Tại sao Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc phải ký 'Hiệp định viện trợ lẫn nhau về an ninh lương thực'?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc đã ký một thỏa thuận hợp tác, trong đó, các khu vực này sẽ hỗ trợ lương thực cho nhau trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, điều này khiến người dân lo ngại lần nữa là về tình trạng an ninh lương thực của Trung Quốc.

Trung Quốc đang đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu lương thực. Ngày 7/9, trong cuộc họp thường niên CIFTIS (Hội chợ Thương mại Dịch vụ Quốc tế Trung Quốc) tại Bắc Kinh, một diễn đàn đã được tổ chức để thảo luận về các chủ đề nóng, ví dụ như duy trì chuỗi cung ứng thực phẩm của đất nước.

Tại cuộc họp này, Cục Dự trữ Thực phẩm và Chiến lược Quốc gia (NFSRA) đã ký các thỏa thuận hợp tác sản xuất và tiếp thị với tám vùng sản xuất ngũ cốc lớn - Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Nội Mông, Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Tây và Sơn Đông. Đồng thời, Cục Dự trữ Thực phẩm và Chiến lược ở Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc cũng đã ký một thỏa thuận viện trợ lẫn nhau về cung cấp lương thực.

Trận lũ lụt nghiêm trọng ở miền nam Trung Quốc đã kéo dài hơn ba tháng trong năm nay, và khiến sản lượng ngũ cốc vụ hè giảm đáng kể. Các tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm, những khu vực sản xuất ngũ cốc chính, gần đây đã trải qua ba trận bão liên tiếp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng, đặc biệt là ngô.

Trước tình hình đó, Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc đã ký một thỏa thuận hợp tác, trong đó, các khu vực này sẽ hỗ trợ lương thực cho nhau trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, điều này khiến người dân địa phương lo ngại lần nữa là về tình trạng an ninh lương thực.

Thời tiết khắc nghiệt gây ra khủng hoảng thiếu lương thực

Ba tỉnh vùng Đông Bắc là Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc, là những “nền móng” nổi tiếng về an ninh lương thực của Trung Quốc, với 1/5 tổng sản lượng ngũ cốc quốc gia đến từ các tỉnh này.

Từ ngày 27/8 đến ngày 8/9, trong vòng chưa đầy nửa tháng, các cơn bão Bavi, Maysak và Haishen lần lượt đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm. Mưa to và gió lớn đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các loại cây trồng như ngô và lúa.

Theo báo cáo của các ngành nông nghiệp địa phương, sau khi ba đợt bão đổ bộ vào Hắc Long Giang và Cát Lâm, và hạn hán kéo dài đã tàn phá ở Liêu Ninh, một loạt thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng đến ngô ở hầu hết các khu vực của các tỉnh này. Do đó, sản xuất sẽ bị giảm từ 20 đến 30%.

Việc giảm sản lượng ngô thực tế chắc chắn sẽ khiến giá tăng. Theo một báo cáo do Hiệp hội Tài chính công bố ngày 10/9, giá ngô trong nước liên tục tăng trong thời gian gần đây và đã tăng 20% ​​so với cùng kỳ năm ngoái.

Đồng thời, theo báo cáo được Bloomberg công bố ngày 8/9, Trung Quốc có thể trở thành nước nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới năm 2020. Theo Reuters, Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu ngô của Mỹ do nước này thật sự đối mặt với sự thiếu hụt ngô lần đầu tiên trong nhiều năm.

Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc đã ký một thỏa thuận hợp tác, trong đó, các khu vực này sẽ hỗ trợ lương thực cho nhau trong trường hợp khẩn cấp (Ảnh: getty images)
Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc đã ký một thỏa thuận hợp tác, trong đó, các khu vực này sẽ hỗ trợ lương thực cho nhau trong trường hợp khẩn cấp (Ảnh: getty images)

Một báo cáo do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố ngày 11/9 cho thấy vào ngày 3/9, doanh số xuất khẩu ngô hàng tuần sang Trung Quốc là 1,137 triệu tấn; Trung Quốc đã đặt hàng mua 1,967 triệu tấn ngô của Mỹ trong tuần 10 - 16/7, là lượng đặt mua theo tuần lớn nhất được ghi nhận. Dựa trên các số liệu trong và ngoài nước, có thể thấy rằng Trung Quốc đang thiếu hụt lượng ngô rất lớn và nhu cầu nhập khẩu ngô rất cấp thiết.

Tuy nhiên, NFSRA đã đưa ra một thông báo hôm 11/9 tuyên bố rằng diện tích trồng ngũ cốc vụ thu năm nay đã tăng đều đặn và tình hình hiện tại nói chung là bình thường. Nếu không có thiên tai lớn nào xảy ra trong những tháng tới, vụ thu năm nay dự kiến ​​sẽ có một vụ mùa bội thu khác.

Vụ mùa thất bát - ĐCSTQ ngụy biện ‘chỉ do lãng phí, không thiếu lương thực’

Sản lượng ngũ cốc vụ thu chiếm khoảng 3/4 sản lượng ngũ cốc hàng năm ở Trung Quốc hiện nay. Lũ lụt nghiêm trọng ở miền Nam kéo dài ba tháng trong năm nay chủ yếu xảy ra trên các lưu vực sông Dương Tử, sông Hoài và Sào Hồ nên không thể gieo hạt ngay lập tức.

Lấy huyện Lư Giang, phía tây nam của Sào Hồ làm ví dụ. Theo truyền thống, đây là khu vực sản xuất ngũ cốc chính - một “khu trình diễn nông nghiệp hiện đại quốc gia” được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố, và là một trong những khu vực sản xuất gạo chính ở Trung Quốc. Tuy nhiên, huyện đang chịu ảnh hưởng của lũ lụt, khó gieo trồng vụ thu.

Ở các khu vực khác khi nước lũ rút đi, các lớp trầm tích rất dày vẫn còn. Tại thời điểm này, cần nhiều nỗ lực để làm sạch lớp bùn lắng và cả rác thải do lũ mang đến.

Trong tình hình hiện tại, dường như không thể triển khai cái gọi là “trồng lại vụ thu” ngay lập tức như các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ đã tuyên truyền.

Có thể thấy rằng ngũ cốc vụ thu từ các khu vực sản xuất ngũ cốc chính ở lưu vực sông Dương Tử, sông Hoài và Sào Hồ không còn có thể được tính đến nữa. Các khu vực sản xuất ngũ cốc chính ở ba tỉnh Đông Bắc bị ảnh hưởng bởi ba cơn bão gần đây cũng đang phải đối mặt với việc giảm sản lượng ngũ cốc vì cây trồng bị thiệt hại nghiêm trọng.

Trong bối cảnh đó, ĐCSTQ tiếp tục bịa đặt những lời nói dối mới để lừa gạt người dân. Tại cuộc họp CIFTIS, COFCO (Tổng công ty Ngũ cốc, Dầu và Thực phẩm Quốc gia Trung Quốc) chỉ ra rằng mỗi năm, Trung Quốc lãng phí hơn 385,8 triệu tấn thực phẩm trong quá trình lưu trữ, vận chuyển và chế biến. Giảm lãng phí thực phẩm sẽ giúp giải quyết vấn đề dự trữ thực phẩm.

Nhận xét của COFCO có thể được hiểu là: “Có đủ lương thực, nhưng việc bảo quản không đúng cách của người nông dân đã làm thất thoát quá nhiều. Hãy nhanh chóng nộp chúng lại và để ĐCSTQ giúp bạn cất giữ nó”. Tuy nhiên, người dân có thể đặt câu hỏi, vậy chuyện gì đang xảy ra với “cát dưới đống ngô trong kho dự trữ COFCO” mà báo chí phanh phui gần đây?

Cứu các thành phố lớn - Lời nhắc về thảm kịch Nạn Đói lớn

Truyền thông Trung Quốc đã công bố “việc xếp hạng mức độ tự cung cấp thực phẩm” của Trung Quốc vào năm 2019, trong đó Bắc Kinh xếp hạng thấp nhất, tiếp theo là Thượng Hải, Chiết Giang, Quảng Đông và Phúc Kiến. Các tỉnh này phải dựa vào các khu vực khác để đảm bảo có đủ lương thực cung cấp cho người dân trong thời kỳ khủng hoảng.

Trước tình hình hiện tại, Bắc Kinh đã lựa chọn hợp tác với 8 khu vực sản xuất ngũ cốc chính ở phía bắc, đồng thời ký kết thỏa thuận hợp tác tiếp thị và sản xuất ngũ cốc. Sau khi ba cơn bão gần đây trực tiếp đổ bộ vào ba tỉnh đông bắc, Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận viện trợ an ninh lương thực với Thiên Tân và Hà Bắc.

Thỏa thuận chung giữa Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc là một lời nhắc nhở về thảm kịch đã xảy ra trong Nạn Đói Lớn (từ năm 1959 đến năm 1961).

Chen Zhenhuan, thư ký của Lý Tĩnh Toàn (khi đó là bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên), nhớ lại như sau: Trong thời kỳ Nạn Đói Lớn, Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình khi đó đã ra một lệnh "cứng rắn" cho Lý Tĩnh Toàn. Đặng nói rằng ngay cả khi nguồn cung cấp lương thực của Tứ Xuyên bị thiếu hụt, dự trữ ngũ cốc phải được thu gom và chuyển đến các thành phố lớn, chẳng hạn như Bắc Kinh và Thượng Hải. Nghĩa là “chỉ những người ở Tứ Xuyên mới có thể chết, chứ không phải những người ở Bắc Kinh hay Thượng Hải…” Kết quả là 10 đến 12 triệu người ở Tứ Xuyên đã chết đói, theo số liệu chính thức, nhưng một số học giả tin rằng con số này còn cao hơn rất nhiều, từ 40 đến 50 triệu người.

Trung Quốc đã hứng chịu hàng loạt các đại dịch, lũ lụt, hạn hán, bão và châu chấu trong năm nay. Và bây giờ một cuộc khủng hoảng thiếu lương thực đã xuất hiện. Một khi chuỗi cung ứng lương thực quốc tế bị phá vỡ, an ninh lương thực của Trung Quốc sẽ gặp phải những hậu quả thảm khốc.

Tác giả: Huidong Zhang đã từng là tổng giám đốc tại Rightway China Real Estate ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Ông lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh và sau đó làm việc cho Công ty TNHH Tập đoàn Công nghiệp nặng Đại Liên.

Thủy Tiên

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc phải ký 'Hiệp định viện trợ lẫn nhau về an ninh lương thực'?