Bộ Tài chính Mỹ ‘dán nhãn’ Việt Nam, Thụy Sĩ là các nước thao túng tiền tệ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã dán nhãn Thụy Sĩ và Việt Nam là những nước thao túng tiền tệ vào thứ Tư (ngày 17/12) và thêm ba cái tên mới vào “danh sách theo dõi” - các quốc gia bị nghi ngờ áp dụng các biện pháp phá giá đồng tiền của họ so với đồng USD.

Báo cáo của Bộ tài chính Mỹ cho biết Việt Nam và Thụy Sĩ là hai quốc gia duy nhất “đáp ứng” cả ba tiêu chí - để được mệnh danh là nước thao túng tiền tệ. Bộ Tài chính Mỹ cũng cho biết đã có 10 quốc gia “đủ tiêu chí” nằm trong “danh sách giám sát” của họ, với những quốc gia mới bổ sung như là Đài Loan, Thái Lan và Ấn Độ.

Ba tiêu chí mà Mỹ kiểm soát trong danh sách thao túng tiền tệ và thực trạng của Việt Nam:

Thứ nhất, thặng dư thương mại với Mỹ không quá 20 tỷ USD. Theo số liệu trên website Bộ thương mại Mỹ, thặng dư thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã lên tới 49,46 tỷ USD chỉ trong 9 tháng đầu năm 2020. Tình trạng thặng dư thương mại giữa Việt Nam - Mỹ đã duy trì nhiều năm nay. Xuất khẩu sang Mỹ từ Việt Nam đặc biệt gia tăng trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung và các đòn trừng phạt thương mại của Mỹ lên Trung Quốc gia tăng.

Tháng

Nhập khẩu từ Mỹ (triệu USD)

Xuất khẩu sang Mỹ (triệu USD)

Thặng dư thương mại (triệu USD)

1/2020

875,1

6.114,80

5.239,70

2/2020

999,2

6.031,50

5.032,30

3/2020

1.055,10

5.175,30

4.120,20

4/2020

782,1

4.961,70

4.179,60

5/2020

675,6

4.847,40

4.171,80

6/2020

673,7

5.896,7

5.223

7/2020

768,5

7.569,9

6.801,4

8/2020

789,9

8.381,8

7.591,9

9/2020

813,2

7.917,6

7.104,4

Tổng

7.432,4

56.896,8

49.464,3

Thứ hai, cán cân vãng lai không vượt quá 2% GDP. Tính đến tháng 6/2020 tỷ lệ này chưa tới 1% GDP (tạm tính). Tuy nhiên, nếu tính bình quân 12 tháng liên tiếp thì cán cân vãng lai của Việt Nam đã vượt quá 2% GDP do năm 2019 thặng dư cán cân vãng lai lên tới hơn 5% GDP.

Thứ ba, mua ròng ngoại hối vượt quá 2% GDP trong vòng 12 tháng liên tiếp. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, mua ròng ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ước tính vào khoảng 9,15 tỷ USD; vượt xa mức 2% GDP theo tiêu chí của Mỹ.

Đây được xem là một trong những nỗ lực mở rộng biện pháp trừng phạt với các đối tác thương mại quốc tế của chính quyền Tổng thống Donald Trump, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết, tính đến tháng 6 năm 2020, Thụy Sĩ và Việt Nam đã can thiệp rất nhiều vào thị trường tiền tệ để ngăn chặn việc điều chỉnh cán cân thanh toán hiệu quả.

Thụy Sĩ, Việt Nam biện minh cho cáo buộc

Đáp lại cáo buộc của Bộ Tài chính Mỹ, ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cho biết họ không thao túng tiền tệ và cách tiếp cận chính sách tiền tệ của họ sẽ không thay đổi, đồng thời nói thêm rằng họ "vẫn sẵn sàng can thiệp mạnh hơn vào thị trường ngoại hối".

Bộ Thương mại Việt Nam từ chối bình luận về báo cáo và chuyển các câu hỏi lên Bộ Ngoại giao.

Trong thông cáo vừa phát đi sáng 17/12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua – trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung - nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng. Thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của hàng loạt các yếu tố, trong đó có các yếu tố liên quan tới các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua – trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung - nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng. (Ảnh: sbv. gov)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua – trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung - nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng. (Ảnh: sbv. gov)

Việc Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ can thiệp thời gian qua nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời củng cố Dự trữ ngoại hối Nhà nước - vốn ở mức thấp so với các nước trong khu vực để tăng cường an ninh tài chính tiền tệ quốc gia.

Việt Nam coi trọng mối quan hệ kinh tế-thương mại ổn định và bền vững với Hoa Kỳ. Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Hoa Kỳ quan tâm trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợi, tiến tới quan hệ thương mại hài hòa, bền vững.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.

Báo cáo thao túng tiền tệ giữa năm của cơ quan Mỹ cho biết “ít nhất một phần hành động can thiệp ngoại hối của Việt Nam nhằm đẩy tiền đồng xuống để có lợi thế thương mại, trong khi ít nhất một phần hành động của Thụy Sĩ là nhằm đẩy đồng franc Thụy Sĩ xuống để ngăn chặn sự cân bằng hiệu quả, điều chỉnh thanh toán”.

Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết cả Việt Nam và Thụy Sĩ đã vượt quá ba tiêu chí đo lường của Bộ Tài chính với một "biên độ đáng kể".

Quan chức này cho biết những phát hiện trong báo cáo Kho bạc, vốn đã được các nhà phân tích ngoại hối dự đoán rộng rãi, vẫn chưa được thảo luận với “chính truyền tiếm danh” Joe Biden.

Động thái gắn nhãn Thụy Sĩ và Việt Nam diễn ra khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán làm lệch “dòng chảy thương mại” và gia tăng thâm hụt của Hoa Kỳ với các đối tác thương mại, một nguyên nhân "gây khó chịu" cho Tổng thống Trump - với lời hứa thu hẹp khoảng cách thương mại của Hoa Kỳ.

Bộ Tài chính cho biết sự can thiệp ngoại hối của Thụy Sĩ tổng cộng chiếm 14% GDP. Trong khi Việt Nam - quốc gia đã chứng kiến ​​làn sóng đầu tư nước ngoài lớn hơn bởi các công ty tìm cách tránh thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc, đã can thiệp hơn 5% GDP.

Hoa Kỳ muốn hợp tác và đưa các quốc gia về ‘dưới ngưỡng thao túng’

Quan chức Bộ Tài chính cho biết Hoa Kỳ muốn hợp tác với cả hai quốc gia để đưa họ trở lại dưới ngưỡng thao túng, và từ chối suy đoán về việc liệu quá trình này có thể dẫn đến việc Hoa Kỳ đánh thuế hàng hóa của họ hay không.

Một trong số các biện pháp khắc phục được quy định trong luật của Hoa Kỳ nhằm điều chỉnh báo cáo tiền tệ - là hạn chế quyền tiếp cận của các quốc gia vi phạm - đối với các hợp đồng mua sắm của chính phủ Hoa Kỳ và phát triển tài chính.

Việt Nam có thể bị áp thuế theo một cuộc điều tra riêng của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ - hiện đang được tiến hành - xem xét nguyên nhân khiến tiền đồng bị định giá thấp. Các phát hiện của Bộ Tài chính có thể ảnh hưởng đến cuộc điều tra này, và chính quyền Trump có thể nhanh chóng tiến hành cuộc điều tra này.

Danh sách theo dõi

Bộ Tài chính cũng cho biết "danh sách giám sát" của họ về các quốc gia “đáp ứng một số tiêu chí" đã đạt con số 10, với sự bổ sung của Đài Loan, Thái Lan và Ấn Độ. Những nước khác trong danh sách bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Singapore và Malaysia.

Báo cáo cũng cho biết Ấn Độ và Singapore cũng đã can thiệp vào thị trường ngoại hối theo cách "bền vững, bất đối xứng", nhưng vẫn chưa đến mức độ bị liệt vào danh sách “thao túng tiền tệ”.

Đức Duy

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Bộ Tài chính Mỹ ‘dán nhãn’ Việt Nam, Thụy Sĩ là các nước thao túng tiền tệ