10 phương diện 'thay đổi dài hạn' do đại dịch viêm phổi Vũ Hán mà thế giới phải chấp nhận

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc khủng hoảng dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán do Trung Quốc gây ra có quá nhiều tác động dài hạn đối với kinh doanh, các nền kinh tế, chính trị các nước và quan hệ quốc tế. Dưới đây là 10 dự đoán của nhà kinh tế Martin Wolf đăng trên tạp chí Financial Times, theo ông còn rất nhiều biến đổi không thể đảo ngược mà các nhà phân tích chưa thể dự đoán được.

Ngay từ khi virus Corona Vũ Hán xuất hiện

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán có tác động to lớn và ngay lập tức. Nhưng về dài hạn thì có những thay đổi gì? Điều đó khó dự đoán hơn nhiều. Chúng ta đã biết gì sau 10 tháng xuất hiện đại dịch?

Chúng ta biết rằng thế giới không được chuẩn bị tốt để đối mặt với đại dịch. Nó đã gây ra khoảng 1,1 triệu ca tử vong trên toàn thế giới, chủ yếu là ở những người cao tuổi. Hơn nữa, một số quốc gia đã ngăn chặn các dịch bệnh thành công hơn những quốc gia khác.

Chúng ta biết rằng Covid-19 đã gây ra một cuộc đấu tranh với các nhà sản xuất toàn cầu lớn, điều này gây thiệt hại kinh tế đặc biệt quan trọng đối với những người trẻ tuổi, những lao động nữ không có tay nghề và những người thiểu số dễ bị “tổn thương”.

Chúng ta biết rằng “cách ly xã hội”, một phần tự phát và một phần được thực thi, đã làm hỏng mọi hoạt động giao tiếp của con người, trong khi cố gắng mang lại lợi ích cho các hoạt động phục vụ tại nhà. Điều này cắt giảm du lịch.

Chúng ta biết rằng một số lượng lớn các doanh nghiệp sẽ quay lại với gánh nặng nợ nần và nhiều doanh nghiệp sẽ không thể vực dậy. Sự can thiệp chưa từng có của các cơ quan tài chính và tiền tệ, đặc biệt là ở các quốc gia có đồng tiền được quốc tế chấp nhận (đồng tiền dự trữ quốc tế).

Chúng ta biết rằng virus bắt nguồn từ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không ngăn chặn sự lây lan của nó. Điều này đã gây ra căng thẳng dữ dội và rộng khắp giữa các quốc gia trên thế giới và Trung Quốc - thủ phạm của đại dịch. Hơn nữa, đại dịch đã đặt dấu hỏi lớn đối vai trò của toàn cầu hóa, đặc biệt là chuỗi cung ứng toàn cầu.

Vậy tác động dài hạn có thể là những gì? Dưới đây là 10 khía cạnh

Thứ nhất, đại dịch là mối đe dọa trong thời gian dài: Có thể một loại vaccine sẽ sớm ra mắt và được cung cấp cho cộng đồng. Nhưng đạt được cả hai mục tiêu đó là chuyện khó xảy ra. Nếu vậy, bệnh dịch vẫn sẽ là mối đe dọa trong thời gian dài.

Thứ hai, thiệt hại kinh tế kéo dài: Những điều này phụ thuộc một phần vào căn bệnh này được kiểm soát sớm như thế nào, nhưng cũng phụ thuộc vào mức ảnh hưởng của trạng thái thất nghiệp, nợ xấu, gia tăng nghèo đói, giáo dục bị gián đoạn... Nền kinh tế thế giới và hầu hết các nền kinh tế riêng lẻ có thể sẽ vĩnh viễn giảm quy mô và các dân tộc của họ cũng nghèo hơn trước đây.

Không có chứng cứ về sự đánh đổi giữa tỷ lệ tử vong và thịnh vượng kinh tế. (Trục tung: dự báo tăng trưởng GDP, Trục hoành: Tỷ lệ tử vong các nước lớn).

Thứ ba, cơ cấu của nền kinh tế: Liệu những điều này sẽ trở lại như trước đại dịch Covid-19 hay chúng ta sẽ ngừng đi du lịch và ngừng đến văn phòng mãi mãi? Du lịch sẽ tiếp tục. Tương tự, mọi người sẽ đến công sở. Nhưng chúng ta không thể quay trở lại trạng thái trước Covid-19. Chúng ta đã bước vào một thế giới tương tác ảo qua Internet mà chúng ta quen thuộc và sẽ không rời bỏ trạng thái này. Điều này sẽ thay đổi thói quen sống và làm việc của chúng ta.

Thứ tư, nâng cao vai trò của công nghệ: Điều này thì không đảo ngược. Đồng thời, các tập đoàn công nghệ khổng lồ sẽ tăng cường vị trí trung tâm và ảnh hưởng ghê gớm của họ. Áp lực đối với việc kiểm soát sự độc quyền và cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, có khả năng gia tăng.

Covid-19 sẽ tăng tốc quá trình chuyển đổi thế giới sang liên lạc trên mạng

Thứ năm, mở rộng vai trò của chính phủ: Những cuộc khủng hoảng lớn thường tạo những thay đổi nhảy vọt về vai trò của chính phủ. Quan trọng đặc biệt là áp lực “tái thiết tốt hơn”. Vì vậy, các chính phủ có khả năng áp đặt các chính sách can thiệp vào nền kinh tế dài lâu hơn so với trước đại dịch.

Thứ sáu, gỡ bỏ các can thiệp thị trường: Các ngân hàng trung ương cam kết duy trì lãi suất “thấp dài lâu”. Với điều kiện lãi suất danh nghĩa và tiếp tục duy trì ở mức thấp, các chính phủ sẽ có thể quản lý các khoản nợ của mình và giúp tái cơ cấu nợ của khu vực tư nhân. Đến một lúc nào đó, thì thâm hụt tài khóa sẽ phải giảm bớt. Áp lực chi tiêu đồng nghĩa với việc thuế sẽ cao hơn, đặc biệt là đối với những người giàu có.

Tác động ban đầu của Covid-19 tồi tệ hơn nhiều Đại khủng hoảng 2008

Tăng trưởng GDP dồn tích: xanh nhạt: quý IV/2007- quý II/2009 và Xanh đậm: quý IV/2019 - quý II/2020

Thứ bảy, ảnh hưởng đến chính trị trong nước: Một số quốc gia đã thấy những biện pháp ứng phó hiệu quả với cuộc khủng hoảng, trong khi những quốc gia khác thì không. Một quốc gia có dân chủ hay không dân chủ không liên hệ gì đến việc này. Một phần của vấn đề là chính phủ có quan tâm đến hiệu quả của nó hay không.

Những người theo chủ nghĩa dân sự, chẳng hạn như Jair Bolsonaro, Boris Johnson và Donald Trump đã chịu sức ép của dư luận, mặc dù họ đã nỗ lực và làm hết trách nhiệm. Điều này khiến họ sẽ gặp cản trở trong các nỗ lực chính trị trong nước.

Thứ tám, tác động đến quan hệ quốc tế: Đây thực sự là một cuộc khủng hoảng toàn cầu và chỉ có thể được quản lý hiệu quả với nỗ lực toàn cầu. Tuy nhiên, các xu thế theo hướng chủ nghĩa đơn phương và xung đột quốc tế đã bị đại dịch làm cho sâu sắc hơn. Rất có thể điều này sẽ trở nên tồi tệ hơn bây giờ, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc.

Thứ chín, tương lai của toàn cầu hóa: Quá trình toàn cầu hóa chậm lại sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Nó có khả năng chậm hơn nữa sau Covid-19. Hệ thống quan hệ đa phương bị bào mòn hơn, đặc biệt là Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và các tranh chấp thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc sẽ không được giải quyết. Đồng thời, toàn cầu hóa theo phương thức ảo, thông qua mạng có khả năng tăng tốc.

Cuối cùng, kiểm soát những thách thức chung: Về điều này, Covid-19 là một con dao hai lưỡi. Một bên là chính phủ mong muốn làm mọi thứ cấp thiết nghiêm trọng hơn, không chỉ trong nước mà còn trên toàn cầu, đặc biệt là vấn đề khí hậu. Mặt khác là hiệu lực của các thỏa thuận quốc tế sẽ bị giảm sút, đặc biệt là ở Mỹ, quốc gia đã khôn ngoan rút khỏi hiệp định khí hậu Paris và Tổ chức Y tế thế giới.

Thất nghiệp do đại dịch tập trung vào người thiểu số, phụ nữ, người trẻ và người học thức thấp; nghiêm trọng hơn thời kỳ đại khủng hoảng 2008 (Xanh nhạt: 2007-2009 ; Xanh đậm: Covid-19)

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán là một cú sốc sâu sắc. Nó theo sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chỉ 12 năm trước. Nó chắc chắn sẽ mang đến những hậu quả lớn về lâu dài đối với hoạt động kinh doanh, nền kinh tế, chính trị các nước và hệ thống quốc tế.

Nhiều điều sẽ thay đổi. Chúng ta chỉ có thể dự đoán một chút trong số đó. Còn quá nhiều điều không chắc chắn.

Lê Minh



BÀI CHỌN LỌC

10 phương diện 'thay đổi dài hạn' do đại dịch viêm phổi Vũ Hán mà thế giới phải chấp nhận