Bị Tổng thống Trump tấn công dồn dập, các hãng công nghệ Trung Quốc lùi về ‘ao làng’, ‘ăn bám’ chính quyền

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi “cuộc chiến công nghệ” Mỹ-Trung ngày càng mở rộng, các công ty công nghệ Trung Quốc đang nỗ lực “lùi về” tìm kiếm thị phần trong nước, trong khi Bắc Kinh định hướng thay thế các công nghệ của Mỹ bằng các ứng dụng bản địa.

Bị chính quyền Trump tấn công dồn dập, Bắc Kinh định hướng ngành CNTT cần ‘tự lực cánh sinh’

Trong những tháng gần đây, chính quyền địa phương và các công ty nhà nước Trung Quốc như China Telecom đã công bố các kế hoạch nhằm thúc đẩy một hệ sinh thái công nghệ tự phát triển để thay thế thiết bị của Intel, Microsoft, Oracle và IBM.

Một chỉ số cổ phiếu công nghệ thông tin (CNTT) của Trung Quốc là .CSIINT đã tăng gần 30% trong năm nay, gấp đôi mức tăng của blue-chip .CSI300 .

Wu Kan, giám đốc danh mục đầu tư tại Soochow Securities Co, người đã đầu tư vào các hạng mục công nghệ địa phương, bao gồm Dịch vụ & Phần mềm Quốc gia Trung Quốc, cho biết: “Chúng tôi đang thấy nhiều hành động của Mỹ chống lại các công ty như China National Software & Service Co Ltd, Tập đoàn Công nghệ Greatwall Trung QuốcPhần mềm Văn phòng Kingsoft Bắc Kinh”.

Một số chuyên gia theo dõi thị trường cảnh báo rằng mặc dù các công ty Trung Quốc có thể mất nhiều năm để bắt kịp các đối thủ toàn cầu, định giá cổ phiếu công nghệ Trung Quốc đang tăng vọt lên đến 60 lần thu nhập mỗi cổ phiếu. Tuy nhiên, Wu cho biết mức giá này là dựa vào sự hỗ trợ trực tiếp của chính phủ.

Cú huých cho Huawei

Chính quyền địa phương đang gấp rút thành lập các liên đoàn công nghiệp để thúc đẩy việc sử dụng các công nghệ xử lý Kunpeng của Huawei.

Tuần trước, công ty con Wuchang của China Unicom đã hợp tác với Huanghe Technology, công ty sản xuất máy chủ và PC sử dụng công nghệ Kunpeng. Vào tháng 5/2020, nhà phân phối CNTT Digital China cho biết họ đang xây dựng các nhà máy để sản xuất PC và máy chủ sử dụng CPU Kunpeng.

Cũng trong tháng 5 này, China Telecom cho biết họ sẽ mua khoảng 56.314 máy chủ trong năm 2020, 1/5 trong số đó sử dụng chip Kunpeng và Hygon Dhyana - đối thủ của các thương hiệu Mỹ Intel và AMD, trong một động thái được coi là để thúc đẩy “nội địa hóa” của Bắc Kinh.

Trong một buổi trình diễn sản phẩm dành cho nhà đầu tư Haigon Information Technology - nhà sản xuất chip Hygon Dhyana, Zhang Chi - Chủ tịch Xin Ding Capital cho biết: “Trung Quốc phải thúc đẩy sự thay thế trong nước để tránh bị bóp nghẹt, ngay cả khi công nghệ hiện tại của họ bị tụt hậu.

Hiện tại, khoảng 95% máy chủ Trung Quốc sử dụng CPU của Intel.

Zhang cho rằng sẽ là một thảm họa, “nếu một ngày nào đó, ông Trump cấm Intel bán CPU cho Trung Quốc”.

Zhang kỳ vọng các cơ quan chính phủ Trung Quốc sẽ thay thế tất cả các máy tính sử dụng chip của Mỹ trong 5 năm tới.

Ngành CNTT Trung Quốc giành thị phần trong nước, lợi bất cập hại

Chính quyền Trump gần đây đã tăng cường các hạn chế đối với Huawei Technologies của Trung Quốc và trừng phạt các ứng dụng do Trung Quốc sở hữu là TikTok, WeChat, và Alibaba. Washington cũng triển khai sáng kiến ​​"Mạng lưới sạch" để loại trừ các công ty công nghệ Trung Quốc bị coi là mối đe dọa an ninh quốc gia.

Theo Jie Lu, trưởng bộ phận nghiên cứu về Trung Quốc của Robeco, dưới áp lực của Hoa Kỳ, các nhà cung cấp Trung Quốc đang sẵn sàng lui về... giành thị phần trong nước.

Lu nói: “Trung Quốc sẽ tăng cường đầu tư, nghiên cứu và phát triển cho các ngành công nghiệp quan trọng như chất bán dẫn”.

Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn mới đây với CNBC, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định nước này vẫn đi đầu về công nghệ, bởi Trung Quốc không sở hữu nguồn nhân tài như thung lũng Silicon.

"Trung Quốc, dù rất phát triển, không có những thiên tài như ở thung lũng Silicon, những người mặc áo ngủ ra đường nhưng đáng giá tới 2 tỷ USD. Trung Quốc không thể có được những tài năng đó, và họ cơ bản thừa nhận điều này", ông Trump nói trên CNBC.

Dù vậy, để giải quyết nhu cầu thay thế trước mắt, các "ông lớn" công nghệ vẫn nhắm vào thị trường nội địa. Guo Xing, quan chức phụ trách “quan hệ các nhà đầu tư” cho biết: ”Beijing Baolande Software Corp cũng coi chính quyền địa phương và các khách hàng tài chính là động lực tăng trưởng mới [phù hợp với] nhu cầu thay thế”.

Tuy nhiên, Brian Bandsma, giám đốc danh mục đầu tư của Vontobel Asset Management có trụ sở tại New York, cho biết cơ hội về nhu cầu thay thế sẽ bị hạn chế, do các dịch vụ địa phương ít cạnh tranh hơn và tỷ lệ chấp nhận có thể lâu hơn dự kiến.

Trần Đức



BÀI CHỌN LỌC

Bị Tổng thống Trump tấn công dồn dập, các hãng công nghệ Trung Quốc lùi về ‘ao làng’, ‘ăn bám’ chính quyền