Anh cắt giảm viện trợ cho Trung Quốc tới 95%

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều chính trị gia Anh quốc kinh ngạc vì nước này vẫn thừa tiền tài trợ cho Trung Quốc lâu nay. Hàng thập kỷ đổ tiền viện trợ để thúc đẩy dân chủ càng khiến tình trạng dân chủ tồi tệ hơn với các bằng chứng không thể chối cãi về cuộc diệt chủng lạnh mổ cướp tạng những người tu Phật của Tây Tạng và Pháp Luân Công, những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Phương Tây không thể muối mặt tiếp tục đổ tiền sau khi đã cáo buộc Bắc Kinh vi phạm nhân quyền.

Văn phòng Phát triển Đối ngoại và Thịnh vượng chung (FCDO) của Vương quốc Anh vừa qua đã tuyên bố sẽ cắt giảm 95% ngân sách viện trợ cho các chương trình ở Trung Quốc.

Ngoại trưởng Dominic Raab đã công bố kế hoạch phân bổ vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) của bộ Ngoại giao Anh cho giai đoạn 2021-2022 trong một văn bản gửi Quốc hội hôm 21 tháng 4 năm nay.

Ông cho biết, Anh sẽ chỉ chi 900.000 GBP cho các sáng kiến ​​nhân quyền ở Trung Quốc cùng với một số tài trợ bổ sung trong năm nay để đáp ứng các thỏa thuận của hợp đồng cũ. Con số này có nghĩa Bộ Ngoại giao Anh cắt giảm 95% kế hoạch viện trợ tại Trung Quốc. Số tiền dành cho Trung Quốc trong năm 2021-2022 hầu như chỉ để duy trì các dự án (vốn là cam kết cũ) đang triển khai.

Ông Raab cho biết thay vì tài trợ cho Trung Quốc, bộ Ngoại giao Anh sẽ dành tiền tăng cường viện trợ nhằm tạo ra “ảnh hưởng tích cực ở châu Phi và xoay trục chiến lược ngoại giao về Ấn Độ - Thái Bình Dương”, phù hợp với một chiến lược lớn hơn của Anh được công bố vào tháng trước.

Động thái này diễn ra không chỉ do Anh cắt giảm viện trợ cho các nền kinh tế khác vì khó khăn sau Đại dịch viêm phổi Vũ Hán, mà sâu xa hơn còn vì các tuyên bố của Anh cùng EU và Mỹ cáo buộc tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Trung Quốc. Cuộc diệt chủng lạnh người Duy Ngô Nhĩ, những người Pháp Luân Công và Tây Tạng vốn tu luyện trong Phật gia đã bị chính quyền Bắc Kinh đàn áp dã man hàng chục năm qua, với hàng triệu cái chết bất thường có liên quan sâu sắc và không thể chối cãi với ngành công nghiệp ghép tạng "thịnh vượng nhất thế giới" của chính quyền Bắc Kinh.

Mặt khác, Bắc Kinh đang nổi lên là một thể chế đe dọa ổn định và hòa bình của toàn cầu. Hàng tỷ USD, EUR, bảng Anh rót về cho Bắc Kinh nhân danh vì nhân quyền, bình đẳng, dân sinh.. .nhưng đổi lại Bắc Kinh vi phạm nhân quyền ngày một trầm trọng. Sử dụng khoản tiền từ bức hại nhân quyền, lao động nô lệ, mổ cướp tạng để tấn công lại cả thế giới.

Mặt khác, cách đây vài hôm, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố họ không còn người nghèo. Điều này có nghĩa Bắc Kinh đã trở thành một nền kinh tế phát triển và các hoạt động tài trợ đổ vào Bắc Kinh không khác gì dệt hoa trên gấm.

FCDO sẽ chi 8,1 tỷ GBP vốn ODA vào năm tới, tương đương khoảng 80% tổng ngân sách viện trợ của Vương quốc Anh. Khoảng một nửa số tiền này sẽ hỗ trợ các chương trình ở châu Phi, một “sự chuyển hướng lớn” sang Đông Phi nơi Anh xác định một “lợi ích chiến lược quốc gia”, ông Raab cho biết.

1/3 ngân sách viện trợ của Bộ Ngoại giao Anh sẽ được chi cho Ấn Độ - Thái Bình Dương và Nam Á khi tài trợ cho các dự án về biến đổi khí hậu và các xã hội mở, đồng thời củng cố các liên kết thương mại hậu Brexit, ông nói thêm.

"Kết quả của danh mục vốn đầu tư này đánh dấu một sự thay đổi chiến lược khi đặt ngân sách viện trợ của chúng tôi vào hỗ trợ cho các hoạt động ngoại giao, chuyên môn khoa học và công nghệ và quan hệ đối tác kinh tế của chúng tôi trong khi giải quyết các thách thức toàn cầu", ông Raab cho biết.

Bà Sarah Champion, nghị sĩ Đảng Lao động, chủ tịch ủy ban phát triển quốc tế của Hạ viện, đã hoan nghênh việc cắt giảm tài trợ cho Trung Quốc nhưng nói rằng "thật ngạc nhiên" khi một nền kinh tế lớn như vậy vẫn nhận viện trợ của Anh.

“Trong bối cảnh cắt giảm viện trợ sâu rộng cho một số quốc gia nghèo nhất thế giới, thật đáng kinh ngạc là Vương quốc Anh vẫn cung cấp viện trợ ODA cho Trung Quốc”, bà cho biết (theo Politico).

“Tôi thấy rằng những người đóng thuế ở Vương quốc Anh sẽ mong muốn viện trợ cho các quốc gia đang trên bờ vực khủng hoảng nhân đạo hơn là cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này”.

Nghị sĩ Đảng Bảo thủ Bob Seely, một người chỉ trích Bắc Kinh lâu năm, cũng hoan nghênh việc cắt giảm này khi lưu ý rằng Trung Quốc giàu hơn Anh và có một ngân sách quốc phòng lớn.

Ông Raab cũng phải đối mặt với sự chỉ trích từ Đảng Lao động và Đảng Dân chủ Tự do vì đã công bố các khoản phân bổ trong một tuyên bố bằng văn bản cho quốc hội mà không phân ra chi tiết theo quốc gia.

“Việc lén đưa ra một tuyên bố bằng văn bản vào cuối ngày cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với cả quốc hội khi đang xem xét kỹ lưỡng các khoản cắt giảm này và các tổ chức viện trợ khi đang điều trần về việc chi tiêu lần đầu tiên hiện nay”, bà Champion cho biết.

Bà Layla Moran, người phát ngôn của Đảng Dân chủ Tự do về các vấn đề đối ngoại, cho biết chính phủ đang trốn tránh “sự giám sát từ các nghị sĩ vì họ biết điều này gây tổn hại như thế nào đến uy tín của Vương quốc Anh trên trường thế giới".

Hơn 200 tổ chức phi chính phủ bao gồm Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, Oxfam và Care International đã kêu gọi chính phủ đảo ngược việc cắt giảm này mà họ mô tả là "một cú đánh bi thảm đối với nhiều người bị thiệt thòi nhất trên thế giới".

“Trong một năm mà Vương quốc Anh có cơ hội thể hiện vai trò lãnh đạo tại G7 và COP26, việc rút các khoản đầu tư quan trọng cần thiết để giữ cho mọi người an toàn sức khỏe trước các đại dịch, trước xung đột và biến đổi khí hậu là một hành động sai lầm”, họ nói trong một tuyên bố chung.

Thủy Tiên

Theo Politico



BÀI CHỌN LỌC

Anh cắt giảm viện trợ cho Trung Quốc tới 95%