Bắc Kinh kìm hãm những ‘gã khổng lồ' công nghệ - Nhiều tỷ phú trong ‘tầm ngắm’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tăng cường nỗ lực kiềm chế một số công ty quyền lực nhất của Trung Quốc; điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tư và giáng một đòn vào các doanh nhân giàu nhất đất nước này.

Bắc Kinh hôm thứ Ba (ngày 10/11) đã công bố các quy định để loại bỏ tận gốc các hoạt động độc quyền trong ngành công nghiệp Internet, tìm cách hạn chế ảnh hưởng ngày càng tăng của các tập đoàn như Alibaba Group Holding Ltd. và Tencent Holdings Ltd.

Cổ phiếu các ông lớn công nghệ 'lao dốc' trước ‘gọng kìm siết chặt' của Bắc Kinh

Các quy tắc đã khiến cả hai cổ phiếu này sụt giảm “loạn xạ” trong hai ngày và làm bùng phát rộng hơn việc bán tháo cổ phiếu Trung Quốc. Những hạn chế mới đối với lĩnh vực tài chính đã gây ra cú sốc, khi đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trị giá 35 tỷ USD của Ant Group Co bị đình chỉ.

Chính phủ của ông Tập đang dần thắt chặt sự kìm kẹp lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cho đến gần đây, Bắc Kinh đã tiếp cận tương đối chặt chẽ đối với các doanh nghiệp thống trị các ngành công nghiệp tài chính kỹ thuật số, thương mại điện tử và internet đang phát triển của Trung Quốc.

Ma Chen, một đối tác có trụ sở tại Bắc Kinh tại Văn phòng Luật sư Han Kun, cho rằng các nhà chức trách lo ngại rằng các công ty đã trở nên quá quyền lực. “Đây là một thời khắc quan trọng”, ông Chen nói.

Jack Ma, Giám đốc điều hành của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba, phát biểu trong chuyến thăm của mình tại hội chợ khởi nghiệp và đổi mới Vivatech, ở Paris vào ngày 16 tháng 5 năm 2019. (Ảnh của Philippe LOPEZ / AFP / Getty Images)
Jack Ma, Giám đốc điều hành của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba, phát biểu trong chuyến thăm của mình tại hội chợ khởi nghiệp và đổi mới Vivatech, ở Paris vào ngày 16 tháng 5 năm 2019. (Ảnh của Philippe LOPEZ / AFP / Getty Images)

Chỉ riêng Alibaba, Ant và Tencent đã dẫn đầu tổng vốn hóa thị trường gần 2 nghìn tỷ USD trước tuần trước, dễ dàng vượt qua những gã khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước như Bank of China Ltd. để trở thành những công ty có giá trị nhất của đất nước.

Đợt bán tháo hôm thứ Tư (ngày 11/11) khiến cổ phiếu của Alibaba giảm thêm 7%, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2020 tại Hong Kong. Đó là sau khi Alibaba giảm 5% hôm thứ Ba (ngày 10/11). Các nhà phân tích ước tính rằng mức định giá 280 tỷ USD của Ant có thể bị giảm một nửa do các quy định chặt chẽ hơn. Cả hai công ty đều do tỷ phú Jack Ma, doanh nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc đồng sáng lập.

Tencent, gã khổng lồ từ game cho đến thanh toán điện tử - đã giúp nhà đồng sáng lập Pony Ma trở thành người giàu nhất Trung Quốc - đã giảm tới 6% vào thứ Tư (ngày 12/11) tại Hong Kong sau khi giảm 4,4% vào ngày hôm trước.

Meituan, công ty khởi nghiệp giao đồ ăn, từ đó đã mở rộng sang lĩnh vực đặt phòng khách sạn và vé xem phim, giảm thêm 6% trước khi ghi nhận lỗ. Nó đã giảm 10,5% hôm thứ Ba.

Đề xuất mới nhất của ĐCSTQ được cho là theo sự giám sát chặt chẽ đối với các công ty công nghệ trên toàn thế giới, khi các nhà quản lý điều tra mức độ mà những gã khổng lồ Internet từ Facebook Inc. đến Alphabet Inc. của Google có thể tận dụng sự thống trị của họ.

Người tiêu dùng ở Trung Quốc trong những năm gần đây đã phản đối “sự xâm nhập dần quyền riêng tư của họ thông qua công nghệ - từ nhận dạng khuôn mặt đến phân tích dữ liệu lớn - từ một số tập đoàn lớn nhất thế giới như gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba đến nhà điều hành WeChat - Tencent.

Các gã khổng lồ ‘không được vượt ra' ngoài tầm tay ĐCSTQ

Bắc Kinh đang ngày càng tìm cách giảm bớt ảnh hưởng mà một số tập đoàn công nghệ của họ sử dụng đối với một phạm vi rộng lớn của nền kinh tế.

Chính quyền Trung Quốc đã điều tra các thỏa thuận độc quyền của một chi nhánh âm nhạc của Tencent với các nhà xuất bản vào năm ngoái và gần đây nhất, đã sửa đổi các quy định để kiềm chế rủi ro đối với các tổ chức cho vay vi mô đang phát triển nhanh như Ant Group.

Điều này đã khiến kế hoạch IPO của Ant bị “trật bánh” vào tuần trước, trước khi nó hoàn thành đợt chào bán lớn nhất thế giới.

Các quy tắc mới được đề xuất dựa trên Luật chống độc quyền của Trung Quốc. Theo các quy định do Cục Quản lý thị trường Nhà nước công bố, những người vi phạm có thể bị buộc phải thoái vốn tài sản, tài sản trí tuệ hoặc công nghệ, giải phóng cơ sở hạ tầng và điều chỉnh thuật toán của họ.

Ma Huateng, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Tencent Holdings Ltd tham dự Triển lãm Công nghiệp Dữ liệu lớn Quốc tế Trung Quốc 2017 tại Trung tâm Hội nghị Sinh thái Quốc tế Quý Dương vào ngày 28 tháng 5 năm 2017 ở Quý Dương, Trung Quốc. (Ảnh của Lintao Zhang / Getty Images)
Ma Huateng, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Tencent Holdings Ltd tham dự Triển lãm Công nghiệp Dữ liệu lớn Quốc tế Trung Quốc 2017 tại Trung tâm Hội nghị Sinh thái Quốc tế Quý Dương vào ngày 28 tháng 5 năm 2017 ở Quý Dương, Trung Quốc. (Ảnh của Lintao Zhang / Getty Images)

Các đại diện từ Alibaba, Tencent, ByteDance Ltd. (chủ sở hữu TikTok) và 24 gã khổng lồ công nghệ khác - đã tham dự cuộc họp với các nhà quản lý từ các cơ quan chống độc quyền và không gian mạng vào đầu tháng này - để thảo luận về các vấn đề từ “cạnh tranh không lành mạnh” cho đến “hàng giả”.

Các cơ quan quản lý cho biết trong một tuyên bố sau đó: “Các nền tảng Internet không nằm ngoài phạm vi của luật chống độc quyền, cũng không phải là nơi sinh sôi của những cạnh tranh không lành mạnh”.

Các cơ quan quản lý đã điều tra tính hợp pháp của việc Cheng Wei’s Didi Chuxing mua lại hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc của Uber Technologies Inc; và WeChat của Tencent chi phối nhiều khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của người Trung Quốc từ thanh toán đến chơi game.

Alibaba và Tencent hiện thống trị mảng thương mại điện tử và trò chơi, họ đã cùng nhau đầu tư hàng tỷ USD vào hàng trăm công ty di động và internet đang phát triển, giành được vị thế ông hoàng trên thị trường điện thoại thông minh và internet lớn nhất thế giới.

Kendra Schaefer, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kỹ thuật số tại công ty tư vấn Trivium China ở Bắc Kinh, cho biết: “ĐCSTQ đang phải đối mặt với những mâu thuẫn trong việc trao quyền cho các công ty công nghệ trong nước để cạnh tranh quốc tế, trong khi vẫn giữ các hoạt động ảnh hưởng thị trường của họ trong tầm kiểm soát”.

Mô hình sở hữu đặc biệt

ĐCSTQ cũng có thể yêu cầu các công ty vận hành cái gọi là Mô hình sở hữu đặc biệt (VIE) - một công cụ mà hầu như mọi công ty internet lớn của Trung Quốc dùng để thu hút đầu tư nước ngoài và niêm yết ở nước ngoài - nộp đơn xin phê duyệt quy định cụ thể.

Han Kun Law của Jack Ma cho biết quy định cụ thể liên quan đến việc yêu cầu phê duyệt Mô hình sở hữu đặc biệt cũng nên được nhiều người trong ngành quan tâm. Mô hình này chưa bao giờ được chính thức xác nhận bởi Bắc Kinh nhưng đã được các ông lớn công nghệ như Alibaba sử dụng để niêm yết cổ phiếu của họ ở nước ngoài.

Theo mô hình này, các tập đoàn Trung Quốc sẽ chuyển lợi nhuận cho một công ty nước ngoài với cổ phần mà các nhà đầu tư nước ngoài sau đó có thể sở hữu.

Được dẫn đầu bởi Sina Corp. và các chủ ngân hàng đầu tư của mình trong đợt phát hành lần đầu ra công chúng năm 2000, khuôn mẫu mô hình sở hữu đặc biệt này dựa trên nền tảng pháp lý không ổn định; và các nhà đầu tư nước ngoài đã lo lắng về việc những khoản tiền của họ sẽ bay hơi trong một đêm.

Jack Ma nói: “Nó sẽ không chỉ có tác động to lớn đến Alibaba mà còn đối với tất cả các công ty sử dụng mô hình kinh doanh nền tảng và cấu trúc mô hình sở hữu đặc biệt".

DB



BÀI CHỌN LỌC

Bắc Kinh kìm hãm những ‘gã khổng lồ' công nghệ - Nhiều tỷ phú trong ‘tầm ngắm’