6 tháng đầu năm, số doanh nghiệp quay lại thị trường đã nhiều hơn số doanh nghiệp rời bỏ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong 6 tháng đầu năm nay, số doanh nghiệp quay lại thị trường đã nhiều hơn 30% số doanh nghiệp rời bỏ. Tuy vậy, hiện vẫn còn vô vàn những khó khăn khu vực doanh nghiệp đang phải đối mặt, các chuyên gia kêu gọi sự hỗ trợ doanh nghiệp mạnh hơn nữa từ Chính phủ. Số liệu 6 tháng đầu năm cho thấy kỳ vọng vào tương lai phục hồi của quý 3 và quý 4 sẽ khá hơn nửa 6 tháng đầu năm.

Trong Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý II/2021, Tổng cục Thống kê cho biết, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 67,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước và tăng 34,3% về vốn đăng ký.

Sự gia tăng về số lượng và vốn của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cho thấy sự nỗ lực và tinh thần khởi nghiệp của cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Bất chấp COVID-19 hoành hành, 6 tháng đầu năm vẫn có hơn 67.000 doanh nghiệp "chào đời"

Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt 93,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2020; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14,1 tỷ đồng, tăng 24,2%.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý II/2021 vẫn ghi nhận đánh giá tích cực khi có 68,2% số doanh nghiệp nhận định hoạt động sản xuất kinh doanh quý II/2021 so với quý I/2021 tốt lên và giữ ổn định.

Trong tháng 6/2021, cả nước có 11,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 164,3 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 71,9 nghìn người, giảm 2,5% về số doanh nghiệp, tăng 9,1% về vốn đăng ký và giảm 0,4% về số lao động so với tháng 05/2021.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 14,5 tỷ đồng, tăng 11,9% so với tháng trước và tăng 43,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng, cả nước có 4.867 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; 3.867 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 5.238 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 23,7% và tăng 36,3%; 1.919 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 50% và tăng 40,3%.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đạt 14,1 tỷ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 1.152,5 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 23,7 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2021 là 2.095,1 nghìn tỷ đồng.

Trung bình mỗi tháng có 15,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, 11,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Tư Vấn, Doanh Nhân, Thống Kê, Thành Công, Đường Cong
Trung bình mỗi tháng có 15,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, 11,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. (Ảnh: Pixabay)

Theo thống kê thì hiện đã có 26,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 93,2 nghìn doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có 15,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, có 70,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020, bao gồm: 35,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước; 24,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 25,7%; 9,9 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 33,8%. Trung bình mỗi tháng có 11,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2021 cho thấy: Có 30,5% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn so với quý I/2021; 37,7% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 31,8% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.

Dự kiến quý III/2021, có 39,2% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý II/2021; 22,2% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 38,6% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định, đại diện Tổng cục Thống kê nhận định.

Lao động làm việc trong khu công nghiệp đang có xu hướng giảm
Theo Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý II/2021 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 11,45% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,91%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,42%, cao hơn tốc độ tăng 5,06% của cùng kỳ năm 2020.

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 ước tính tăng 8,91% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,42%.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2021 cho thấy: Có 30,5% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn so với quý I/2021; 37,7% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 31,8% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.

Đáng chú ý, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/6/2021 giảm 1,4% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1% so với cùng thời điểm năm trước.

Dự kiến quý III/2021, có 39,2% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý II/2021; 22,2% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 38,6% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.

Ngọc Minh
Theo TCTK

Kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

6 tháng đầu năm, số doanh nghiệp quay lại thị trường đã nhiều hơn số doanh nghiệp rời bỏ