Ăn cắp bí mật nước ngoài: Bí quyết tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nền kinh tế Trung Quốc phát triển được như ngày nay phần nhiều nhờ vào nhiều thập kỷ gián điệp kinh tế nhằm đoạt lấy tài sản công nghệ, sở hữu trí tuệ, và bí quyết kinh tế của phương Tây.

Chiến lược kinh tế dài hạn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là thay thế trật tự thế giới hậu Thế chiến thứ 2 - hiện do Hoa Kỳ thống trị, sử dụng khuôn khổ tiền tệ quốc tế Bretton Woods - bằng một “hệ thống tư bản độc tài” do Bắc Kinh kiểm soát. Đặc điểm chính của chủ nghĩa tư bản độc tài ở đây là “nền kinh tế tư bản với các giá trị dân chủ và tự do bị xói mòn”.

Chiến lược này của Bắc Kinh bao gồm việc thâm nhập, hợp tác, và tận dụng các tổ chức quốc tế, từ đó tiếp cận nguồn lực, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, công nghệ tiên tiến, và các phương pháp kỹ thuật từ phương Tây. Mục đích là khiến ngành công nghiệp Trung Quốc vượt lên trước mọi đối thủ ngoại quốc trong cuộc đua về công nghệ thế hệ tiếp theo và trong khả năng sản xuất. Nói tóm lại, Trung Quốc muốn đạt được vị thế thống trị kinh tế thế giới trong tương lai. Để thực hiện chiến lược này, ĐCSTQ đã dành nhiều ‘tâm huyết’, nhân lực, và tiền bạc để tiến hành các hoạt động gián điệp kinh tế.

Hoạt động gián điệp kinh tế của ĐCSTQ bao gồm đánh cắp bí mật thương mại, thông tin độc quyền, và sở hữu trí tuệ, từ đó tạo ra lợi thế cho các công ty trong nước, đồng thời gây bất lợi cho đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Vì sao ĐCSTQ phải làm như vậy? Bởi vì các nhà khoa học, kỹ sư, và nhà đổi mới tài năng của Trung Quốc hầu hết đã bị ‘xử lý’ trong thập kỷ tàn khốc của cuộc Cách mạng Văn hóa Vô sản ‘vĩ đại’ của Mao Trạch Đông (1966-1976), khiến nền công nghiệp và năng lực kỹ thuật của Trung Quốc thua xa phương Tây.

Theo một báo cáo từ Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia Mỹ, các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc trong việc hiện đại hóa quân đội, phát triển mô hình kinh tế dựa trên công nghệ, và đạt được vị thế địa chính trị... đều phụ thuộc vào các hoạt động gián điệp kinh tế.

Hoạt động tình báo

Các điệp viên và các nhà phân tích làm việc tại Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc (MSS) và Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) đều tập trung vào việc thu thập thông tin tình báo. MSS phải chịu trách nhiệm trước Quốc vụ viện - cơ quan hành chính quyền lực nhất của Trung Quốc - và Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ trong việc tiến hành các hoạt động tình báo trên toàn thế giới. Ban chỉ đạo Tình báo PLA phải báo cáo cho Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC) mọi vấn đề liên quan đến tình báo con người (HUMINT), tình báo kỹ thuật, và tình báo không gian mạng.

Theo tỷ phú Trung Quốc Guo Wengui, có hơn 25.000 sĩ quan tình báo Trung Quốc và hơn 15.000 người Mỹ đang hoạt động cho ĐCSTQ tại Hoa Kỳ.

Gián điệp không gian mạng là một nhiệm vụ quan trọng để lấy được các bí mật kinh tế. Theo một báo cáo từ Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc, “việc thâm nhập không gian mạng cho phép các doanh nghiệp Trung Quốc - nhiều trong số đó hoạt động theo sự chỉ đạo từ ĐCSTQ hoặc hợp tác với chính quyền Trung Quốc - truy cập thông tin độc quyền và thông tin tài chính của các doanh nghiệp Hoa Kỳ”.

Áp phích truy nã này được trưng bày tại Bộ Tư pháp Hoa Kỳ ở Washington hôm 19/05/2014. Một đại bồi thẩm đoàn Hoa Kỳ đã buộc tội 5 tin tặc Trung Quốc về tội gián điệp kinh tế và đánh cắp bí mật thương mại. (Ảnh: AP)

Những điệp viên ‘phi truyền thống’

MSS thường tìm cách khai thác hoặc ép buộc các doanh nhân và nhà khoa học Trung Quốc ăn cắp những bí mật trong các giao dịch kinh doanh của họ với người nước ngoài. Kể từ năm 2015, các nỗ lực thu thập thông tin phi truyền thống này ngày càng được Phòng Công tác Mặt trận Thống nhất (UFWD) chú trọng. Mao Trạch Đông đã gọi “mặt trận thống nhất” là 1 trong “3 vũ khí ma thuật” trong kho vũ khí của ĐCSTQ. Ban đầu, nhiệm vụ của cơ quan này là thâm nhập và kiểm soát các nhóm xã hội và các cá nhân để ‘thuyết phục’ họ ủng hộ ĐCSTQ cùng các mục tiêu của đảng này.

Theo nguồn tin trên blog Power 3.0, các sứ mệnh mới được bổ sung của UFWD bao gồm: “Chiêu nạp giới tinh hoa, quản lý thông tin, đoạt lấy các thông tin chiến lược và nguồn lực... từ đó tạo điều kiện cho hoạt động gián điệp”.

Cụ thể, UFWD thực hiện các hoạt động tham nhũng, hối lộ, gián điệp, và cưỡng chế. UFWD cung cấp vỏ bọc cho các nhân viên tình báo - những người hoạt động dưới sự quản lý của Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc. Các xúc tu của UFWD vươn tới các Viện Khổng Tử, chương trình ‘Ngàn nhân tài’, các cơ quan truyền thông Trung Quốc, Văn phòng các vấn đề Hoa kiều, và Cơ quan Quản lý Không gian mạng của Trung Quốc. Mục đích là kiểm soát chặt chẽ xã hội trong và ngoài nước, từ đó gây ảnh hưởng đến dư luận ngoại quốc và tạo tín nhiệm cho các chính sách của ĐCSTQ.

Lợi dụng quy định và luật pháp

Luật pháp cùng các quy định của Trung Quốc thường tạo điều kiện cho hành vi trộm cắp công nghệ. Đây được xem như cái giá phải trả của các công ty nước ngoài muốn khai thác thị trường Trung Quốc. ĐCSTQ cũng đang cố gắng kiểm soát quá trình chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế bằng cách thay thế Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) bằng “Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035”. Bằng việc kiểm soát các tiêu chuẩn, chính quyền Trung Quốc sẽ có nhiều điều kiện hơn để tiếp cận và ăn cắp công nghệ nước ngoài.

Các công ty bình phong

Các công ty bình phong của ĐCSTQ được thành lập ở ngoại quốc đã giúp đảng này che mắt các cơ quan quản lý nước ngoài, từ đó đoạt được những công nghệ tiên tiến nằm trong danh sách hạn chế chuyển giao ra nước ngoài. Hầu hết các công ty bình phong này đều do Trung Quốc sở hữu và có nghĩa vụ thực hiện hoạt động gián điệp kinh tế thay cho Bắc Kinh.

Theo Học viện Chính sách chiến lược Úc, khó có thể tách biệt các công ty Trung Quốc và PLA, vì ĐCSTQ trong nhiều năm đã thực hiện chiến lược “tối đa hóa mối liên kết giữa quân đội và khu vực dân sự để phát triển sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc”.

Liên doanh

ĐCSTQ sử dụng các công ty liên doanh để lôi kéo doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động tại Trung Quốc. Một phần của các thỏa thuận liên doanh sẽ đề cập đến việc chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc. Về bản chất, các quy định liên doanh của Trung Quốc yêu cầu các đối tác ngoại quốc phải đồng ý chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ và công nghệ để được tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Quan hệ đối tác nghiên cứu

ĐCSTQ cho rằng, việc hợp tác với các nhà khoa học nước ngoài trong các dự án nghiên cứu sẽ giúp Trung Quốc tiếp cận trực tiếp với các công nghệ tiên tiến. Một ví dụ điển hình là việc Trung Quốc thành lập “Liên minh Internet công nghiệp” với nhiệm vụ sử dụng và tích hợp các công nghệ trong và ngoài nước để “đẩy nhanh sự phát triển của Internet công nghiệp”. Quan hệ đối tác nghiên cứu này thường kèm theo “những khuyến mãi hậu hĩnh” là các khoản tài trợ, như trong trường hợp chính phủ Hoa Kỳ tài trợ cho các dự án nghiên cứu của Trung Quốc! Ví dụ, Liên minh Sức khỏe Sinh thái của ông Peter Daszak và Viện Virus Vũ Hán Trung Quốc đã sử dụng kinh phí do Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cung cấp.

This aerial view shows the P4 laboratory (L) on the campus of the Wuhan Institute of Virology in Wuhan in China's central Hubei province on May 27, 2020. - Opened in 2018, the P4 lab conducts research on the world's most dangerous diseases and has been accused by some top US officials of being the source of the COVID-19 coronavirus pandemic. China's foreign minister on May 24 said the country was "open" to international cooperation to identify the source of the disease, but any investigation must be led by the World Health Organization and "free of political interference". (Photo by Hector RETAMAL / AFP) (Photo by HECTOR RETAMAL/AFP via Getty Images)
Phòng thí nghiệm P4 (bên trái) trong khuôn viên của Viện Virus học Vũ Hán ở Vũ Hán, Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, hôm 27/05/2020. (Ảnh: Hector Retamal / AFP qua Getty Images)

Hợp tác học thuật

ĐCSTQ khuyến khích xây dựng mối quan hệ giữa với các trường đại học Trung Quốc với các trường đại học nước ngoài, từ đó tiếp cận công nghệ ngoại quốc. Chiến lược này thúc đẩy trao đổi giáo sư và sinh viên quốc tế, kết hợp cùng chương trình ‘Ngàn nhân tài’, nhằm tìm kiếm các nhà khoa học, kỹ sư, và giảng viên nước ngoài ‘chịu hợp tác’ với Bộ Giáo dục và Bộ An ninh Trung Quốc cho mục đích gián điệp.

Đầu tư vào Khoa học và Công nghệ (KH&CN)

ĐCSTQ chú trọng đầu tư vào phát triển KH&CN của nước ngoài, và coi đây là cơ chế để lấp đầy lỗ hổng công nghệ của Trung Quốc. Các mục tiêu KH&CN bao gồm: Công nghệ thông tin, an ninh mạng, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, công nghệ quốc phòng, và công nghệ năng lượng (đặc biệt là “năng lượng xanh”).

Sáp nhập và mua lại

ĐCSTQ sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đầu tư và mua lại các công ty phương Tây, từ đó đoạt được công nghệ tiên tiến và sản phẩm sở hữu trí tuệ. ĐCSTQ đã thực hiện nhiều thương vụ sáp nhập và mua lại chiến lược tại các công ty ngoại quốc lớn với mục đích giành thị phần, tiếp cận công nghệ hiện đại, và trao đổi, cải biến văn hóa doanh nghiệp tại các công ty này.

Các chương trình tuyển dụng nhân tài

Nhiều nhà khoa học và kỹ sư nước ngoài đã được ĐCSTQ cấp học bổng nghiên cứu và các kỳ nghỉ có lương. Mục tiêu của ĐCSTQ là tuyển dụng các chuyên gia, doanh nhân Hoa kiều và ngoại quốc trong các lĩnh vực kinh tế then chốt đến giảng dạy và làm việc tại Trung Quốc.

Kết luận

ĐCSTQ trong nhiều năm qua đã thực hiện mạnh mẽ nhiều hoạt động gián điệp kinh tế nhằm vào đa dạng ngành nghề, công nghệ, và sản phẩm sở hữu trí tuệ do Hoa Kỳ phát triển. Chiến dịch này là một yếu tố quan trọng giúp Bắc Kinh theo đuổi sự thống trị kinh tế thế giới, và cũng là một động cơ thúc đẩy sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế Trung Quốc.

Quan điểm trong bài viết là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả Stu Cvrk là một Thuyền trưởng/Đại úy về hưu sau 30 năm phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ. Ông đã giữ nhiều chức vụ thường trực và dự bị khác nhau, với kinh nghiệm hoạt động dày dặn ở Trung Đông và Tây Thái Bình Dương. Thông qua kiến thức và kinh nghiệm khi làm nhà phân tích hệ thống kiêm nhà hải dương học, ông Cvrk tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nơi ông tiếp nhận một nền giáo dục truyền thống và tự do - điều đóng vai trò nền tảng cho các bài bình luận chính trị của ông.

Đức Duy

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Ăn cắp bí mật nước ngoài: Bí quyết tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc