Bất chấp việc người dân chịu cảnh ‘cắt điện diện rộng’, ĐCS Trung Quốc vẫn ‘‘trả đũa’ Úc bằng cấm nhập khẩu than

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo số liệu phân tích của Công ty dữ liệu Kpler, hơn 50 tàu chở hàng triệu tấn than của Úc vẫn “mắc kẹt” ngoài khơi Trung Quốc do lệnh cấm nhập khẩu của Bắc Kinh, dù người dân nước này đang khổ sở hứng chịu cảnh “cắt điện diện rộng” với tình trạng thiếu điện và than.

Căng thẳng Úc-Trung bắt đầu gia tăng vào tháng 4/2020 sau khi Canberra kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về phản ứng ban đầu của Bắc Kinh trước dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Những hành động này khiến Bắc Kinh gọi chính quyền Úc là “con rối” của Washington.

Thẳng tay ‘trả đũa’ Canberra

Không có gì lạ khi sau động thái này, Úc dễ dàng trở thành mục tiêu trả đũa của Bắc Kinh, khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc và là điểm đến của gần 40% hàng hóa xuất khẩu của nước này.

Vào ngày 6/11, chính phủ Morrison đã cáo buộc Trung Quốc làm tăng rủi ro thương mại và vi phạm các cam kết công khai, khi một loạt các lĩnh vực xuất khẩu của Úc chịu sự gián đoạn từ phía Bắc Kinh. Phân tích mới cho thấy thiệt hại của Úc có thể có giá trị lên tới 19 tỷ USD/năm.

Bắc Kinh đã từng cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản năm 2010 vì tranh chấp lãnh thổ; giảm nhập khẩu cá của Na Uy năm 2010 sau khi nước này trao Giải Nobel hòa bình cho một nhân vật bất đồng chính kiến của Trung Quốc; hạn chế nhập khẩu chuối của Philippines năm 2012 vì tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông); gây trở ngại cho hàng hóa của Mông Cổ sau khi nước này đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 2016; và tẩy chay các doanh nghiệp của Hàn Quốc vào năm 2017 vì nước này cho phép triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa.

Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẵn sàng làm như vậy có lẽ vì chính quyền này tự tin rằng họ không phải trả giá nhiều.

Riêng đối với mặt hàng than, công ty BHP của Úc hồi đầu tháng đã tiết lộ rằng một số khách hàng Trung Quốc gần đây đã hoãn mua than đá.

Hiện tại, hơn 50 tàu chở than của Úc vẫn “mắc kẹt” ngoài khơi Trung Quốc do lệnh cấm nhập khẩu của Bắc Kinh.

Trong khi đó, “không giống như nhóm của Trump-Pompeo, chính quyền ‘giả định’ Biden sẽ không mong đợi Úc cư xử với Trung Quốc một cách quyết liệt. Biden chắc chắn sẽ hy vọng các đồng minh của Mỹ, bao gồm Úc, sẽ ‘theo kịp’ Mỹ nói chung và phối hợp chặt chẽ với các chiến lược của Mỹ”, tờ báo Global Times của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho biết.

Tờ báo này lưu ý rằng Trung Quốc sắp kết thúc “một nước Úc thẳng thắn” ở Châu Á-Thái Bình Dương, và còn đưa ra dự đoán về một thời điểm - mà căng thẳng với Trung Quốc sẽ được xoa dịu để phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ, với Joe Biden là tổng thống “giả định”.

Tàu chở hàng triệu tấn than của Úc vẫn “mắc kẹt” ngoài khơi Trung Quốc do lệnh cấm nhập khẩu của Bắc Kinh, dù người dân nước này đang khổ sở hứng chịu cảnh “cắt điện diện rộng” với tình trạng thiếu điện và than. (Ảnh của Ian Forsyth / Getty Images)

Hứng chịu hậu quả ‘cắt điện diện rộng’ sau màn ‘múa kiếm điên cuồng’

Tại thành phố Nghĩa Ô ở miền đông Trung Quốc, nhiều ngày qua chính quyền Trung Quốc đã không cho mở đèn đường và giới hạn thời gian hoạt động của các công xưởng.

Tại thành phố Ôn Châu vùng duyên hải, chính quyền đã khuyến nghị một số công ty không mở điều hòa không khí trong văn phòng để sưởi ấm, trừ khi nhiệt độ xuống gần mức 0 độ C. Công nhân tỉnh Hồ Nam thuộc miền nam Trung Quốc cho biết họ phải leo thang bộ lên hàng chục tầng, do không thể dùng thang máy.

Theo nguồn tin gần đây của truyền thông nhà nước Trung Quốc, nhu cầu về than quá lớn đến nỗi những bên mua tranh nhau, bằng cách lái xe tải lớn đến xếp hàng dài ở cổng các mỏ than tại tỉnh Hà Nam.

Những biện pháp hạn chế khiến nhiều người dân thấy hoang mang, lo lắng về vấn đề sưởi ấm hoặc hoạt động làm ăn buôn bán bị khốn đốn. Trong khi chính quyền nỗ lực trấn an rằng có đủ năng lượng để cho mọi người sưởi ấm, bảo đảm hoạt động kinh tế.

Chính quyền Trung Quốc bác bỏ quan điểm rằng nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt năng lượng hiện nay là vì lệnh cấm nhập khẩu than từ Úc, chỉ ra rằng chưa đến 8% lượng than tiêu thụ của Trung Quốc trong năm 2018 là than nhập khẩu; hầu hết than nhập khẩu từ Úc được sử dụng để sản xuất gang thép và các kim loại khác chứ không để phát điện.

Tuy nhiên, theo Trung tâm Dữ liệu Than đá Trung Quốc, than đá Úc chiếm đến 25% tổng lượng than nhập khẩu dùng cho nhiệt điện của quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Nhiều nhà phân tích cho rằng việc Trung Quốc cấm nhập khẩu than của Úc đang phản tác dụng, chẳng khác gì việc Bắc Kinh đang “tự bắn vào chân mình”.

Tâm An



BÀI CHỌN LỌC

Bất chấp việc người dân chịu cảnh ‘cắt điện diện rộng’, ĐCS Trung Quốc vẫn ‘‘trả đũa’ Úc bằng cấm nhập khẩu than