Ấn Độ dự kiến 'loại bỏ' Huawei của Trung Quốc do lo ngại an ninh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tuần qua, các quan chức viễn thông Ấn Độ cho biết sau từ ngày 15 tháng 6 năm 2021, các nhà mạng chỉ có thể mua một số loại thiết bị nhất định từ “các nguồn đáng tin cậy” được chính phủ phê duyệt và New Delhi cũng có thể sẽ lập một danh sách đen các nhà cung cấp “không được mua sắm”. Hai quan chức giấu tên cho biết Huawei có thể sẽ nằm trong danh sách bị cấm vận này.

Theo Reuters, Ấn Độ có khả năng sẽ ngăn các nhà cung cấp dịch vụ di động của họ sử dụng thiết bị viễn thông do Huawei của Trung Quốc sản xuất, hai quan chức chính phủ cho biết, theo các quy định về mua sắm thiết bị vật tư sẽ có hiệu lực vào tháng Sáu năm nay.

New Delhi đang ngày càng cảnh giác trong vấn đề kinh doanh công nghệ mới với các công ty Trung Quốc khi lo ngại an ninh tăng cao và căng thẳng Trung - Ấn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Chính quyền Tổng thống Narendra Modi cũng được cho là mong muốn thúc đẩy các nhà sản xuất Ấn Độ tự lực hơn trong việc sản xuất thiết bị viễn thông phục vụ thị trường trong nước.

Huawei và ZTE từ lâu đã rơi vào tầm ngắm của Washington do cáo buộc cài đặt cửa hậu trong các thiết bị viễn thông để phục vụ công tác gián điệp cho chính phủ Trung Quốc. Dưới thời chính quyền Tổng thống Trump, Huawei đã bị đưa vào danh sách đen do các lo ngại liên quan đến an ninh quốc gia. Các doanh nghiệp Mỹ muốn làm ăn với Huawei phải được Bộ Thương mại Mỹ cấp giấy phép, và chỉ được xuất khẩu những mặt hàng không gây rủi ro an ninh quốc gia.

Cuối nhiệm kỳ, ông Trump ban hành sắc lệnh chặn đứng nguồn cung chip toàn cầu với hãng viễn thông Trung Quốc. Sắc lệnh này buộc các nhà sản xuất sử dụng công nghệ hoặc thiết bị sản xuất chip của Mỹ phải được Mỹ cho phép nếu muốn xuất khẩu cho Huawei. Kể từ đó đến nay, việc bị siết nguồn cung chip đã đẩy Huawei vào tình cảnh khó khăn. Nhưng có vẻ như tình hình tại Ấn Độ còn được khuếch đại hơn nữa do mối quan hệ căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh liên quan đến vấn đề biên giới chung.

Tuần qua, các quan chức viễn thông Ấn Độ cho biết sau từ ngày 15 tháng 6 năm 2021, các nhà mạng chỉ có thể mua một số loại thiết bị nhất định từ “các nguồn đáng tin cậy” được chính phủ phê duyệt và New Delhi cũng có thể sẽ lập một danh sách đen các nhà cung cấp “không được mua sắm”. Hai quan chức giấu tên cho biết Huawei có thể sẽ nằm trong danh sách bị cấm vận này.

“Chúng tôi không thể ưu tiên lợi ích kinh tế nếu một khoản đầu tư gây ra rủi ro về an ninh quốc gia", một trong những quan chức cho biết.

Bộ phận viễn thông đã không đưa thêm bình luận về Huawei, cũng không cung cấp thông tin chi tiết về các nguồn đáng tin cậy và danh sách đen mua sắm.

Tuy nhiên, một quan chức giấu tên, nói với Reuters rằng ZTE Corp, một công ty công nghệ khác của Trung Quốc, cũng có thể bị “gạch tên”.

Huawei và ZTE đang bị giám sát vì bị cáo buộc đã cài đặt các lỗ hổng “cửa sau” để làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc.

Cả hai đều phủ nhận các cáo buộc trên. Huawei còn tuyên bố rằng họ sẵn sàng tham gia một thỏa thuận "không có cửa sau" với Ấn Độ để giảm bớt lo ngại về an ninh. (reut.rs/3bCS9V8 )

Hiện Huawei và ZTE vẫn chưa trả lời các yêu cầu bình luận.

Hai trong số ba nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn của Ấn Độ là Bharti Airtel và Vodafone Idea sử dụng thiết bị của Huawei. Các nhà phân tích trong ngành cho biết bất kỳ hạn chế nào đối với thiết bị của Huawei đều có thể đẩy chi phí lên cao.

Các hợp đồng bảo trì thiết bị và mạng của công ty Trung Quốc thường rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh châu Âu như Ericsson và Nokia và số lượng thiết bị này ở Ấn Độ rất hạn chế.

Ấn Độ đã bắt đầu xem xét lại việc phê duyệt một vài trong số 150 đề xuất đầu tư của Trung Quốc trị giá hơn 2 tỷ USD đã bị hoãn lại sau khi hai nước xảy ra tranh chấp vào hồi tháng 6 năm ngoái.

“Chúng tôi đã bắt đầu phê duyệt các đề xuất đầu tư, trong đó có một số là đến từ Trung Quốc, nhưng chúng tôi sẽ không tiến hành phê duyệt trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng viễn thông và tài chính”, một quan chức chính phủ cấp cao nói với Reuters.

Các quan chức cũng nói rằng Ấn Độ sẽ không dỡ bỏ các lệnh cấm ban hành vào năm ngoái đối với hơn 100 ứng dụng di động của Trung Quốc và không cho phép các công ty Trung Quốc đấu thầu cổ phần trong các công ty nhà nước như Air India và nhà máy lọc dầu Bharat Petroleum Corp Ltd.

Ấn Độ có kế hoạch huy động 23,57 tỷ USD trong 12 tháng tới kể từ ngày 1 tháng 4 năm nay bằng cách bán các công ty nhà nước.

Bộ tài chính Ấn Độ đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Một trong những nguồn tin cho biết, cuộc đụng độ biên giới Ấn Độ - Trung Quốc, tồi tệ nhất trong gần 4 thập kỷ, đã làm xấu đi mối quan hệ vốn đã mong manh và “việc lấy lại lòng tin sẽ là một chặng đường dài”, một trong những nguồn tin cho biết.

Bộ công nghệ Ấn Độ đã không trả lời yêu cầu bình luận về lệnh cấm ứng dụng.

Đức Duy

Theo Reuters

 



BÀI CHỌN LỌC

Ấn Độ dự kiến 'loại bỏ' Huawei của Trung Quốc do lo ngại an ninh