Với hàng trăm tên lửa Harpoon mua từ Mỹ, Đài Loan sẽ khiến kế hoạch xâm lược của Trung Quốc phá sản?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chỉ vài ngày sau khi Hoa Kỳ thông qua ba hợp đồng mua bán vũ khí lớn mới cho Đài Loan, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hiện đã phê chuẩn việc bán tới 400 tên lửa chống hạm Harpoon do Boeing sản xuất. Nếu việc mua bán được tiến hành theo kế hoạch, Đài Loan sẽ có khả năng chống lại bất kỳ cuộc tấn công hải quân tiềm tàng nào của các lực lượng từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa), vốn đã từng đe dọa xâm lược trong quá khứ.

Theo The Drive, vào ngày 26 tháng 10 năm 2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thông báo cho Quốc hội về việc có thể bán thiết bị quân sự cho Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hoa Kỳ (TECRO). Thỏa thuận trị giá khoảng 2,37 tỷ USD vẫn cần sự chấp thuận của Quốc hội và các điều khoản của nó vẫn có thể thay đổi. Thông báo này được đưa ra khoảng 5 tháng sau khi Đài Loan tuyên bố công khai rằng họ đang tìm mua các tên lửa phóng từ mặt đất và bệ phóng di động.

Theo Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) của quân đội Mỹ, gói mua bán này bao gồm tới 100 Hệ thống Phòng thủ Bờ biển Harpoon (HCDS) và các thiết bị liên quan, bao gồm tới 400 tên lửa chống hạm RGM-84L-4 Harpoon Block II, 4 tên lửa huấn luyện RTM-84L-4. Thêm vào đó còn có 100 Đơn vị Vận chuyển Bệ phóng HCDS và 25 xe tải radar. Ngoài ra, Đài Loan sẽ nhận được các bộ phận thay thế và sửa chữa khác nhau, thiết bị hỗ trợ và thử nghiệm, ấn phẩm và tài liệu kỹ thuật, đào tạo nhân sự, cộng với hỗ trợ kỹ thuật của chính phủ và đại diện nhà thầu Hoa Kỳ.

Mặc dù Harpoon chưa đạt được tốc độ cực cao hoặc các tính năng quan sát tầm thấp của các tên lửa chống hạm tiên tiến nhất hiện nay, nhưng ở dạng Block II, nó vẫn là một vũ khí rất có khả năng mang lại cho Đài Loan khả năng đáp trả mạnh mẽ với chi phí tương đối thấp.

Vay mượn công nghệ từ Bom tấn công trực diện phối hợp Boeing (JDAM) và Tên lửa tấn công mặt đất dự phòng (SLAM-ER), tên lửa Block II bao gồm bộ thu GPS và hệ thống điều khiển bay tiên tiến để điều hướng đến mục tiêu chính xác hơn ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nó cũng có liên kết dữ liệu hai chiều cho phép tên lửa được nhắm lại mục tiêu khi đang bay. Đầu đạn nặng 500 pound (khoảng 227 kg) có thể được sử dụng chống lại các mục tiêu trên biển và trên đất liền, nếu được yêu cầu.

Harpoon được dẫn đường bằng radar, có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Ưu điểm lớn nhất là nó có thể hoạt động trong mọi thời tiết, tuy nhiên khả năng phát xạ radar của nó có thể bị đối phương phát hiện và gây nhiễu. Một số tên lửa chống hạm mới hơn đang sử dụng hồng ngoại hình ảnh để dẫn đường, cũng như cảm biến RF thụ động. Điều này làm cho tên lửa có khả năng sống sót cao hơn nhưng cũng dễ bị trượt mục tiêu hơn do thời tiết xấu và các biện pháp chống hồng ngoại.

Một quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với các Voice of America rằng: “Mỹ đang duy trì sự quan tâm đến việc tuân thủ sự hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan và xem sự an toàn của trung tâm Đài Loan ảnh hưởng đến an ninh và ổn định của cả khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng lớn”.

Theo DSCA, tên lửa sẽ “cải thiện khả năng của [Đài Loan] để đối phó với các mối đe dọa hiện tại và tương lai bằng cách cung cấp một giải pháp linh hoạt để tăng cường khả năng phòng thủ trên mặt đất và trên không. Bên nhận sẽ có thể sử dụng một hệ thống có độ tin cậy và hiệu quả cao để chống lại hoặc ngăn chặn các cuộc xâm lược hàng hải, phong tỏa ven biển và các cuộc tấn công đổ bộ”.

Ngoài khả năng cụ thể của Harpoon, 400 tên lửa chống hạm mới sẽ tăng cường năng lực phòng thủ bờ biển trên bộ của Hải quân Trung Hoa Dân Quốc. Quân đội nước này hiện đang sử dụng tên lửa hành trình chống hạm Hùng Phong II (Hsiung Feng II) và Hùng Phong III bản địa, loại sau này có khả năng siêu thanh, nhưng người ta cho rằng năng lực sản xuất tại địa phương đối với những vũ khí này là không đủ để theo kịp với sản lượng tàu chiến khủng của Trung Quốc.

Một xe đầu kéo DAF của Hải quân Trung Hoa Dân Quốc được trang bị để phóng cả tên lửa hành trình chống hạm Hsiung Feng II và Hsiung Feng III. (Ảnh: 玄 史 生 / WIKIMEDIA)
Một xe đầu kéo DAF của Hải quân Trung Hoa Dân Quốc được trang bị để phóng cả tên lửa hành trình chống hạm Hùng Phong II và Hùng Phong III. (Ảnh: 玄 史 生 / WIKIMEDIA)

Các quan chức Đài Loan cũng cho rằng các tên lửa Harpoon phóng từ mặt đất sẽ cơ động hơn so với tên lửa Hùng Phong hiện có. Mặc dù chúng ta vẫn chưa biết Harpoon sẽ được đặt trên những loại xe tải nào, nhưng việc lựa chọn phương tiện vận chuyển có thể góp phần rất lớn vào khả năng sống sót của chúng. Nếu hệ thống Harpoon trên đất liền có thể được lắp trên xe tải phẳng, việc tự tìm và tiêu diệt các bệ phóng có thể sẽ tỏ ra vô cùng khó khăn đối với lực lượng đối phương.

Việc bắn các tên lửa chống hạm khác nhau với các khả năng và hiệu suất khác nhau cũng sẽ giúp tạo ra một lá chắn phòng thủ vững chắc hơn xung quanh Đài Loan và cung cấp thêm khả năng dự phòng trong trường hợp gây nhiễu tác chiến điện tử hoặc các yếu tố khác có thể làm tổn hại một hoặc nhiều vũ khí.

Tất cả điều này làm tăng khó khăn cho một chiến dịch xâm lược tiềm tàng của Trung Quốc, cả về tốc độ hành động và tổn thất về tàu. Như vậy, vụ mua Harpoon trên đất liền lớn này, nếu nó được thực thi, chắc chắn có giá trị răn đe ngoài giá trị chiến thuật của nó.

Bắc Kinh phản ứng lại các thông báo về việc bán các gói vũ khí của Hoa Kỳ cho Đài Loan bằng cách tuyên bố rằng họ có ý định áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Boeing, Lockheed Martin và Raytheon.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus phản bác: “Những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm trả đũa các công ty Mỹ và nước ngoài vì việc bán hàng của họ nhằm hỗ trợ các yêu cầu tự vệ hợp pháp của Đài Loan là không hiệu quả”.

Văn Thiện

Theo The Drive

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Với hàng trăm tên lửa Harpoon mua từ Mỹ, Đài Loan sẽ khiến kế hoạch xâm lược của Trung Quốc phá sản?