Bắc Kinh rơi vào tình trạng mà Marx miệt thị - triển vọng âm u của ‘cải cách phía cầu’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bắc Kinh đã đặt ra thuật ngữ mới “cải cách phía cầu” của nền kinh tế sau 5 năm tuyên truyền về “cải cách phía cung”, kế hoạch dường như bị phá sản bởi thương chiến và leo thang trừng phạt doanh nghiệp Trung Quốc của Tổng thống Trump. Nhưng trớ trêu là cơ cấu thu nhập của Bắc Kinh - chìa khóa thành công của chiến lược này - sớm rơi vào tình trạng mà Marx dùng để miệt thị chủ nghĩa tư bản…

Hậu quả của chính sách thúc đẩy tổng cung (theo trường phái Keynes) và rủi ro thương chiến với Mỹ đã làm chậm lại hiệu quả và tiến độ của chương trình “tái cơ cấu tổng cung” - hiện đã đẩy Bắc Kinh vào thế bí, rất khó để tái cơ cấu và xây dựng thể chế hữu hiệu để có thể theo đuổi chính sách tái cơ cấu phía cầu.

Hậu quả của Keynes tại Trung Quốc: Nợ căng phồng và Khủng hoảng dư cung

Trường phái John Maynard Keynes tin rằng để sửa chữa khuyết điểm “bàn tay vô hình” của Adam Smith thì cần sự can thiệp của chính phủ. Chính phủ chi tiêu, đầu tư sẽ tạo động lực kích thích tăng trưởng và tái cân bằng tốt hơn cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith không phải có khiếm khuyết, mà chỉ đơn giản rằng nó không thể hữu ích khi tiền tệ không còn dựa trên bản vị vàng, bị thao túng bởi chính quyền, và hệ thống ngân hàng thì ra sức thúc đẩy nợ dựa trên hệ số nhân tiền trong hệ thống (tức là 100 đồng gửi vào một ngân hàng thương mại thì cả hệ thống ngân hàng thương mại có thể cho vay ra 500 đồng).

Khi cấu trúc kinh tế thế giới phát triển và định hình như hiện nay, hiển nhiên trường phái Keynes trở thành nền tảng lý luận, là căn cứ để mọi chính quyền mạnh tay chi tiêu, vay nợ và mở rộng quyền lực của mình. Chỉ có điều,Trung Quốc đã lạm dụng lý thuyết của Keynes quá lâu và quá triệt để đến mức tạo ra nhiều hậu quả bất cân đối cho bảng cân đối tài chính của chính phủ và doanh nghiệp: đó chính là nợ.

Keynes tin rằng ngay cả khi chính phủ đào đường lên rồi lấp lại cũng tạo ra GDP cao hơn cho nền kinh tế. Và Trung Quốc áp dụng triệt để lý thuyết này; đầu tư ồ ạt vào sản xuất, xây dựng, bất động sản bất chấp hiệu quả. Kết quả dẫn đến cuộc khủng hoảng dư cung 5 năm trước.

Tình trạng dư cung tại các ngành công nghiệp nặng của Trung Quốc gây ra những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu. Trong số đó, điển hình là ngành thép, xi măng, và than đá - nơi nguồn cung vượt xa mức cầu của thị trường. Sản lượng thép của Trung Quốc lớn hơn tổng sản lượng của Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ và Nga cộng lại. Bên cạnh đó, chỉ trong vòng hai năm 2015-2016, sản lượng xi măng của Trung Quốc đã cao bằng với mức mà Mỹ sản xuất trong suốt thế kỷ 20.

Có thể nói, tình trạng dư cung của Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành công nghiệp của nước này trong nhiều năm - gây thiệt hại tới không chỉ các khía cạnh kinh tế của đất nước mà còn tới cả nền kinh tế toàn cầu nói chung và tăng trưởng của Trung Quốc nói riêng.

Không những thế, tình trạng này còn tạo ra căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và các nước phát triển, khi những nước này cáo buộc Bắc Kinh bán phá giá các sản phẩm tại thị trường của họ.

“Cải cách cơ cấu tổng cung” trở thành khẩu hiệu, trung tâm của kế hoạch cải cách kinh tế, khởi xướng bởi Chủ tịch Tập Cận Bình, kể từ tháng 11/2015. Không chỉ dừng lại ở truyền thông trong nước, khẩu hiệu này đã mang tầm cỡ quốc tế sau các bài phát biểu của Chủ tịch Tập tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu. Chương trình này bao gồm một loạt các chính sách nhằm cắt giảm dư thừa nguồn cung, đóng cửa một số công ty “xác sống”, hỗ trợ cho lĩnh vực công nghiệp được ưa chuộng mà chưa hoạt động hiệu quả.

Keynes tin rằng ngay cả khi chính phủ đào đường lên rồi lấp lại cũng tạo ra GDP cao hơn cho nền kinh tế. Và Trung Quốc áp dụng triệt để lý thuyết này... (Ảnh: Pixabay)
Keynes tin rằng ngay cả khi chính phủ đào đường lên rồi lấp lại cũng tạo ra GDP cao hơn cho nền kinh tế. Và Trung Quốc áp dụng triệt để lý thuyết này... (Ảnh: Pixabay)

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đề ra chương trình tái cấu trúc mô hình tăng trưởng, từ mô hình dựa vào xuất khẩu sang mô hình tăng trưởng dựa vào tiêu dùng (tăng tỷ lệ đóng góp của tiêu dùng cá nhân trong GDP). Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm 2016, chính phủ đã hoàn thành được 48% kế hoạch là cắt giảm sản xuất 45 triệu tấn thép.

Tuy nhiên, ngay tại thời điểm ông Tập tuyên bố về chương trình cải cách tổng cung này, giới chuyên gia nhận định rằng chương trình này không mấy khả thi do các nguyên nhân sau: (i) các địa phương khó có thể đóng cửa các nhà máy hiện còn nợ tiền tại ngân hàng; (ii) lượng lao động dôi dư quá lớn. Theo Reuter, chỉ riêng ngành thép và than đá, lượng lao động dôi dư lên tới 6 triệu lao động. Trung Quốc hiện có quỹ khoảng 100 tỷ USD để trợ cấp cho 6 triệu lao động này.

Không may cho Trung Quốc, khi chương trình tái cơ cấu tổng cung còn bộn bề khó khăn và chưa tiến được bao xa thì thương chiến Mỹ - Trung kích hoạt năm 2017, liên tục leo thang gay gắt cho tới nay, làm giảm đáng kể tiến độ, hiệu quả của chương trình tái cơ cấu lớn này. Biểu hiện cụ thể của sự thất bại chương trình tái cơ cấu tổng cung của Trung Quốc là sự suy giảm trong tăng trưởng GDP trầm trọng nhất trong vòng 44 năm qua, các vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp nhà nước địa phương, nợ chính quyền địa phương mất kiểm soát và cứu trợ ngân hàng nhỏ đã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Không chỉ vậy, đầu tư ồ ạt bất chấp hiệu quả để chạy theo tăng trưởng còn tạo ra bong bóng giá bất động sản trầm trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc hiện phải đối mặt với khoảng 50 thành phố ma, 64,5 triệu căn hộ ma không người ở trong khi giá bất động sản đắt đỏ đến mức người lao động và giới trung lưu của Trung Quốc ngày một khó có thể tiếp cận.

Vay nợ đã giúp Trung Quốc duy trì tăng trưởng nóng trong nhiều thập kỷ nhưng ngược lại cũng đầu độc bảng cân đối của chính quyền từ trung ương đến địa phương cũng như của doanh nghiệp nước này. Đây cũng là nút thắt khiến việc xoay chuyển chiến lược sang tổng cầu của nền kinh tế có thể bế tắc thực sự.

Trung Quốc đối mặt 'sự nghèo khó trong xã hội dư thừa' - thứ mà Marx dùng để miệt thị chủ nghĩa tư bản

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đặt ra một thuật ngữ mới, "cải cách phía cầu" của nền kinh tế, trong cuộc họp gần đây nhất, nhằm bổ sung cho "cải cách bên cung" đang diễn ra của Bắc Kinh nhằm cân bằng tốt hơn nền kinh tế quốc gia, theo đường lối chính thức.

Nhưng lo lắng của Trung Quốc trong cải cách tổng cầu dường như không phải là quy mô của tổng cầu mà là cấu trúc - vốn bất cân đối trầm trọng - của tổng cầu. Nên nhớ rằng mong muốn thúc đẩy tiêu dùng trong nước cũng nằm trong quan tâm của Bắc Kinh từ năm 2015, nhưng tới nay, sự ì ạch của tiêu dùng nội địa (hay còn gọi là quy mô tổng cầu) vẫn hết sức khiêm tốn. Hiển nhiên, lỗi không nằm ở quy mô dân số 1,4 tỷ dân (lớn nhất toàn cầu) mà là ở cơ cấu thu nhập của dân cư.

Đâu là nguyên nhân tiêu dùng thấp của Trung Quốc? Một Trung Quốc sau hàng thập kỷ tăng trưởng nóng, một Trung Quốc đứng thứ hai thế giới và không ngại dùng tiền để thao túng bộ máy chính quyền toàn cầu, rải bẫy nợ qua dự án vành đai con đường, thâu tóm công nghệ tiên tiến nhất bằng tiền từ các nền kinh tế lớn, giăng bẫy điệp vụ khắp Mỹ và Châu Âu?

Một Trung Quốc kiên định với con đường chủ nghĩa cộng sản, luôn tuyên truyền vì người nghèo, đấu tranh vì giai cấp vô sản. Một nơi như thế, với lý tưởng như thế, với quảng bá về đất nước “thiên đường trần gian” như thế - hẳn là Trung Quốc sẽ không còn tồn tại giai cấp vô sản, người nghèo và người bất hạnh chứ?

Nhưng không phải, sự lúng túng của Bắc Kinh trong việc không thể thúc đẩy cầu tiêu dùng suốt nửa thập kỷ qua đã lật lớp mặt nạ “đạo đức và lý tưởng” mà Bắc Kinh đã dày công tô vẽ kể từ năm 1949. Quá nhiều người nghèo, gần một tỷ người không có quyền chi tiêu ở Trung Quốc chính là nguyên nhân thất bại của chính sách “tái cơ cấu tổng cầu” - một cái tên mỹ miều có hàm lượng chuyên môn và có vẻ rất khoa giáo của họ.

Đáng buồn cười ở chỗ, chính Karl Marx, ông tổ của chủ nghĩa cộng sản mà Bắc Kinh tôn thờ, người kịch liệt phê phán chủ nghĩa tư sản, người chỉ ra vấn đề cốt lõi của chủ nghĩa tư sản và xem đó như nguyên nhân, lý do để kêu gọi chiến đấu vũ trang chống lại chủ nghĩa tư sản - đó là sự tiêu dùng quá thấp và hiện tượng “sự nghèo khó trong xã hội dư thừa” trong tầng lớp lao động.

Khớp với lý tưởng của Marx, Trung Quốc đang đối mặt với thực trạng “sự nghèo khó trong xã hội dư thừa” của đất nước, sau 70 năm theo đuổi lý tưởng của Marx để xóa bỏ điều này. Cuối cùng, Trung Quốc tạo ra kết cục này một cách trầm trọng hơn nhiều nền kinh tế tư bản khác mà nó chỉ trích trong gần một thập kỷ phê phán và đối đầu.

Không chỉ ở Trung Quốc, vào ngày 10 tháng 4 năm 1963, Tổng thống John F. Kennedy đã viết một bức thư về người nghèo cho Phó Tổng thống lúc đó là Lyndon B. Johnson. Ông bày tỏ lo ngại rằng, một phần sáu người Mỹ - người dân của một trong những quốc gia giàu có nhất - đang sống trong cảnh nghèo đói khủng khiếp “dưới mức tối thiểu về y tế, nhà ở, thực phẩm và giáo dục - trong các khu ổ chuột của các thành phố, trong các trại lao động di cư, các khu vực kinh tế trì trệ, khu cho người da đỏ".

Vẫn còn quá sớm để đoán những chính sách cụ thể mà Bắc Kinh đang xem xét về “phía cầu”. Nhưng hướng rõ ràng để Trung Quốc làm giàu cho người dân là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và cải thiện mức độ bao phủ phúc lợi xã hội.

Hướng rõ ràng để Trung Quốc làm giàu cho người dân là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và cải thiện mức độ bao phủ phúc lợi xã hội.(Ảnh của Andrea Verdelli / Getty Images)
Hướng rõ ràng để Trung Quốc làm giàu cho người dân là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và cải thiện mức độ bao phủ phúc lợi xã hội.(Ảnh của Andrea Verdelli / Getty Images)

Cũng cần lưu ý rằng Bộ Chính trị đã tuyên bố sẽ ngăn chặn tình trạng “mở rộng tư bản một cách mất trật tự” - ngụ ý rằng tư bản đã tăng quá nhiều và phải được cắt giảm.

Có một câu nói ở Trung Quốc rằng mua một căn hộ mới ở một thành phố thường đòi hỏi phải có “sáu ví” trong một hộ gia đình Trung Quốc - có nghĩa là một cặp vợ chồng trẻ và cha mẹ hai bên phải chi tiêu tiết kiệm cả đời.

Một lĩnh vực cần cải cách có thể là thị trường nhà đất của đất nước này.

Nhưng một điều cần biết là phân phối của cải quốc gia là gì, và một điều khác là "thực sự phân phối lại của cải quốc gia một cách hợp lý - giữa lao động và tư bản, cũng như giữa người dân và nhà nước". Marx đã cung cấp một phân tích về vấn đề này, nhưng ông ấy không bao giờ đưa ra một giải pháp cụ thể.

Vì vậy, đáng chờ đợi để xem ông Tập sẽ làm thế nào để xây dựng một xã hội công bằng hơn ở Trung Quốc, nơi quyền lực và tiền bạc ngày càng tập trung.

Giáo sư Michael Pettis, chuyên gia hàng đầu về kinh tế và tài chính Trung Quốc có phân tích về nội dung này:

Trong cuộc họp tuần trước, Bộ Chính trị đã đặt ra một thuật ngữ mới, "cải cách từ phía cầu", đi cùng với những cải cách từ phía cung mà họ đã hứa từ lâu. Như một phần của vấn đề này, họ kêu gọi các giải pháp cho "chênh lệch thu nhập, hệ thống an sinh xã hội thiếu sót và bất hợp lý giá bất động sản".

Nhưng đây không phải là lời hứa dễ thực hiện, các ràng buộc của giá và thị trường bất động sản với sự an nguy của các ngân hàng thương mại hiện đã quá lớn và quá rủi ro. Thêm vào đó, việc tái phân phối lại tài sản cho "1 tỷ người Trung Quốc không có quyền chi tiêu" cần thời gian trong việc cắt bỏ các thế lực tư bản thân hữu, phân phối lại tài sản từ các thế lực thân hữu với chính quyền Trung Quốc (hay bất cứ chính quyền nào) chưa bao giờ là câu chuyện dễ dàng. Rất có thể phải đánh đổi bằng cả máu và khủng hoảng kéo dài.

Nhà phân tích Zhou Xin nói rằng cải cách phía cầu không chỉ là thúc đẩy nhu cầu, như trước đây, với việc đầu tư nhiều hơn, mà là cải cách những trở ngại về cơ cấu và thể chế đối với nhu cầu: cụ thể là phân phối thu nhập thấp cho các hộ gia đình.

Theo đánh giá của giáo sư Michael Pettis, hiển nhiên đây là cách duy nhất để Trung Quốc có thể phát triển mà không làm gánh nặng nợ xấu đi nhanh chóng, họ chỉ cần sự phân phối lại thu nhập này. Nhưng giáo sư Pettis cũng nghi ngờ tình trạng “bình mới rượu cũ” sẽ tiếp tục diễn ra. Dù sao, nhà phân tích Xin nói đúng, thay vì chỉ kêu gọi tiêu dùng nhiều hơn, Bắc Kinh nên cố gắng cải cách phân phối thu nhập theo hướng thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Giáo sư Pettis cho rằng, để giải quyết vấn đề này sẽ đòi hỏi Bắc Kinh phải phân phối lại thu nhập, kèm theo đó là phân phối lại cả quyền lực chính trị (vốn rất khó khăn), nhưng điều đó cho thấy Bắc Kinh đang tán thành luận điểm "chiến tranh thương mại là chiến tranh giai cấp" - có lẽ một cách gián tiếp ủng hộ giả thuyết tiết kiệm dư thừa (thanh khoản dư thừa - saving gluts ) do ông Bernanke, thống đốc Ngân hàng Trung ương Mỹ nhiệm kỳ trước tạo ra trên thế giới.

Lê Minh

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Bắc Kinh rơi vào tình trạng mà Marx miệt thị - triển vọng âm u của ‘cải cách phía cầu’