hơn với Trung Quốc.

“Điều quan trọng là đừng nhầm sự ổn định đó với bất kỳ sự hạ thấp căng thẳng nào trong mối quan hệ", Beacon nói. Chủ yếu do các chính sách chống và thoát Trung cương quyết của chính quyền tiền nhiệm khó có thể đảo ngược trong 1 - 2 năm tới.

Thiện Nhân

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Bộ trưởng Tài chính Yellen ‘gay gắt’ với Trung Quốc, liệu chính quyền Biden có bước tiếp con đường mà ông Trump đã bắt đầu?