Tượng Lạc Sơn Đại Phật khóc trước những tội ác chống lại Thần và nhân loại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dãy núi nơi đặt tượng Lạc Sơn Đại Phật được cho là có hình dạng giống như một vị Phật đang nằm nghỉ khi nhìn từ sông, với trái tim là Lạc Sơn Đại Phật. Người dân địa phương thường nói rằng “núi là Phật và Phật là núi”. Trong lịch sử nhân loại, đôi mắt của Lạc Sơn Đại Phật đã có một số lần nhắm lại và rơi lệ.

Tượng Phật bằng đá lớn nhất và cao nhất thế giới, Lạc Sơn Đại Phật, được tạc thẳng vào vách đá Thế Loan của núi Lăng Vân, nơi hợp lưu của ba con sông - sông Dân, Đại Độ và Thanh Y - ở phía nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Bức tượng mô tả Phật Di Lặc trong tư thế ngồi cao gần 72m. Nó được xây dựng từ năm 713 đến năm 803 sau Công nguyên vào giữa triều đại nhà Đường.

Từ hàng trăm năm nay, người dân thuộc mọi tầng lớp, cũng như du khách thập phương ngày nay đã đến đây để chiêm bái tượng Phật được UNESCO đưa vào danh sách Di sản Thế giới từ năm 1996. Nó đã trở thành một di sản văn hóa và thiên nhiên trên thế giới.

Trong lịch sử nhân loại, đôi mắt của Lạc Sơn Đại Phật đã có một số lần nhắm lại và rơi lệ.

Trong lịch sử, đôi mắt của Lạc Sơn Đại Phật đã có một số lần nhắm lại và rơi lệ.
Trong lịch sử, đôi mắt của Lạc Sơn Đại Phật đã có một số lần nhắm lại và rơi lệ. (Ảnh: Ảnh chụp màn hình / YouTube)

Theo các ghi chép liên quan, Lạc Sơn Đại Phật đã nhắm mắt một lần trong Đại nạn đói ở Trung Quốc từ năm 1959 đến năm 1961. Trong thời gian đó, vô số người chết đói ở Tứ Xuyên. Người dân địa phương rất nghèo và khi những người thân của họ qua đời, thi thể được cuộn lại trong thảm rơm và thả xuống sông. Tượng Phật khổng lồ nằm ở hạ lưu sông. Hàng ngày, xác chết thả sông trôi qua Tượng Phật khổng lồ. Đại Phật, một đêm trong thời gian này, đột nhiên nhắm mắt lại. Người dân địa phương chứng kiến hiện tượng này, cho rằng Đức Phật không thể cầm lòng trước cảnh tượng khốn khổ như vậy của con người.

Người ta tin rằng khi đôi mắt của Lạc Sơn Đại Phật nhắm lại, đó là một báo hiệu xấu cho con người. Hiện tượng này đã khiến chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để ý. Vì vậy, họ đã ra lệnh "tái thiết" mắt Đức Phật. Sau này, những bức ảnh chụp Đức Phật nhắm mắt vẫn được lưu giữ trong Phòng triển lãm Lạc Sơn.

Năm 1966, phong trào Cách mạng Văn hóa kéo dài 10 năm của Mao Trạch Đông đã gây nên thảm họa hủy diệt khủng khiếp nền văn hóa truyền thống Trung Quốc. Trong thời gian tàn sát kinh hoàng này, đôi mắt của Đức Phật nhắm nghiền và nước mắt lặng lẽ tuôn rơi.

Người ta nói rằng những bức ảnh về Đức Phật khổng lồ đang khóc đã khiến ĐCSTQ hoảng sợ. Họ đã chi 6,8 triệu đô la Mỹ để làm sạch và tái tạo Tượng Phật khổng lồ. Tuy nhiên, họ vẫn không thể xóa được những giọt nước mắt trên khóe mắt của Đức Phật Khổng lồ!

ĐCSTQ đã chi 6,8 triệu đô la Mỹ để làm sạch và tái tạo lại Tượng Phật khổng lồ nhưng không thể xóa được những giọt nước mắt trên khóe mắt của Đức Phật khổng lồ!
ĐCSTQ đã chi 6,8 triệu đô la Mỹ để làm sạch và tái tạo lại Tượng Phật khổng lồ nhưng không thể xóa được những giọt nước mắt trên khóe mắt của Đức Phật khổng lồ! (Ảnh: Ảnh chụp màn hình / YouTube)

Vào tháng 7 năm 1976, sau trận động đất mạnh 7,8 độ Richter ở Đường Sơn, toàn bộ thành phố đã bị san bằng khiến hàng trăm nghìn người chết. Sau trận động đất, người dân địa phương ở Tứ Xuyên nhận thấy rằng đôi mắt của Lạc Sơn Đại Phật đã nhắm lại một lần nữa. Lần này, Đức Phật trông giận dữ và khóc.

Lần cuối cùng tượng Phật khổng lồ rơi nước mắt là vào ngày 7 tháng 6 năm 1994. Dựa trên lời kể của các nhân chứng, khách du lịch trên tàu du lịch đã chứng kiến cảnh tượng Phật khóc. Ngay sau khi tàu du lịch kéo vào gần bờ, người ta nhìn thấy Đức Phật đang mỉm cười hạnh phúc, mặc dù những giọt nước mắt vẫn còn vương trên khuôn mặt của Đức Phật. Lần này các du khách rơi nước mắt vì hạnh phúc. Lúc này, trên tàu du lịch có một đạo sĩ và đệ tử.

Người đệ tử hỏi sư phụ của mình: "Tại sao Lạc Sơn Đại Phật lại rơi lệ?"

Vị sư phụ trả lời: “Thế gian không biết kính Phật và Phật lo cho thế gian”.

Lê Na

Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Tượng Lạc Sơn Đại Phật khóc trước những tội ác chống lại Thần và nhân loại