Úc tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữa lúc Biển Đông ngày càng nguy hiểm 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thủ tướng Úc Scott Morrison vừa mới công bố Kế hoạch Cơ cấu Lực lượng và Cập nhật Chiến lược Quốc phòng năm 2020, cho thấy khởi đầu một sự thay đổi mới đáng kể nhất từ trước đến nay. Mục đích của Úc là tăng cường tầm với, độ chính xác, tốc độ, sự nhanh nhẹn và khả năng bao phủ rộng của Lực lượng Quốc phòng Úc (ADF). 

Lực lượng Quốc phòng Úc gồm các nhánh chính là Lục quân, Không quân Hoàng gia, Hải quân Hoàng gia và một vài đơn vị nhỏ khác. ... ADF là lực lượng lớn nhất trong Châu Đại Dương, có vị trí tiếp giáp sát với vùng Biển Đông của Thái Bình Dương, có vai trò quan trọng trong các hoạt động gìn giữ hòa bình trong khu vực và trên thế giới.

Bản cập nhật quốc phòng cho thấy chính phủ sẽ tăng chi tiêu quốc phòng từ 195 tỷ đô la Úc lên 270 tỷ đô la Úc trong thập kỷ tới.

Bản cập nhật quốc phòng hứa hẹn sẽ tăng ngân sách cho ba lĩnh vực dịch vụ là hải quân, quân đội, không quân; hệ thống vệ tinh, củng cố khả năng không gian mạng và kế hoạch tăng cường sự tham gia với các đồng minh.

Bản cập nhật quốc phòng này cũng nhằm gây khó khăn cho các kế hoạch của bất kỳ đối thủ nào tìm cách gây hại cho Úc. Đa dạng hóa khả năng của quân đội Úc là chìa khóa để tránh bị hạn chế bởi sự thiếu hụt các lực lượng quân sự.

Chính phủ Úc chú trọng tăng cường khả năng tiếp cận của quân đội ở phạm vi rộng và mạnh mẽ hơn nhằm bắt kịp các quốc gia khác trong khu vực gần đây đã nâng cấp quân đội của mình (đáng chú ý là lực lượng vũ trang của Trung Quốc).

An ninh và sự ổn định của Châu Á – Thái Bình Dương trong thế kỷ 21 đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng bởi việc xây dựng lực lượng quân sự quá mức cần thiết của Trung Quốc. Khát vọng muốn cân bằng chiến lược với Mỹ ở cả sân chơi quyền lực toàn cầu lẫn ưu thế chiến lược vượt trội tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã trở thành động lực cho Bắc Kinh.

Các tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á vốn đã tồn tại từ nhiều thập kỷ, nay càng nóng lên, nhất là sau khi Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” và sẵn sàng tiến hành chiến tranh để bảo vệ vùng chủ quyền mà nước này yêu sách. Những khẳng định này của Trung Quốc không gây ngạc nhiên cho cộng đồng quốc tế bởi nó đi kèm với những việc làm của Trung Quốc và khuynh hướng sử dụng xung đột để giải quyết tranh chấp lãnh thổ thay vì các sáng kiến giải quyết xung đột.

Trung Quốc là động lực chính - nhưng không phải duy nhất

Trong bài phát biểu của thủ tướng Scott Morrison, Trung Quốc đã không được đề cập đến một cách rõ ràng, nhưng sự phát triển mạnh mẽ về năng lực quân sự của họ, cùng với cách tiếp cận hiếu chiến từ các cuộc tấn công mạng vào Úc cũng như trên toàn thế giới và “ngoại giao chiến binh sói’’ của họ, rõ ràng là một động lực đáng kể cho sự gia tăng chi tiêu quốc phòng này.

Tuy nhiên, ngoài đối thủ lớn là Trung Quốc ra, các mối đe dọa đối với an ninh nhân loại, đại dịch bệnh và thiên tai cũng đang góp phần gây ra cảm giác không chắc chắn của thế giới.

Trong kế hoạch cũng có tính đến mối quan tâm về sự tăng cường lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và thay đổi sự cân bằng ở Đông Nam Á.

Hôm 1/6, Đại sứ Mỹ tại LHQ Kelly Craft đã gửi một công thư phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông đến tất cả thành viên LHQ và Hội đồng Bảo an. Công thư này để đáp lại công hàm CML/14/2019 của phái đoàn thường trực Trung Quốc tại LHQ ngày 12/12/2019 về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

Theo một bình luận mới đây từ Philippines, Công thư của Hoa Kỳ gửi Liên Hiệp Quốc (LHQ) chứng tỏ Washington muốn đẩy tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước lên nghị trình hàng đầu thời gian tới.

Tin cho biết trong thư, Hoa Kỳ nói "Mỹ yêu cầu Trung Quốc một lần nữa tuân thủ các quy định quốc tế về tuyên bố chủ quyền như đã nêu trong Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), thực thi phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài về Biển Đông và ngừng các hành động khiêu khích trong khu vực".

Đôi khi cũng thử suy nghĩ về quốc phòng giống như một chính sách bảo hiểm nhà ở và hệ thống báo động, được thiết kế để ngăn chặn những kẻ xâm lược và sẵn sàng đối phó với các tai họa tiềm tàng. Cho đến nay, khả năng của ADF đã không còn đủ sức mạnh như trước đây để răn đe kẻ thù, đặc biệt là vào thời điểm mà triển vọng chiến tranh (cả về nghĩa đen và nghĩa bóng) đang gia tăng ở khu vực này.

Kế hoạch cũng sẽ gia tăng gấp đôi các sáng kiến tham gia giữ gìn hòa bình với các quốc gia đồng minh trong khu vực. Các ưu tiên chính là sự hợp tác tốt hơn với các quốc gia Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương, cũng như các đối tác an ninh khác ở xa hơn.

Điều này sẽ bổ sung cho chiến lược đang được thực hiện như là một phần của chính sách “Bước tiến Thái Bình Dương’’ của Úc và phản ánh sự đầu tư vào quan hệ đối tác quân sự trong khu vực, chẳng hạn như Nỗ lực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đi đến một đề xuất toàn diện hơn cho một Hiệp ước lớn cho Thái Bình Dương.

Mục đích cơ bản đối với bản cập nhật ADF: để đảm bảo những gì Úc làm được coi là vì lợi ích chung của khu vực, giúp củng cố sự ổn định và an ninh khu vực trong những thời điểm không chắc chắn này.

Nó cũng có thể chứng tỏ sự gia tăng quyết tâm đối phó với các thách thức trong khu vực của Úc và sát cánh với các nước láng giềng như họ đã làm trong quá khứ, thay vì tập trung vào các thách thức an ninh ở các nơi xa trên toàn cầu, nơi ảnh hưởng của chúng ta ít hơn.

Khả năng phục hồi và chuẩn bị tốt hơn

Trong bản cập nhật quốc phòng này, kế hoạch có tính toán đến triển vọng của các sự kiện “thiên nga đen’’ khác, như vụ cháy rừng và đại dịch. Tuy nhiên, ADF chỉ là một lực lượng quân sự ổn định, trong khi tiện ích và khả năng thích ứng của nó rất ấn tượng, thì nó có rất ít năng lực dự phòng trong trường hợp khủng hoảng tăng đột biến - ngay cả với việc cần huy động thêm nhiều binh sĩ và nhân viên khác.

Như vậy, kế hoạch cũng đã đề cập đến phạm vi cho một chương trình dịch vụ cộng đồng và quốc gia tự nguyện và một sự khuyến khích tăng cường khả năng phục hồi, đáp ứng các điều kiện khẩn cấp của quốc gia mạnh hơn nữa.

Khả năng phục hồi nổi bật trong bản cập nhật quân sự này, cũng như phản ánh nhận thức ngày càng tăng về lỗ hổng của Úc phát sinh từ sự phụ thuộc quá mức vào các nguồn cung từ nước ngoài, đặc biệt là các sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

Thủ tướng Scott Morrison nói rằng Úc cần phải chuẩn bị cho một thế giới nghèo hơn, nguy hiểm hơn và rối loạn hơn.
Thủ tướng Scott Morrison nói rằng Úc cần phải chuẩn bị cho một thế giới nghèo hơn, nguy hiểm hơn và rối loạn hơn. (Ảnh: GettyImage)

Răn đe là cực kỳ quan trọng

Có một vài nhà phê bình có thể cho rằng bản cập nhật quốc phòng này là một sai lầm, lời nói và hành động của Úc có thể đối nghịch với Trung Quốc (TQ) - đối tác thương mại lớn nhất của Úc và làm cho TQ nồi giận như hiện nay họ đang cư xử khi Bộ trưởng ngoại giao Úc công bố sự cần thiết truy tìm nguồn gốc của chủng loại virus đang gây ra đại dịch bệnh cho toàn cầu hiện nay.

Tuy nhiên, hiện nay chính Trung Quốc, tự họ đang tự đối kháng với nhiều quốc gia trên toàn thế giới, tất cả đều có quan hệ thương mại rộng lớn với họ. Ngay cả Philippines, nước đã nhượng bộ và vươn tới Trung Quốc dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, đã thấy những nỗ lực này bị từ chối. Kết quả là, họ đã giữ lại mối quan hệ với Hoa Kỳ.

Không chỉ là nước Úc, mà nhìn xung quanh đến Vương quốc Anh, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Đông Nam Á và các quốc gia khác, tất cả đều đang có những hành động phản ứng lại với mô hình hành động quyết đoán, lộ rõ âm mưu bá chủ thế giới của Trung Quốc, nước Úc nhận định rằng họ có thể đã quá chậm trong phản ứng cho đến nay.

Bản cập nhật quốc phòng này cũng đã đưa ra sự cần thiết phải tăng gấp đôi về tư vấn và hợp tác với các nước láng giềng, những quốc gia không đồng tình với sự hiếu chiến của Trung Quốc và sự rút lui rõ ràng của Hoa Kỳ khỏi sự lãnh đạo toàn cầu. Điều đó thể hiện ở nhiều điểm quy định chính sách trong Sách trắng Chính sách đối ngoại năm 2017 - hay cái gọi là Kế hoạch B về Chính sách đối ngoại của Úc.

Trong khi đó, Trung Quốc đã xây dựng năng lực quân sự mạnh mẽ, quyết đoán và nhanh chóng mở rộng, được cấu trúc để đối đầu với các đối tác thương mại của chính họ.

Các hành động này của Úc được cho là đang đáp ứng một cách thích hợp và tương xứng trong nỗ lực tăng cường khả năng phục hồi và răn đe quân sự của chính mình. Thông thường, các cuộc chiến bắt đầu khi một bên tính toán khả năng răn đe của bên khác là không đủ và họ cảm thấy tự tin về chiến thắng. Răn đe là cực kỳ quan trọng.

Ánh Dương

Theo The Conversation

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Úc tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữa lúc Biển Đông ngày càng nguy hiểm