Bloomberg và Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Với mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc, tỷ phú Michael Bloomberg bất đắc dĩ thành hàn thử biểu đo cảm xúc Trung Quốc ở xã hội Mỹ hiện tại. Ông trùm truyền thông Bloomberg đã luôn ủng hộ Trung Quốc một cách đáng kinh ngạc, nhất là từ khi nước này trắng trợn thực hiện chính sách đường lưỡi bò độc chiếm hầu hết Biển Đông.

Ủng hộ Trung Quốc bất chấp quyền lợi của nước Mỹ

Năm 2019, vị tỷ phú này đã tuyên bố tạo lập một diễn đàn kinh tế thế giới đặt ở Bắc Kinh không thua kém diễn đàn Davos toàn cầu. Ngay trước khi tuyên bố tranh cử tổng thống 2020, ông đã tham dự một sự kiện khai trương kéo dài 2 ngày, 21 và 22/11/2021, tại Bắc Kinh với sự góp vui của tỷ phú Bill Gates và 500 nhân vật quan trọng khác đến từ Bắc Kinh và nhiều quốc gia khác.

Trùm truyền thông Bloomberg đã luôn nhiệt thành chống chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Ông coi mức thuế 10-25% mà chính quyền Trump áp lên gần 500 tỷ USD hàng hoá từ Trung Quốc như “giết chết việc làm ở Mỹ, gây thui chột sáng kiến và làm căng thẳng các quan hệ của Mỹ trên toàn cầu”.

Báo chí Mỹ còn “vạch trần” nhiều bằng chứng cho thấy Bloomberg thiên vị có hệ thống đối với Bắc Kinh, kể cả khi những hành động phi đạo đức của chính phủ này đang bị cả thế giới lên án. Ví dụ, năm 2013, Bloomberg bỗng gỡ loạt bài phanh phui vụ tham nhũng động trời liên quan đến một số lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Một số phóng viên và biên tập viên đã bỏ việc để phản đối sự việc này.

Với kỳ vọng giúp cường quốc thứ hai thế giới đối phó với suy giảm tài khoản vãng lai, từ 1/4/2019, Bloomberg cho khởi động một kế hoạch 20 tháng trực tiếp giúp 364 công ty Trung Quốc, trong đó có 159 công ty của nhà nước, để có thể bơm 150 tỷ USD vào chợ chứng khoán nước này, bất chấp điều đó sẽ gây hại trực tiếp cho các nhà đầu tư Mỹ, theo báo Washington Post.

Thường xuyên gặp quan chức tuyên truyền hàng đầu Trung Quốc

Tờ Breitbart hôm 17/5 công bố báo cáo về các lần gặp gỡ “trong vài năm” của ông Bloomberg và giới chức Trung Quốc, cho thấy tỷ phú Michael Bloomberg và các cộng sự tại tập đoàn tin tức này thường xuyên gặp gỡ với các quan chức tuyên truyền hàng đầu của ĐCSTQ.

Ông Michael Bloomberg và Jiang Jianguo, Giám đốc Văn phòng Tuyên truyền Đối ngoại Trung ương (Ảnh: Văn phòng Tuyên truyền Đối ngoại Trung ương Trung Quốc)

Chi tiết về báo cáo điều tra được ghi trong cuốn sách của tác giả Alex Marlow mang tên: “Breaking the News: Exposing the Establishment Media’s Hidden Deals and Secret Corruption” (tạm dịch: Giải mã tin tức: Vạch trần những thỏa thuận ẩn giấu và tham nhũng bí mật của giới truyền thông chủ lưu).

Sau khi xem xét các tài liệu, tác giả cho biết: Các nhà tuyên truyền Trung Quốc có khả năng tác động và kiểm soát ở mức độ nào đó đối với tập đoàn Bloomberg LP (công ty mẹ của hãng tin Bloomberg News). Tất cả đều được đặt theo tên của nhà sáng lập, tỷ phú Michael Bloomberg.

Ông Bloomberg cũng là nhà tài trợ lớn cho Đảng Dân chủ. Ông cũng từng phát biểu đầy hào hứng về Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức hàng đầu khác của Bắc Kinh, theo Breitbart.

Vào ngày 19/8/2015, ông Bloomberg gặp gỡ ông Tưởng Kiến Quốc, giám đốc Văn phòng Thông tin thuộc Hội đồng Nhà nước (SCIO). Ông Tưởng khi đó còn là phó trưởng ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Trung Quốc. Với chức vụ này ông Tưởng đóng vai trò như thứ trưởng về tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong cuộc họp nêu trên, hai bên thỏa thuận về các thức “trao đổi và hợp tác quốc tế về truyền thông”.

Bloomberg và Trung Quốc từng thảo luận về Biển Đông và BRI

Đặc biệt, vào ngày 13 tháng 7 năm 2016, các giám đốc điều hành của Bloomberg đã gặp ông Tưởng tại Bắc Kinh. Lần này hai bên thảo luận về hợp tác chiến lược “Vành đai – Con đường” (BRI) và Biển Đông.

Trung Quốc lấy cớ phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền mạnh mẽ “‘một vành đai, một con đường’ kỹ thuật số”, tiếp tục áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt và Big Data ở các quốc gia Á - Phi để thu thập tin tức từ dân chúng, nhằm tiến hành khống chế những nước này…
Trung Quốc lấy cớ phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền mạnh mẽ “‘một vành đai, một con đường’ kỹ thuật số”, tiếp tục áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt và Big Data ở các quốc gia Á - Phi để thu thập tin tức từ dân chúng, nhằm tiến hành khống chế những nước này… (Wikimedia Commons)

Cuộc họp này diễn ra ngay trước khi Tòa trọng tài quốc tế tại La Hay ra phán quyết bác bỏ cơ sở pháp lý cho yêu sách đường lưỡi bò (đường 9 đoạn) của Trung Quốc ở Biển Đông.

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường là dự án toàn cầu của Trung Quốc nhằm giành ưu thế kinh tế trên toàn thế giới thông qua một mạng lưới dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ do Bắc Kinh tài trợ, nhằm hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập. Các nhà phân tích đã chỉ ra rằng dự án này thực chất là một cái “bẫy nợ”. Các quốc gia bị gài bẫy để vay tiền Trung Quốc, đầu tư xây dựng dự án khổng lồ mà sẽ đi đến vỡ nợ, sau đó buộc phải gán tài sản thế chấp (thường là một phần lãnh thổ) cho Trung Quốc. Ở Việt Nam, chúng ta có thể phần nào quan sát được cách thức Trung Quốc vận hành “bẫy nợ” này thông qua dự án Cát Linh - Hà Đông.

Breitbart còn liệt kê nhiều cuộc họp khác vào các năm sau đó giữa các lãnh đạo hàng đầu Bloomberg và các quan chức tuyên truyền của ĐCSTQ.

Nhiều nhà phân tích cho rằng Bloomberg đã đọc sai bản chất và tham vọng của “giấc mộng Trung Hoa” đầy nghi ngại. Niềm tin của ông có nguy cơ tàn phá an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ. Bởi thế không ngạc nhiên khi truyền thông Mỹ gần đây chung nhận định tỷ phú giàu thứ 14 thế giới không thể đại diện cho một nước Mỹ chưa bao giờ lại “chống Trung” và “bài Trung” mạnh mẽ như bây giờ.

Mộc Trà



BÀI CHỌN LỌC

Bloomberg và Trung Quốc