Kẻ giấu mặt: Thế lực nào đã tài trợ cho Hitler và tạo ra - kiểm soát - thu lợi từ các cuộc khủng hoảng kinh tế? (Phần 3)

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Dưới sự đe dọa của khủng hoảng và suy thoái, người dân dễ trở nên thỏa hiệp nhất, sự đoàn kết dễ bị phá vỡ nhất, dư luận dễ bị dẫn dắt nhất, sức tập trung xã hội dễ bị phân tán nhất, và đương nhiên, mưu kế của các nhà tài phiệt ngân hàng cũng dễ được thực hiện nhất”. Vì vậy, khủng hoảng và suy thoái được các nhà tài phiệt ngân hàng xem như một thứ vũ khí được sử dụng một cách hiệu quả nhất nhằm đối phó với chính phủ và người dân…


Xem lại:

Ngân hàng Anh (Bank of England) ra đời vào năm 1694, kéo theo một loạt các khái niệm về tiền tệ và công cụ tài chính đòn bẩy phức tạp hơn rất nhiều so với quá khứ đã được các ông chủ ngân hàng sáng tạo ra.

Ý tưởng chủ đạo của các nhà tài phiệt ngân hàng chính là biến khoản nợ tư nhân thành món nợ vĩnh cửu của quốc gia, lấy thuế của toàn dân làm thế chấp, và tiền tệ quốc gia được ngân hàng phát hành dựa trên cơ sở các khoản nợ.

Vị hoàng đế nổi tiếng của Pháp Napoleon cũng đã nhìn thấu bản chất của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế, và từng nhận xét một cách sắc bén rằng: Tiền không có tổ quốc. Các nhà tài chính không biết thế nào là lòng ái quốc và sự cao thượng. Mục đích duy nhất của họ chính là thu lợi”.

“Tiền không có tổ quốc. Các nhà tài chính không biết thế nào là lòng ái quốc và sự cao thượng. Mục đích duy nhất của họ chính là thu lợi”.
“Tiền không có tổ quốc. Các nhà tài chính không biết thế nào là lòng ái quốc và sự cao thượng. Mục đích duy nhất của họ chính là thu lợi”. (Wikimedia Commons)

Chính vì nguyên nhân này, các tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ kiên quyết chống lại việc thành lập Ngân hàng. Ngày 8/1/1835, tổng thống Jackson đã trả xong khoản nợ cuối cùng của nước Mỹ. Ông cũng là vị tổng thống may mắn thoát chết khỏi việc bị ám sát “hụt”, khi kẻ ám sát bắn vào ông cả 2 viên đạn… lép (mặc dù tỷ lệ này chỉ vào khoảng 1/125.000 mà thôi). Đây được xem là kỳ tích trong các vụ ám sát tổng thống Mỹ khi có liên quan đến hệ thống tiền tệ.

Năm 1881, tổng thống thứ 20 của Mỹ là James Garfield bước lên đài chính trị và đã nắm bắt được điểm cốt yếu của vấn đề. Ông nói rằng:

Ở bất cứ quốc gia nào, ai khống chế được việc cung ứng tiền tệ thì người đó trở thành người chủ tuyệt đối của các ngành công, thương nghiệp hiện có. Nếu hiểu rõ được rằng, hệ thống tiền tệ được kiểm soát và khống chế một cách dễ dàng bởi một nhóm người, bạn sẽ hiểu rõ nguồn gốc của nạn lạm phát và chính sách siết chặt tiền tệ”.

Chỉ 200 ngày sau khi nhậm chức, ông Garfield bị ám sát, tạo nên một sự kiện gây rúng động dư luận Mỹ thời bấy giờ và là sự dằn mặt “sâu sắc” cho các tổng thống kế nhiệm trong việc “cư xử phải phép” với giới tài phiệt.

Từ đó có thể thấy, không phải dễ dàng để đưa các chính phủ “vào tròng” và chịu cảnh đất nước vay nợ, đặc biệt khi các chính trị gia là những người yêu nước chân chính. Làm thế nào để “nắm được” tài sản của toàn dân với khoản thu thuế “béo bở” hàng năm, cũng như khống chế được hệ thống tiền tệ của một quốc gia, là vấn đề rất trọng yếu đối với các nhà tài phiệt ngân hàng.

Làm thế nào để “nắm được” tài sản của toàn dân với khoản thu thuế “béo bở” hàng năm, cũng như khống chế được hệ thống tiền tệ của một quốc gia, là vấn đề rất trọng yếu đối với các nhà tài phiệt ngân hàng. 
Làm thế nào để “nắm được” tài sản của toàn dân với khoản thu thuế “béo bở” hàng năm, cũng như khống chế được hệ thống tiền tệ của một quốc gia, là vấn đề rất trọng yếu đối với các nhà tài phiệt ngân hàng. (Needpix)

Thế là, họ đã đi từ việc giữ hộ tiền thu phí, cho vay kiếm lời… đến một ý tưởng táo bạo, hiệu quả hơn, đó là tạo ra khủng hoảng. Họ làm thế giới quên lãng rằng chúng ta có một quy luật gọi là “Bàn tay vô hình”.

Quy luật ‘Bàn tay vô hình’ với nguyên tắc ‘thuận theo tự nhiên’ đã bị vô hiệu bởi hệ thống tài chính ‘khuyến khích nợ’

Vào năm 1776, nhà kinh tế học Adam Smith đã đưa ra một hệ tư tưởng kinh tế gọi là “Bàn tay vô hình”, với quan điểm cho rằng nền kinh tế nên “thuận theo tự nhiên” - tức là tôn trọng sự vận hành của quy luật cung - cầu. Theo Adam Smith, khi nền kinh tế vận hành đầy đủ theo quy luật cung - cầu, tức là không có sự can thiệp chính quyền trong sở hữu, kinh doanh, mà chính quyền chỉ đảm bảo duy trì nền pháp trị công bằng và minh bạch, khi đó giá trị gia tăng, phúc lợi xã hội và cân bằng thị trường đạt mức tối ưu. Điều này mang lại phúc lợi tốt nhất cho toàn xã hội.

Về một phương diện nào đó, các cá thể trong nền kinh tế có quan hệ cộng sinh. Trong tác phẩm Nguồn gốc sự giàu có của các quốc gia”, Adam Smith phát biểu quan điểm rằng nền kinh tế bình thường sẽ phát triển trên cơ sở quy luật tự nhiên, còn xã hội không bình thường là sản phẩm của độc đoán, ngẫu nhiên và dốt nát của con người. Thị trường sẽ tạo ra sự hài hòa giữa các lợi ích bằng phương cách của nó.

Ông cho rằng: Cứ để cho một cá nhân nào đó chạy theo lòng ham lợi của mình, anh ta sẽ thấy mọc lên những kẻ cạnh tranh làm anh ta mất nghề. Cứ để cho một người nào đó bán hàng hóa của mình quá đắt hoặc không muốn trả công cho công nhân của mình như những kẻ khác, anh ta sẽ mất khách trong trường hợp thứ nhất và không có người làm trong trường hợp thứ hai”.

Như vậy, những động cơ vị kỷ của con người điều khiển trò chơi, và sự tác động qua lại giữa họ sẽ tạo ra những kết quả bất ngờ nhất - sự hài hòa của xã hội.

Khi nền kinh tế vận hành đầy đủ thuận theo tự nhiên, không có sự can thiệp chính quyền, ngoài việc chỉ đảm bảo duy trì nền pháp trị công bằng và minh bạch, khi đó giá trị gia tăng, phúc lợi xã hội và cân bằng thị trường đạt mức tối ưu.
Khi nền kinh tế vận hành đầy đủ thuận theo tự nhiên, không có sự can thiệp chính quyền, ngoài việc chỉ đảm bảo duy trì nền pháp trị công bằng và minh bạch, khi đó giá trị gia tăng, phúc lợi xã hội và cân bằng thị trường đạt mức tối ưu. (Needpix)

Nhưng một nền kinh tế lý tưởng mà Adam Smith mong muốn, nơi cung - cầu được vận hành theo đúng quy luật, không bị méo mó bởi khả năng in tiền của chính quyền hay các công cụ tài chính kích thích đầu cơ đánh vào lòng tham của con người, giờ không còn nữa. Đó là lý do cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trở thành các “cơn sóng thần” càn quét tất cả sự cân bằng của thị trường, sự liêm chính của các thực thể tham gia thị trường, từ người sản xuất, người tiêu dùng, ngân hàng và chính phủ dần tụt dốc, cung - cầu đúng nghĩa về tiền tệ, hàng hóa, vốn trở nên méo mó.

Trong tác phẩm Chiến tranh tiền tệ”, tác giả Song Hongbing cho rằng: Dưới sự đe dọa của khủng hoảng và suy thoái, người dân dễ trở nên thỏa hiệp nhất, sự đoàn kết dễ bị phá vỡ nhất, dư luận dễ bị dẫn dắt nhất, sức tập trung xã hội dễ bị phân tán nhất, và đương nhiên, mưu kế của các nhà tài phiệt ngân hàng cũng dễ được thực hiện nhất”.

Vì vậy, khủng hoảng và suy thoái được các nhà tài phiệt ngân hàng xem như một thứ vũ khí được sử dụng một cách hiệu quả nhất nhằm đối phó với chính phủ và người dân.

Nói một cách đơn giản, khi một xã hội rơi vào khủng hoảng do “bội chi tài chính”, nguyên nhân có thể là do nạn đầu cơ, chiến tranh... thì âm mưu tước đoạt tài sản của toàn dân sẽ dễ dàng đạt được. Vàng đã giúp chặn đứng quá trình nguy hiểm này và đóng vai trò bảo hộ tài sản của dân chúng. Nhưng cũng chính bởi vì điều này mà Vàng đã bị “trù dập” và “xóa sổ” không thương tiếc bởi các thế lực tài phiệt và các chính trị gia muốn leo lên chiếc thang quyền lực bằng con đường vay nợ này.

Dưới sự đe dọa của khủng hoảng và suy thoái, người dân dễ trở nên thỏa hiệp nhất và đương nhiên, mưu kế của các nhà tài phiệt ngân hàng cũng dễ được thực hiện nhất. Ảnh: Do cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài ở Venezuela, nhiều người đã phải tìm thức ăn thừa còn sót lại trong bãi rác vì quá đói. (Wikimedia Commons)
Dưới sự đe dọa của khủng hoảng và suy thoái, người dân dễ trở nên thỏa hiệp nhất và đương nhiên, mưu kế của các nhà tài phiệt ngân hàng cũng dễ được thực hiện nhất. Ảnh: Do cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài ở Venezuela, nhiều người đã phải tìm thức ăn thừa còn sót lại trong bãi rác vì quá đói. (Wikimedia Commons)

Thế lực nào đã tài trợ cho Hitler?

Sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc năm 1918, Đức đã thất bại thảm hại và chịu khoản bồi thường chiến tranh khổng lồ. Tuy nhiên, nước Đức đã hoàn toàn thoát khỏi nạn lạm phát tiền tệ siêu cấp năm 1923 và bắt đầu công cuộc khôi phục nền kinh tế với tốc độ nhanh chóng. Vì đâu là một nước Đức “suy kiệt” về kinh tế lại có thể “quật khởi” trở lại sau một khoảng thời gian ngắn và từng bước củng cố tiềm lực về kinh tế để kích động cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II?

Ngày 30/1/1933, Adolf Hitler trở thành thủ tướng Đức. Ngày 1/9/1939, Đức đã phát động cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, nghĩa là họ chỉ mất 6 năm để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này. Một điều ít ai biết rằng, thông qua việc hỗ trợ tài chính cho Hitler, giới tài phiệt phố Wall muốn phát động một cuộc chiến tranh với quy mô lớn.

Theo Global Research, các tổ chức tài chính trung ương của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ như là Ngân hàng Anh, Hệ thống dự trữ liên bang (FRS), cũng như các tổ chức tài chính và công nghiệp khác đã đặt ra mục tiêu thiết lập sự kiểm soát tuyệt đối đối với hệ thống tài chính của Đức, để kiểm soát các quá trình chính trị ở Trung Âu. Để thực hiện chiến lược này, các nhà tài phiệt đã hợp tác tài chính với chính phủ Đức Quốc xã và hỗ trợ cho chính sách đối ngoại bành trướng của chính quyền này, nhằm chuẩn bị và mở ra một Thế chiến mới.

Sau thế chiến thứ nhất và trước thế chiến hai, nước Đức sẽ không nhanh chóng trở lại mạnh mẽ như vậy, nếu không có sự hậu thuẫn cực lớn từ phía sau của các nhà tài phiệt ngân hàng phố Wall.
Sau thế chiến thứ nhất và trước thế chiến hai, nước Đức sẽ không nhanh chóng trở lại mạnh mẽ như vậy, nếu không có sự hậu thuẫn cực lớn từ phía sau của các nhà tài phiệt ngân hàng phố Wall. (Getty)

Vào mùa hè năm 1924, một dự án được gọi là “kế hoạch Daw Dawes” (Giám đốc của một trong những ngân hàng thuộc nhóm tài phiệt Morgan) đã cấp cho Đức một khoản vay lớn 200 triệu USD, một nửa trong số đó được hạch toán bởi JP Morgan (dưới sự chỉ dẫn của người đứng đầu Ngân hàng Anh là Montagu Norman). Trong khi các ngân hàng Anh-Mỹ giành được quyền kiểm soát không chỉ đối với việc chuyển các khoản thanh toán của Đức, mà còn đối với ngân sách, hệ thống lưu thông tiền tệ và hệ thống tín dụng của nước này.

Tổng số tiền đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp Đức trong giai đoạn 1924-1929 lên tới gần 63 tỷ Mác (trong đó 30 tỷ Mác được hạch toán bằng các khoản vay) và thanh toán tiền bồi thường chiến tranh 10 tỷ Mác. 70% doanh thu được cung cấp bởi các chủ ngân hàng từ Hoa Kỳ (hầu hết là từ JP Morgan). Kết quả là vào năm 1929, ngành công nghiệp Đức đứng ở vị trí thứ hai trên thế giới, nhưng phần lớn nằm trong tay các tập đoàn tài chính-công nghiệp hàng đầu của Mỹ.

Nhà cung cấp chính của cỗ máy chiến tranh Đức, đã tài trợ 45% cho chiến dịch bầu cử của Hitler vào năm 1930, và nằm dưới sự kiểm soát của tập đoàn Rockefeller. Còn tập đoàn Morgan thông qua công ty điện tử General Electric, đã điều khiển ngành công nghiệp điện và vô tuyến của Đức, và thông qua công ty viễn thông ITT đã chiếm giữ 40% mạng điện thoại nước Đức.

Sự hợp tác của các “ông lớn” Mỹ với tổ hợp công nghiệp quân sự Đức rất mãnh liệt và có sức lan tỏa, cho đến năm 1933, các ngành chủ chốt của ngành công nghiệp Đức và các ngân hàng lớn như Deutsche Bank, Ngân hàng Netherdner... đều nằm dưới sự kiểm soát của giới tài chính Mỹ.

Từ vị thế là một kẻ chiến bại sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức nhanh chóng vực dậy và biến cả đất nước trở thành một "cỗ máy chiến tranh" siêu hạng. Nhiều người ngưỡng mộ tài năng của Hitler trong việc phát triển kinh tế, tuy nhiên đằng sau sự tăng trưởng đó là những tính toán sẵn có và bàn tay nâng đỡ của những tài phiệt ngân hàng Mỹ.
Từ vị thế là một kẻ chiến bại sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức nhanh chóng vực dậy và biến cả đất nước trở thành một "cỗ máy chiến tranh" siêu hạng. Nhiều người ngưỡng mộ tài năng của Hitler trong việc phát triển kinh tế, tuy nhiên đằng sau sự tăng trưởng đó là những tính toán sẵn có, và bàn tay nâng đỡ của những tài phiệt ngân hàng Mỹ. (Getty)

Cựu Thủ tướng Đức Heinrich Brüning (cầm quyền năm 1930-1932) đã viết trong hồi ký của mình rằng kể từ năm 1923, Hitler đã nhận được một khoản tiền lớn từ nước ngoài. Vào tháng 5 năm 1933, các chủ ngân hàng lớn nhất ở Phố Wall đã phân bổ cho Đức khoản vay mới với tổng trị giá 1 tỷ USD. Vào tháng 6/1933, Đức quốc xã lại có được 2 tỷ USD từ ngân hàng Anh.

Từ “bàn đạp kinh tế” này, Hitler đã phát động cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2, gây ra hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới lần thứ I, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1.000 năm trước đó cộng lại.

“Vòng xoáy” của chiến tranh khiến các nhà tài phiệt thỏa mãn cơn khát cho vay, bởi đơn giản chính phủ của các quốc gia tham chiến buộc phải vay nợ để leo thang chiến tranh. Cuộc chiến càng khốc liệt, số tiền vay càng nhiều, và hệ lụy là cả nền kinh tế tương lai của toàn dân bị thế chấp vào canh bạc này.

Nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel Robert Cox Merton đã nói:Trong mắt của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế, không có chiến tranh và hoà bình, không có khẩu hiệu và tuyên ngôn, cũng không có hy sinh hoặc danh dự”.

“Vòng xoáy” của chiến tranh khiến các nhà tài phiệt thỏa mãn cơn khát cho vay, bởi đơn giản chính phủ của các quốc gia tham chiến buộc phải vay nợ để leo thang chiến tranh.
“Vòng xoáy” của chiến tranh khiến các nhà tài phiệt thỏa mãn cơn khát cho vay, bởi đơn giản chính phủ của các quốc gia tham chiến buộc phải vay nợ để leo thang chiến tranh. (Good Free Photos)

Ai tạo ra, kiểm soát và thu lời từ các công cụ tài chính đòn bẩy?

Bất kể hệ thống tài chính phát triển đến đâu, các sàn giao dịch được hỗ trợ bằng công nghệ hiện đại thế nào thì bản chất của hệ thống này thực chất là sáng tạo ra các công cụ nợ và chuyển mọi thứ từ hàng hóa, quyền mua, quyền sản xuất, quyền sở hữu tài sản cố định, lưu động thành nợ (bao gồm nợ chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân).

Tại sao hệ thống tài chính lại có thể cho vay nhiều như thế, tiền từ đâu ra để chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể vay ngày một nhiều như vậy? Câu trả lời là bản thân hệ thống tài chính không có tiền nhưng các quy định hoạt động của nó được chấp nhận bởi các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thanh toán quốc tế, quỹ tiền tệ quốc tế... khiến nó có thể “tự tạo tiền”. Dĩ nhiên là “tiền ảo”.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2008, các ngân hàng thương mại (NHTM) Mỹ nắm giữ chứng khoán hóa các khoản vay mua nhà, các loại chứng khoán này được mua bán, giao dịch giữa các NHTM để tạo “thanh khoản” và “giá trị ảo” trên giấy tờ mà không quan tâm tới khả năng trả nợ của người đi vay, gây ra bong bóng tài sản nhà ở tại Mỹ.

Đến một ngày, giấy không gói được lửa, Lehman Brother buộc phải tuyên bố phá sản. Quân cờ domino đầu tiên sụp đổ kéo theo sự sụp đổ của ngành tài chính Mỹ và sau đó là cả thế giới, tạo ra cuộc khủng hoảng năm 2008.

Câu trả lời là bản thân hệ thống tài chính không có tiền nhưng các quy định hoạt động của nó được chấp nhận bởi các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thanh toán quốc tế, quỹ tiền tệ quốc tế... khiến nó có thể “tự tạo tiền”. Dĩ nhiên là “tiền ảo”. 
Bản thân hệ thống tài chính không có tiền nhưng các quy định hoạt động của nó được chấp nhận bởi các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thanh toán quốc tế, quỹ tiền tệ quốc tế... khiến nó có thể “tự tạo tiền”. (Pixabay)

Theo nhận định của IMF, 40% khoản nợ doanh nghiệp từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Anh, EU, Trung Quốc... có khả năng trở thành nợ xấu nếu nền kinh tế thế giới rơi vào đình trệ, tổng nợ xấu có thể lên tới 19.000 tỷ USD.

Thực ra, từ một đồng vốn huy động được từ người gửi tiền vào hệ thống NHTM có thể giúp các NHTM cho vay ra 4 đến 5 đồng, thậm chí nhiều hơn. Trong thuật ngữ tài chính, hiện tượng này được gọi là “số nhân tiền”. Đây là lý do khiến các công ty tài chính, các nhà tạo lập thị trường vốn ra sức sáng tạo các công cụ nợ, lách các chuẩn mực an toàn để tăng cường huy động, cho vay và sinh lời.

Các công cụ nợ càng sáng tạo thì tên gọi và hình thức vận hành, phương thức giám sát càng phức tạp, nhưng rốt ráo thì nợ vẫn là nợ. Một ví dụ điển hình là tổng giá trị các sản phẩm phái sinh trong sổ sách của Deutsche Bank vào quý 2/2019 đã lên tới 53,5 nghìn tỷ USD; lớn gấp 14 lần GDP của Đức và gần 3 lần GDP của cộng đồng kinh tế châu Âu.

Tác giả loạt sách “Dạy con làm giàu” Robert Toru Kiyosaki đã kể một “chuyện vui” về vấn đề trên: Mồi lửa cuối cùng cũng bén thành ngọn lửa, người người hoảng sợ và tháo chạy nhưng không biết phải làm sao. Để trấn an, chủ sới bạc nói rằng việc ‘có lửa có khói’ là chuyện bình thường và chuyện kiểm soát ngọn lửa là điều hoàn toàn làm được. Những điều này đã làm yên lòng mọi người, vậy là người ta lại tiếp tục đánh bạc”.

Thực ra, từ một đồng vốn huy động được từ người gửi tiền vào hệ thống NHTM có thể giúp các NHTM cho vay ra 4 đến 5 đồng, thậm chí nhiều hơn.
Thực ra, từ một đồng vốn huy động được từ người gửi tiền vào hệ thống NHTM có thể giúp các NHTM cho vay ra 4 đến 5 đồng, thậm chí nhiều hơn. (Pixabay)

Do đó, tổng kết về nguyên nhân của mọi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính đã xảy ra trong quá khứ luôn không thể thiếu một kết luận quan trọng: “Sự xuống cấp đạo đức, thiếu vắng sự liêm chính trong ngành tài chính - ngân hàng là cơ hội để ‘virus khủng hoảng’ lây lan một cách tự do cho tới khi cơ thể của cả hệ thống tài chính phát bệnh”.

Nhưng rốt cuộc, đồng tiền “cuối cùng” rơi vào “túi” ai? Trong hầu hết các cuộc khủng hoảng, các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đều sử dụng “chiêu đặc biệt” là mở hầu bao để thúc đẩy tín dụng phát triển, tạo nên tình trạng thị trường bong bóng, rồi sau khi tài sản của người dân đã đổ dồn vào cơn sóng đầu cơ thì họ rút mạnh vòng quay lưu chuyển tiền tệ, tạo nên suy thoái kinh tế và sụt giá tài sản.

'Xén lông cừu'

Khi giá tài sản sụt xuống chỉ còn 1/10 thậm chí là 1/100 giá trị thực thì họ lại ra tay mua vào. Trong ngôn ngữ của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế thì hành động này được gọi là “xén lông cừu”.

Chẳng hạn, trong cuộc Đại suy thoái 1930, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất cho vay lên mức 6%. Ngay lập tức, ngân hàng FED tại New York cũng tăng lãi suất cho vay đầu tư chứng khoán từ 5% lên 20%. Các nhà đầu tư chứng khoán chỉ còn cách bỏ của chạy lấy người, thị trường cổ phiếu sụt giá một cách thê thảm chẳng khác gì cảnh vỡ đê.

Trong cuộc Đại suy thoái 1930, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đột ngột tăng lãi suất lên 6%, các nhà đầu tư chứng khoán chỉ còn cách bỏ của chạy lấy người, thị trường cổ phiếu sụt giá một cách thê thảm chẳng khác gì cảnh vỡ đê.
Trong cuộc Đại suy thoái 1930, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đột ngột tăng lãi suất lên 6%, các nhà đầu tư chứng khoán chỉ còn cách bỏ của chạy lấy người, thị trường cổ phiếu sụt giá một cách thê thảm chẳng khác gì cảnh vỡ đê. (Getty)

Trong suốt tháng 10 và 11/1029, khắp các sàn chứng khoán chỉ thấy mỗi lệnh bán. Khối tài sản trị giá 160 tỷ USD (tương đương với tổng vật tư khổng lồ mà nước Mỹ đã sản xuất được trong Thế chiến thứ II) trong nháy mắt đã tan thành mây khói.

Như vậy, không phải chính phủ hay các ngân hàng trung ương là kẻ thu lời từ các công cụ tài chính đòn bẩy tài chính, mà kẻ hưởng lợi trực tiếp từ dòng tiền tài chính, từ khủng hoảng và chiến tranh lại chính là các nhà tài phiệt tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới.

Chính phủ Anh đã sa lầy vào “vũng bùn” vay nợ và quả thật chẳng thể nào hoàn trả hết các khoản nợ đã vay. Đến cuối năm 2005, khoản nợ của chính phủ này từ 1,2 triệu bảng năm 1694 đã tăng lên thành 525,9 tỷ bảng, chiếm đến 42,8% GDP của nước Anh. Từ đó, việc phát hành và chi phối hệ thống tài chính - tiền tệ của Anh rơi vào tay các nhà tài phiệt.

Trong Chiến tranh tiền tệ”, tác giả Song Hongbing đã “điểm danh” những nhân vật quan trọng nhất của phố Wall hiện tại, bao gồm: J.P. Morgan; James J. Hill; George Berk (Chủ tịch First National Bank) trực thuộc Tập đoàn Morgan; John Rockefeller; William Rockefeller; James Stillman (Chủ tịch National City Bank); Jacob Schiff (công ty Kuhn Loeb) trực thuộc Tập đoàn Standard Oil Citibank.

Đầu mối trung tâm về vốn do họ tạo nên đang trở thành thế lực chủ yếu khống chế đại bộ phận các ngành công nghiệp cơ bản cũng như nền tài chính thế giới.

Rockerfeller - Một trong những gia tộc có tiếng tăm và chiếm một vị trị cực kỳ quan trọng trong phố Wall.
Rockerfeller - Một trong những gia tộc có tiếng tăm và chiếm một vị trị cực kỳ quan trọng trong phố Wall. Wikimedia Commons)

Chính quyền ‘vay tiền giải cứu’ bằng mọi giá - vòng luẩn quẩn ‘nợ chồng nợ’, kinh tế suy thoái

Bản chất của việc vay nợ là “chi tiêu trước” những gì mà nền kinh tế sẽ tạo ra trong tương lai dựa vào sức lao động. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó, khi áp lực “đòn bẩy” nợ quá cao, bong bóng nợ “quá căng”, nền kinh tế không còn khả năng chống chịu, thì sẽ xảy ra việc vỡ nợ, phá sản, kéo theo hiện tượng domino khiến nền kinh tế đi vào chu kỳ suy thoái. Thêm vào đó, bản chất của vay nợ để giải cứu kinh tế của chính quyền các nước chính là quá trình biến nợ tư nhân thành nợ chính quyền: đó là quá trình công hữu hóa tài sản quốc gia (!) - một con đường “tiến lên xã hội chủ nghĩa”.

Trên thực tế, sau mỗi cuộc khủng hoảng, chính quyền các nước đều nỗ lực đi vay nợ để “giải cứu” ngân hàng, doanh nghiệp, nhưng càng giải cứu bằng vay nợ, kinh tế càng trì trệ, bong bóng tài sản (những tài sản rủi ro và có thể đầu cơ) càng phình nhanh hơn, rủi ro hơn và dễ đổ vỡ hơn.

Chính quyền nợ càng nhiều, người dân sẽ đóng thuế càng cao sau đó, gánh nặng nợ nần sẽ kiểm soát tài sản, kìm hãm năng lực sáng tạo của người dân, doanh nghiệp và cả chính phủ hàng thập kỷ… Đó tuyệt đối không phải là con đường phát triển bền vững, công bằng và hạnh phúc như cách lý giải trên bề mặt của nó.

Liệu các ngân hàng có quan tâm đến việc các đòn bẩy tài chính của họ sẽ dẫn đến việc người vay mất khả năng hoàn trả, hoặc tạo ra tình trạng ỷ lại, đầu cơ cho người vay…? Trên thực tế, họ dùng các nguyên tắc cho vay dưới chuẩn để có thể tiến sâu hơn vào “ván bài” mưu cầu lợi nhuận này. Trong khi đó, “tuyến phòng thủ cuối cùng” - chính quyền nhà nước, lẽ ra cần điều hướng nền kinh tế của đất nước theo hướng phát triển an toàn, bền vững, thì chính quyền của một số nước có thể còn đang “tiếp tay” cho sự “tăng trưởng” kinh tế này. Họ sử dụng hệ thống tài chính, ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại như một “cơ chế” nhằm mục đích duy trì quyền lực và củng cố bộ máy chính trị.

Bản chất của vay nợ để giải cứu kinh tế của chính quyền các nước chính là quá trình biến nợ tư nhân thành nợ chính quyền: đó là quá trình công hữu hóa tài sản quốc gia - một con đường “tiến lên xã hội chủ nghĩa”. 
Bản chất của vay nợ để giải cứu kinh tế của chính quyền các nước chính là quá trình biến nợ tư nhân thành nợ chính quyền: đó là quá trình công hữu hóa tài sản quốc gia - một con đường “tiến lên xã hội chủ nghĩa”. (Pictures of Money - CC BY 2.0)

Trong nền kinh tế hiện đại, tất cả các ngành công nghiệp đều được đan xen sâu sắc với hệ thống ngân hàng, thông qua một mạng lưới các khoản nợ và nghĩa vụ. Chúng ta dễ dàng nhìn thấy các khoản nợ ngày một tăng, từ nợ vay tiêu dùng, nợ doanh nghiệp, nợ chính phủ… Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế năm 2008 là từ các khoản cho vay hộ gia đình (household debt), lúc đỉnh điểm tỷ lệ các khoản vay mua nhà núp bóng dưới các loại chứng khoán hóa lên tới 97% GDP của Mỹ.

Do đó, để tránh rủi ro hệ thống và khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn trước các cuộc khủng hoảng, đồng thời tránh làm “lung lay” quyền lực chính trị của giới cầm quyền, chính phủ sẽ phải có biện pháp “giải cứu” ngành ngân hàng và các doanh nghiệp lớn có tác động “trọng yếu” tới an ninh tài chính quốc gia.

Theo The New York Times, rủi ro hệ thống này đã khiến chính quyền của Tổng thống Bush, Tổng thống Obama và Fed phải tiến hành các hoạt động “giải cứu” hệ thống tài chính, ngân hàng trong cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 2008, 2009. Fed đã cấp tổng khoản vay lên tới 1,3 nghìn tỷ USD vào tháng 3/2009, trong cả chương trình thanh khoản khẩn cấp và chương trình giải cứu ngân hàng Bear Stearns, American International Group và một số tổ chức tài chính khác; cũng như đầu tư tiền vào các điều khoản có lợi cho hàng trăm ngân hàng.

Tại Ý, nợ chính phủ Ý vượt quá 131% sản lượng kinh tế hàng năm, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Đó là cấp độ cao thứ hai ở châu Âu, chỉ sau Hy Lạp. Khi các nhà đầu tư trở nên lo lắng về gánh nặng nợ công, họ đòi hỏi lãi suất cao hơn cho trái phiếu chính phủ. Điều đó làm giảm giá trị của trái phiếu.

Để tránh rủi ro hệ thống đồng thời tránh làm “lung lay” quyền lực chính trị của giới cầm quyền, chính phủ sẽ phải có biện pháp “giải cứu” ngành ngân hàng và các doanh nghiệp lớn có tác động “trọng yếu” tới an ninh tài chính quốc gia. 
Để tránh rủi ro hệ thống đồng thời tránh làm “lung lay” quyền lực chính trị của giới cầm quyền, chính phủ sẽ phải có biện pháp “giải cứu” ngành ngân hàng và các doanh nghiệp lớn có tác động “trọng yếu” tới an ninh tài chính quốc gia. (Wikimedia Commons)

Vào cuối năm 2019, Bloomberg đưa tin rằng các ngân hàng Trung Quốc đang lao đao trong cơn khủng hoảng, nợ tiêu dùng của người dân nước này tăng vọt và hiện tượng tái cơ cấu trái phiếu quy mô lớn là những dấu hiệu cho thấy hệ thống tài chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang căng thẳng nghiêm trọng. “Quả bom nợ” 40.000 tỷ USD của Trung Quốc ngày càng “phình to”.

Nợ chính phủ của Trung Quốc được trang Commodity ước tính lại theo chuẩn quốc tế lên tới 92,8% GDP năm 2019, và được ví là “đã vượt qua mặt trăng”; cách ví von này không chỉ cho thấy khoản nợ công thực sự lớn hơn mức chính quyền Bắc Kinh tuyên bố rất nhiều, mà còn ám chỉ sự bất ổn tiềm ẩn trong các khoản nợ chính quyền trung ương và địa phương của nền kinh tế này.

Tờ The Financial Times cho rằng chính phủ và các cơ quan tiền tệ đã tạo ra động lực cho các ngân hàng hành xử thiếu thận trọng. Khi chính phủ chính là nguyên nhân thị trường bị bóp méo, người ta khó có thể nhận ra được những hành vi vô đạo đức trong hệ thống tài chính.

Vấn đề ở chỗ, người dân càng ỷ lại vào chính quyền, thì chính quyền càng phụ thuộc vào việc vay tiền của các tổ chức tài chính quốc tế, của các định chế tài chính lớn - chính là thủ phạm tạo ra khủng hoảng tài chính, để “cho vay giải cứu”, biến nợ tư nhân thành nợ công, thế chấp bằng tiền thuế của dân; đây quả là cách “bóc lột” cao tay của các nhà tài phiệt.

Người dân càng ỷ lại vào chính quyền, thì chính quyền càng phụ thuộc vào việc vay tiền của các tổ chức tài chính quốc tế, của các định chế tài chính lớn - chính là thủ phạm tạo ra khủng hoảng tài chính
Người dân càng ỷ lại vào chính quyền, thì chính quyền càng phụ thuộc vào việc vay tiền của các tổ chức tài chính quốc tế, của các định chế tài chính lớn - chính là thủ phạm tạo ra khủng hoảng tài chính. (Pixabay)

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay, mà nguyên nhân bề mặt là do đại dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra, nhiều người cho rằng các doanh nghiệp sẽ quay trở lại sản xuất bình thường, nền kinh tế sẽ có thể vực dậy sau ít nhất là vào cuối quý II/2020. Tuy nhiên, các học giả kinh tế Giancarlo Corsetti và Emile Marin của ngân hàng Deutsche cho rằng NHTW các nước lại bơm ra một lượng tiền thậm chí lớn hơn cả lượng tiền được bơm vào Đại khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Điều này cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính lần này mới chỉ... bắt đầu, và kết quả của nó sẽ không hề “lạc quan” với mô hình “phục hồi kinh tế hình chữ V” như đã thấy trong quá khứ. Vào tháng 3/2020, gần 80 quốc gia đã yêu cầu Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) “giúp đỡ” để vay số tiền lên đến 83 tỷ USD kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng.

Liệu có phải rằng khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái là chính phủ có thể bơm tiền ra để “hạ cánh mềm” và tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế? Đến một ngày, quả bom nợ sẽ được “kích nổ”, domino phá sản xảy ra và dù có bơm thêm tiền vào nền kinh tế thì cũng không thể giải quyết được hậu quả. Mọi thứ vẫn phải quay về điểm cân bằng, đó là dựa vào năng suất lao động, chứ không phải “tăng trưởng nóng” dựa trên vay nợ, vì càng bơm tiền thì nợ xấu càng nhiều và quả bóng nợ càng phình to.

Chẳng qua bơm tiền là liều thuốc “morphin” mà các nhà tài phiệt ngân hàng “bắt tay” cùng các chính trị gia, các chính quyền độc đoán nhằm “giúp” nền kinh tế “giảm đau”, hay nói đúng hơn là “hút máu” nền kinh tế một cách hợp pháp mà thôi. Đây chẳng phải là cách mà ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta thông qua hệ thống kinh tế-tài chính? Có lẽ đã đến lúc nhân loại cần phải tỉnh táo để nhận ra rằng bản chất thật của nền kinh tế hiện đại đầy tà ác và vô vàn thủ đoạn, bắt nguồn từ “lòng tham không đáy” của cả kẻ cho vay lẫn người đi vay.

Mời quý độc giả đón đọc: Phần 4: Giải cứu bằng mọi giá - con đường ‘tiến lên chủ nghĩa cộng sản’ trong vô thức

Tâm An

Tài liệu tham khảo:
1. Song HongBing, “Currency War” - Chiến tranh tiền tệ
2. “Adam Smith”: https://vi.wikipedia.org/wiki/Adam_Smith
3. “What Is the Invisible Hand in Economics?”, Masterclass, https://www.masterclass.com/articles/what-is-the-invisible-hand-in-economics#who-was-adam-smith
4. Yuri Rubtsov: “History of World War II: Nazi Germany was Financed by the Federal Reserve and the Bank of England”, Global Research, 14/5/2016
5. “Chiến tranh thế giới lần thứ hai”, https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_th%E1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi_th%E1%BB%A9_hai
6. Trà Nguyễn: “Phần 3: Dấu hiệu trước khủng hoảng: NHTM toàn cầu ôm khối tài sản tài chính phái sinh cực lớn và rủi ro”, https://www.ntdvn.net/ncov-co-cham-ngoi-cho-cuoc-khung-hoang-tai-chinh-toan-cau-tiep-theo-phan-3-11143.html
7. “China National Debt Clock: Are the Chinese Hiding Any Public Debt?”, Commodity, https://commodity.com/debt-clock/china/
8. Neil Irwin: “A Taxonomy of Bailouts: Comparing the Coronavirus Rescues With Rescues Past”, The New York Times, https://www.nytimes.com/2020/03/19/upshot/coronavirus-comparing-bailouts.html
9. “Ethics alone will not prevent financial crises”, The Financial Times, https://www.ft.com/content/49310344-cfb6-11de-a36d-00144feabdc0
10. “A New Hurt in Italy From the Coronavirus: A Banking Crisis”, The New York Times https://www.nytimes.com/2020/03/17/business/italy-banks-coronavirus.html
11. John Plender: “The seeds of the next debt crisis”, The New York Times, https://www.ft.com/content/27cf0690-5c9d-11ea-b0ab-339c2307bcd4
12. Denise Wee: “Deutsche Bank Sees ‘Distressed Debt Cycle’ Starting in China”, Bloomberg, https://www.bloombergquint.com/markets/deutsche-bank-sees-distressed-debt-cycle-beginning-in-china



BÀI CHỌN LỌC

Kẻ giấu mặt: Thế lực nào đã tài trợ cho Hitler và tạo ra - kiểm soát - thu lợi từ các cuộc khủng hoảng kinh tế? (Phần 3)