5 điều cho thấy Trung Quốc chỉ là một con 'hổ giấy'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm 2018, giáo sư Michael Beckley của Đại học Tufts đã công bố một nghiên cứu chi tiết về những điểm yếu kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Nghiên cứu này cho thấy sức mạnh kinh tế, tài chính, công nghệ và quân sự của Trung Quốc đã bị thổi phồng quá mức bởi các số liệu thống kê thô thiển và không chính xác. Trong khi đó, các lợi thế của Mỹ vẫn bị đánh giá thấp. Vì vậy, tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ “vượt qua” Mỹ theo bất kỳ cách nào đều mang tính chất cực đoan và sai lầm.

Cái tên Trung Quốc chỉ được nhắc đến 4 lần trong bài phát biểu đầu tiên của ông Joe Biden tại Quốc hội, nhưng nó phủ bóng lên hầu hết các bài phát biểu. "Chúng tôi đang cạnh tranh với Trung Quốc và các quốc gia khác để giành chiến thắng trong Thế kỷ 21", ông Biden nói. Nhà báo Jeremy Diamond của CNN nhận xét: “Điều đó báo hiệu cách tiếp cận của Tổng thống đối với hầu hết các chủ đề chính và ông ấy cũng thường xuyên nêu ra nó trong các cuộc họp”, "các phụ tá cho biết Biden tin rằng đó là một bài kiểm tra quan trọng mà qua đó các nhà sử học sẽ đánh giá nhiệm kỳ tổng thống của ông ta".

Như Tổng thống Biden đã nói với quốc dân tại Hạ viện: Chủ tịch độc tài Tập Cận Bình “hết sức nghiêm túc” về việc Trung Quốc “sẽ trở thành quốc gia quan trọng nhất trên thế giới. Ông và những người chuyên quyền khác nghĩ rằng nền dân chủ không thể cạnh tranh trong thế kỷ 21 với các chế độ chuyên quyền”.

Nhưng trong số những nhà quan sát, những học giả nổi tiếng có không ít người có quan điểm trái ngược với ông Biden. Năm 2018, giáo sư Michael Beckley của Đại học Tufts đã công bố một nghiên cứu chi tiết về những điểm yếu kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Nghiên cứu này cho thấy sức mạnh kinh tế, tài chính, công nghệ và quân sự của Trung Quốc đã bị thổi phồng quá mức bởi các số liệu thống kê thô thiển và không chính xác. Trong khi đó, các lợi thế của Mỹ vẫn bị đánh giá thấp. Vì vậy, tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ “vượt qua” Mỹ theo bất kỳ cách nào đều mang tính chất cực đoan và sai lầm.

Dưới đây là một số phân tích mà giáo sư Michael Beckley đưa ra trong bản nghiên cứu:

Thứ nhất, về lực lượng hải quân Trung Quốc, ông Beckley viết: “Các phi công Trung Quốc bay ít hơn 100 đến 150 giờ so với các phi công Mỹ và chỉ bắt đầu huấn luyện trên tàu sân bay từ năm 2012”, ngoài ra, “Quân đội Trung Quốc dành 20 đến 30% thời gian của họ để nghiên cứu hệ tư tưởng cộng sản”.

Khi các lực lượng Trung Quốc tập trận, các cuộc tập trận có chút tương đồng với những thách thức mà Quân Giải phóng Nhân dân sẽ phải đối mặt trong một cuộc xung đột giữa các cường quốc. Trên thực tế, các cuộc tập trận của PLA vẫn mang tính kịch bản cao (đội đỏ hầu như luôn thắng)… Hầu hết các cuộc tập trận liên quan đến một đơn vị hoặc chi nhánh, vì vậy quân đội thiếu khả năng tiến hành các hoạt động chung, và các đánh giá thường không có gì khác hơn là “đánh giá chủ quan dựa trên quan sát trực quan hơn là dữ liệu định lượng chi tiết”, và được cho điểm “chỉ đơn giản dựa trên việc một chương trình đào tạo đã được thực hiện hay chưa chứ không phải là các mục tiêu của chương trình đã đạt được hay chưa”.

Thứ hai, chất lượng giáo dục. Nhiều người Mỹ lo lắng khi thấy điểm của học sinh Trung Quốc trong các bài kiểm tra toán so sánh khá cao. Nhưng có lẽ họ không biết rằng họ đang xem kết quả đầu ra của các nhóm sinh viên giỏi nhất.

Nếu như ở Mỹ, các trường công lập miễn học phí đến hết cấp ba, thì ở Trung Quốc, học phí chỉ được chính phủ hỗ trợ cho cấp tiểu học và trung học cơ sở. Tại các trường trung học Trung Quốc, gia đình phải tự chi trả học phí và hàng loạt các chi phí khác, và những khoản chi này thuộc hàng cao nhất thế giới. Do đó, 76% dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc chưa học hết trung học phổ thông.

Điều này cũng không được cải thiện ở cấp độ đại học.

Nhiều sinh viên đại học Trung Quốc mô tả trường đại học của họ là “xưởng sản xuất văn bằng”, nơi tỷ lệ sinh viên-giáo viên cao gấp đôi mức trung bình ở các trường đại học Mỹ, gian lận tràn lan, sinh viên dành tận 1/4 thời gian để học “tư tưởng Mao Trạch Đông”. Cả sinh viên và các giáo sư đều bị cấm truy cập vào các nguồn thông tin học thuật cơ bản trên Internet, chẳng hạn như Google Scholar và các kho tạp chí nghiên cứu trực tuyến.

Thứ ba, có vẻ như Trung Quốc đang vượt lên trong cuộc đua chiếm lĩnh các ngành công nghiệp của tương lai? Câu trả lời là: Không hẳn vậy!

Tổng chi tiêu cho R&D của các công ty Trung Quốc tính theo phần trăm doanh thu bán hàng thấp hơn 4 lần so với mức trung bình của các công ty Mỹ. … Các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và lao động thủ công, có mức độ tự động hóa và số hóa thô sơ: các doanh nghiệp Trung Quốc trung bình chỉ có 19 robot trên một vạn nhân viên (trong khi con số này ở Mỹ là 176 robot).

Nhưng chẳng phải Trung Quốc đang chạy nước rút để vượt qua Hoa Kỳ sao? Đúng, nhưng Bắc Kinh đã vấp ngã rất nhiều trong quá trình theo đuổi đó.

Trung Quốc hiện dẫn đầu thế giới về việc rút lại các nghiên cứu khoa học do gian lận; 1/3 các nhà khoa học Trung Quốc thừa nhận đã đạo văn hoặc làm sai lệch kết quả (so với 2% của các nhà khoa học Hoa Kỳ); và 2/3 chi tiêu cho R&D của Trung Quốc rơi vào tay những kẻ tham nhũng.

Thứ tư, Bắc Kinh đang phải chi trả một số tiền cực lớn để duy trì quyền lực và áp bức người dân.

Ông Beckley cho biết: Nhiệm vụ đầu tiên và tối quan trọng của quân đội Trung Quốc là bảo toàn sức mạnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐSCTQ) chống lại chính nhân dân Trung Quốc, còn quân đội Mỹ có thể tập trung hoàn toàn vào việc đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài.

Những biểu đồ so sánh GDP của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bóp méo cán cân quyền lực thực sự giữa 2 xã hội, bởi vì Trung Quốc phải dành một phần lớn nguồn lực của mình cho nhu cầu sinh tồn cơ bản để ngăn chặn việc nhà nước bị lật đổ.

Tổng sản phẩm quốc nội lớn không đủ để biến một quốc gia trở thành siêu cường. Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất trên Trái đất vào những năm 2030. Trung Quốc cũng gần như chắc chắn là nền kinh tế lớn nhất trên Trái đất vào những năm 1830. Khi đó, GDP lớn không khiến Trung Quốc trở thành siêu cường — và nó cũng sẽ không đủ để biến Trung Quốc trở thành siêu cường ngày hôm nay.

Không chỉ ông Beckley mà rất nhiều nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng, vào những năm 1800, đế chế Trung Quốc có GDP lớn hơn nhiều so với Vương quốc Anh. Quân đội Trung Quốc gồm 800.000 người cũng vượt xa quân số của Anh. Tuy nhiên, khi 2 quốc gia xung đột trong hai cuộc Chiến tranh Nha phiến, từ năm 1839 đến năm 1842 và một lần nữa vào năm 1858, Trung Quốc đã bị đánh bại một cách thảm hại. Tại sao vậy? Có 3 lời giải đáp, đó là:

  1. Câu trả lời thư nhất: Đó là cái phải trả của chế độ độc tài luôn kìm hãm và đàn áp người dân!

Trung Quốc vào thế kỷ 19 phải đối mặt với trung bình 25 cuộc nổi dậy địa phương mỗi năm. Hầu hết quân đội của họ phải được triển khai để trấn áp các cuộc nổi dậy và kiểm soát các băng đảng, chỉ còn lại một số ít quân thiện chiến sẵn sàng cho chiến đấu.

  1. Câu trả lời thứ hai: Khối lượng không phải là sức mạnh!

Mặc dù tổng thể các nguồn tài nguyên của Trung Quốc là rất lớn, nhưng hầu hết đã bị tiêu hao bởi các yếu tố cơ bản để tự cung tự cấp. Vào thế kỷ 19, nước Anh sản xuất chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc, nhưng nước Anh chỉ sử dụng 1/13 dân số - nguồn lực con người ít hơn nhưng lại tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội.

  1. Câu trả lời thứ ba: Những kẻ ăn cắp công nghệ sẽ gặp bất lợi khi đối mặt với những người luôn đổi mới công nghệ. Họ sẽ luôn tụt hậu so với đối thủ sáng tạo hơn, không chỉ trong nhà máy, mà cả trên chiến trường. “Liên tục trong các cuộc Chiến tranh Thuốc phiện… Đội quân hàng nghìn người Trung Quốc đã bị đánh tan trong vài phút bởi vài trăm, hoặc thậm chí vài chục quân Anh”, ông Beckley lưu ý.

Tất nhiên, ông Beckley không cho rằng kết quả thất bại của các cuộc Chiến tranh Thuốc phiện sẽ lặp lại trong thế kỷ 21. Dù sao thì, các cường quốc hạt nhân sẽ không viễn chinh trên lãnh thổ của nhau. Thay vào đó, ông chỉ ra vị thế khó khăn chiến lược của Trung Quốc, hiện đang bị vây hãm bởi hàng loạt các kẻ thù tiềm tàng ở mặt trận phía đông, kéo dài từ Nga, qua Hàn Quốc, qua Nhật Bản, đến Philippines, và sau đó là Việt Nam.

Thứ năm, xã hội Trung Quốc là nơi sinh sống của rất nhiều người già, và lòng tin vào nhà nước rất thấp vì những lý do vô cùng chính đáng

Ngày 28 tháng 4, Financial Times đưa tin rằng kết quả cuộc điều tra dân số Trung Quốc đã bị trì hoãn một cách đáng ngờ. Theo các nhà quan sát, kết quả này sẽ cho thấy sự sụt giảm dân số từ năm 2010 đến năm 2020, đây là sự sụt giảm dân số đầu tiên kể từ nạn đói do nhà nước gây ra vào những năm 1960.

Khi dân số Trung Quốc già đi, nước này sẽ cạn kiệt nguồn tiết kiệm. Người Trung Quốc tiết kiệm rất nhiều để bù đắp cho khoản cung cấp an sinh xã hội ít ỏi của nhà nước. Trong suốt 3 thập kỷ, tiền tiết kiệm của những người dân thường đã bị lấy đi để tài trợ cho các khoản vay bất tận của các doanh nghiệp nhà nước. Họ đã vay bao nhiêu? Không ai biết, bởi vì mọi người đều nói dối. Điều gì sẽ xảy ra khi số tiền tiết kiệm cho hàng trăm triệu người về hưu được rút ra để tài trợ cho các công ty nhà nước? Ai mà biết được chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Trung Quốc phân bổ vốn sai trên quy mô lớn. Bất động sản được xây dựng tràn lan và thiếu quy hoạch, hơn 1/5 lượng bất động sản xây dựng đã trở thành các “thành phố ma”. Trung Quốc thừa vốn trên sân nhà vì các nhà đầu tư Trung Quốc bị cấm làm điều họ muốn làm nhất: rút tiền ra khỏi Trung Quốc. Các biện pháp kiểm soát ngoại hối nghiêm ngặt và phức tạp đã chặn dòng vốn. Theo nghiên cứu của một trong những công ty quản lý tài sản hàng đầu của nước này, hơn 1/3 những người giàu nhất Trung Quốc sẽ di cư nếu họ có thể. Giải pháp trước mắt tốt của họ là gửi con cái ra nước ngoài. Trước đại dịch, gần 1 triệu thanh niên Trung Quốc đã du học ở các trường đại học phương Tây. Trước đại dịch, chỉ có khoảng 10.000 người Mỹ học ở Trung Quốc; hàng nghìn người đến từ các nước phương Tây khác - và hầu hết tất cả họ đều đến nước này để học ngôn ngữ, chứ không phải bất kỳ chuyên ngành học thuật nào.

Ngôn ngữ và hành vi của Trung Quốc chắc chắn là mang tính độc đoán và khiêu khích. Quyền lực của Trung Quốc đang tăng lên, đúng vậy! Hành vi của chính phủ Trung Quốc cả ở trong và ngoài nước ngày càng áp bức hơn và tàn bạo hơn, điều này, rất tiếc, cũng đúng! Nhưng khi người Mỹ đủ can đảm và ý chí đối mặt với “con ngáo ộp” Trung Quốc, thì họ cũng cần phải đánh giá đúng khả năng thực tế của đất nước này, và những giới hạn đang bao vây Trung Quốc: dân số già nhanh, nợ nần trong nước lớn và một chế độ đang đàn áp, bóc lột người dân tồi tệ khiến cho sự tín nhiệm vào chính quyền đang giảm dần.

Lê Minh - Mộc Trà

Theo The Alantic



BÀI CHỌN LỌC

5 điều cho thấy Trung Quốc chỉ là một con 'hổ giấy'