Truy tìm nguồn gốc Prion - nguy hiểm hơn biến chủng coronavirus

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hiện tại coronavirus đã biến chủng thành 4 biến thể đáng lo ngại là Delta, Alpha, Beta và Gamma với mức độ truyền nhiễm mạnh hơn. Điều làm người ta lo lắng hơn là những biến chủng mới đang ngày càng thách thức hiệu quả của vaccine hiện có. Tuy nhiên nhân loại vẫn còn đang chưa có hiểu biết về một loại siêu virus khác - Prion - gây ra các bệnh hiểm nghèo như bò điên, kuru, Creutzfeldt-Jakob (CJD).

Khoảng đầu tháng 6, nhà tiên tri người Malaysia Dato Anthony Cheng (DAC) đã dự đoán loại virus mạnh hơn sẽ xuất hiện vào khoảng tháng 7 bởi theo mệnh lý học tháng 7 là tháng đại hung ‘thiên xung địa khắc’, năm Tân Sửu và tháng Ất Mùi xung với nhau. Hiện vẫn chưa có báo cáo về việc có biến chủng virus mới ngoài 4 biến chủng kể trên.

Các quốc gia Anh, Mỹ cũng đang từng bước khôi phục lại hoạt động xã hội nhưng cũng không lơi là việc phòng dịch. Số liệu ngày 23/7 của Trung tâm Dự phòng chống bệnh dịch của Mỹ cho thấy tuần đầu tháng 7 so với một tuần trước đó có tỷ lệ nhiễm dịch tăng 46%, số ca nhập viện tăng 32%.

Còn ở Nam Kinh, Trung Quốc cũng đã phát hiện ra biến chủng Delta, đã gây ra làn sóng dịch bệnh mới. Tính đến 29/7 nó đã lây lan tới 26 thành phố, 15 tỉnh. Dịch đang thăng cấp và dồn tới phía bắc: tấn công Bắc Kinh và Liêu Ninh. Điều này chính xác là những gì nhà tiên tri DAC đã từng dự đoán vào tháng 6 rằng dịch sẽ tiến lên phía Bắc vào nửa cuối năm.

Điều làm mọi người có vẻ an tâm hơn đó là dù biến chủng Delta làm tăng tính truyền nhiễm của virus nhưng hiện không thấy tác động rõ của nó làm tăng tỷ lệ tử vong. Một số vaccine chính của phương Tây có khả năng phòng chống nhất định đối với biến chủng này. Nhưng đối với nhân loại, nó không phải là điều đáng sợ nhất. Điều đáng sợ nhất chính là siêu virus.

Siêu virus là loại virus mà không cách nào tìm được thuốc đặc trị, thậm chí không có một chút manh mối nào. Hiện trên thế giới thực tế đang tồn tại loại siêu virus này.

Căn bệnh kỳ quái không thể chẩn đoán và trị liệu

Năm 2010, bà Kamni Vallabh 50 tuổi sống tại bang Pennsylvania đột nhiên cảm thấy không khỏe. Trước đây, sức khỏe bà rất tốt, thậm chí từng một tay lo liệu hết cho đám cưới của con gái Sonia Vallabh. Nhưng không lâu sau hôn lễ của con gái, vào tháng 2 bà chợt cảm thấy thị lực của mình giảm sút.

Ban đầu bà không quá để ý, và cho rằng có thể đó là vấn đề tuổi tác hoặc do ảnh hưởng của thay đổi thời tiết. Nhưng sau một tháng, tình hình của bà ngày càng xấu đi. Khi Sonia gọi điện cho mẹ, cô nghe thấy giọng bà không được lưu loát, và cô cảm thấy không thể để tình trạng này kéo dài. Sau khi bàn bạc cùng gia đình, cô lập tức đưa mẹ vào viện.

Vừa nhập viện, bà Kamni trở thành bệnh nhân nặng. Qua kiểm tra một loạt từ huyết thanh, tủy tới nội tạng, ban đầu bác sĩ nhận định bà bị nhiễm độc kim loại nặng. Nhưng trong huyết thanh không thấy có bất kỳ dấu hiệu nhiễm độc nào. Sau đó, bác sĩ dự đoán bà bị ung thư nhưng lại không tìm thấy dấu hiệu của khối u nào dưới kính hiển vi. Cho tới tháng 8 năm 2010, bà Kamni phải hoàn toàn nằm trên giường, không thể cử động, ánh mắt vô hồn trống rỗng, các cơ toàn thân co giật.

Chứng kiến chỉ trong vài tháng bà Kamni thành ra như vậy, người nhà bà vô cùng đau khổ. Xung quanh giường bệnh của bà lắp đặt đủ các loại máy, người bà nối đủ loại đường ống để truyền dịch và thuốc. Lúc này bà không nhận ra được ai, khuôn mặt không có bất kỳ biểu lộ cảm xúc nào, cơ bản bà đã rơi vào trạng thái thực vật.

Nhưng bệnh viện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân bệnh của bà. Các cơ trên toàn thân bà đều co lại và người nhà đành phải quyết định rút ống thở của bà và bà đã qua đời. Sau đó bác sĩ tiến hành kiểm tra thi thể bà bởi vì ông Sagar Vallabh - chồng bà và con gái Sonia đều nóng lòng muốn biết nguyên nhân đã cướp đi người thân của họ.

Một năm sau, ông Sagar Vallabh nhận được một báo cáo từ phòng thí nghiệm Cleveland cho biết nguyên nhân bệnh của bà Kamni. Bà bị mắc một loại siêu virus gọi là Prion.

Prion - một loại Protein gấp bất thường

Prion không có DNA, cũng không có RNA, nó là một loại cấu trúc protein 3 chiều, là loại protein gấp bất thường. (Ảnh: yaclass)
Prion không có DNA, cũng không có RNA, nó là một loại cấu trúc protein 3 chiều, là loại protein gấp bất thường. (Ảnh: yaclass)

Prion (còn gọi là thể đạm độc) không phải là loại virus thông thường, nó không có DNA và cũng không có RNA. Nó là một loại cấu trúc protein 3 chiều, là loại protein gấp bất thường và nó có thể đem hình dạng bất thường này truyền tới cùng loại protein gấp bình thường. Nói cách khác, nó có khả năng truyền nhiễm. Bẻ gấp có nghĩa là cấu trúc tuyến tính chuyển thành cấu trúc ba chiều lập thể.

Prion này đáng sợ hơn các virus thường thấy rất nhiều, nó có thể khiến mô não trở nên xốp, giống như bệnh Alzheimer, bệnh Creutzfeldt-Jakob (CJD) và Parkinson đều có thể do prion gây ra. Prion không phải là virus duy nhất gây ra các bệnh này nhưng nó có thể dẫn tới các triệu chứng này.

Nếu bò nhiễm Prion nó sẽ bị mắc bệnh bò điên.

Prion không chỉ có thể truyền nhiễm, điều đáng sợ hơn là nó có thể ẩn nấp trong cơ thể người, di truyền tới thế hệ sau. Điều này nguy hại hơn các loại virus thông thường. Nó giống như quả bom hẹn giờ ở trong thân thể.

Ông Sagar đọc bản báo cáo và đã biết nguyên nhân dẫn tới cái chết của vợ nhưng trong lòng không thể nhẹ bớt, bởi trong báo cáo có đề cập tới con gái ông - cô Sonia, cũng có thể bị di truyền loại virus này. Báo cáo này đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời Sonia.

Khám phá của Sonia về nguồn gốc của Prion

Khi tra cứu tư liệu, Sonia phát hiện ra rằng trên thế giới không có bất kỳ thuốc đặc trị nào có thể chữa khỏi bệnh do Prion gây ra. Điều này có nghĩa là nếu cô phát bệnh, prion sẽ sinh sôi mạnh ở trong não và trong vài tháng não sẽ rơi vào trạng thái não xốp và cũng sẽ lặp lại kết cục giống như mẹ cô. Những thông tin này làm Sonia như chết lặng đi, cô quyết định tìm hiểu rõ rốt cục Prion này là như thế nào. Nó từ đâu đến, vì sao nó có thể khiến giới y học phải bó tay?

Không lâu sau, Sonia đã tìm ra manh mối, nó bắt nguồn từ một bộ lạc nguyên thủy.

Năm 1957, một nhà khoa học Mỹ tên là Daniel Carleton Gajdusek tới cao nguyên New Guinea nằm ở phía Bắc của lục địa Úc, gần với đường xích đạo. Ở đây vẫn còn rất nhiều nơi bảo lưu trạng thái nguyên thủy và còn huyền bí hơn rừng nhiệt đới Amazon.

Nguyên nhân duy nhất khiến Gajdusek tới New Guinea là để nghiên cứu một căn bệnh kỳ quái, gọi là bệnh kuru chỉ có ở New Guinea. Căn bệnh này được Sách kỷ lục Guiness bình chọn là loại bệnh hiếm thấy nhất thế giới.

Từ ‘kuru’, theo ngôn ngữ địa phương nghĩa là ‘toàn thân ớn lạnh’. Người bệnh có lúc thì co giật, đi lại lảo đảo, thường hôn mê. Đáng sợ nhất là bệnh nhân kuru vào giai đoạn cuối sẽ cười không ngừng, ngay cả khi lăn qua lửa, toàn thân bị bỏng mà vẫn không thể ngớt cười, cuối cùng họ sẽ cười tới chết. Vì vậy, người ta còn gọi bệnh kuru là bệnh cười đến chết.

Sau khi nhà khoa học Gajdusek tới địa phương này, ông phát hiện ra một hiện tượng kỳ lạ. Đó là đàn ông trưởng thành nơi đây không ai bị bệnh kuru, chỉ có phụ nữ trưởng thành và trẻ em bị mắc. Qua tiến hành giải phẫu thi thể, ông phát hiện trong não của bệnh nhân kuru có mảng bám protein kỳ lạ và phần lớn tế bào thần kinh bị tử vong, kinh khủng nhất là mô não của người chết biến thành như bọt xốp. Qua quan sát nhóm người nhiễm bệnh, Gajdusek nhận định đây là một loại bệnh truyền nhiễm. Nhưng tại sao chỉ có trẻ nhỏ và phụ nữ bị nhiễm?

Sau vài năm sống ở trên đảo, cuối cùng Gajdusek đã tìm ra câu trả lời.

Bởi vì người dân nơi đây có phong tục rất đặc biệt, gọi là ‘ăn người’, chính là ăn thịt thi thể của người thân đã khuất. Họ biến tang lễ thành một bữa tiệc lớn. Nghe thật đáng sợ, nhưng đây là phong tục đặc biệt của họ.

Fore, bộ tộc có nhiều người mắc bệnh prion do tục ăn thịt người gây ra. (Ảnh: Rebelcircus.com)
Fore, bộ tộc có nhiều người mắc bệnh prion do tục ăn thịt người gây ra. (Ảnh: Rebelcircus.com)

Theo phong tục địa phương, bộ phận được xem là quan trọng nhất trong cơ thể con người là não người, và chỉ có phụ nữ mới được ăn. Nhưng các bà mẹ thường lén lút mang ‘đồ ăn’ này chia cho các con. Loại virus Prion này chính là tồn tại ở trong não người, sau đó, nó từ dạ dày truyền lên não của người ăn nó.

Năm 1976, nhà khoa học Gajdusek đã giành được giải Nobel về Y học nhờ phát hiện này. Sau khi tìm ra nguyên nhân bệnh, ông đã thuyết phục người dân địa phương vứt bỏ phong tục ăn người. Vài năm sau, quả thực bệnh kuru dần dần biến mất khỏi nơi đây.

Nhưng New Guinea không phải là nơi duy nhất xuất hiện bệnh Prion. Từ năm 1920, giới y học Đức đã có ghi nhận một loại bệnh tên là Creutzfeldt-Jakob (CJD). Triệu chứng bệnh là trí nhớ nhanh chóng thoái hóa và sau đó rất nhanh phát triển thành sa sút trí tuệ, mất khả năng kiểm soát và cuối cùng dẫn tới tử vong. Khi tiến hành phẫu thuật não của bệnh nhân tử vong cũng phát hiện trong mô não cũng có mảng bám protein và não biến thành như bọt xốp giống bệnh nhân kuru.

Nhưng bệnh nhân Creutzfeldt-Jakob (CJD) nhiễm Prion ở đâu, thì không ai biết. Nguồn gốc và đường lây truyền của nó trở nên vô cùng bí ẩn nên cũng không có cách nào kiểm soát được nó. Từ trường hợp này có thể thấy rõ vì sao truy xuất nguồn gốc bệnh lại vô cùng quan trọng như thế.

Sau những năm 1980, bệnh kuru dần biến mất khỏi New Guinea, nhưng tại các trang trại gia súc của Anh lại bắt đầu xuất hiện căn bệnh kỳ quái. Những con bò nhiễm bệnh này đi lại lảo đảo, điên điên khùng khùng, nên gọi đó là bệnh bò điên.

Khi giải phẫu những con bò bị bệnh, người ta phát hiện trong não bò cũng bị tình trạng mô não có mảng bám protein và não biến thành như bọt xốp giống bệnh nhân kuru và bệnh CJD. Căn bệnh bò điên bùng phát nhanh chóng tại Anh, riêng tại đây đã phải giết 4 triệu con bò, nhưng dịch chưa dẹp xong lại một đợt bùng phát nữa tới.

Bệnh bò điên vừa lắng thì lại bắt đầu xuất hiện bệnh bò điên phiên bản ở người. Bệnh CJD bùng phát trong chính những người dân nước Anh. Lần này chuỗi lây nhiễm khá rõ ràng. Quốc gia này có 177 người do ăn thịt bò điên mà bị nhiễm Prion, cuối cùng khiến cho tất cả não thành xốp và tử vong.

Sau khi xem hết những tư liệu này, cô Sonia buồn bã, lo lắng bởi làm sao có thể đối phó với loại siêu virus mà nhân loại vẫn đang bó tay này.

Sonia quyết định nghiên cứu cách điều trị Prion

Khi đó Sonia mới nhận được giấy phép hành nghề luật sư, và một tương lai tươi sáng hứa hẹn chờ đợi cô ở phía trước. Bác sĩ cho biết cô còn ít nhất 20 năm không bị mắc bệnh. Cô thầm nghĩ thời gian còn nhiều như vậy nên sẽ có cơ hội để cô tự cứu mình.

Sau đó, cô quyết định từ chức, thay đổi công việc hiện tại, tới học tại Cao đẳng kỹ thuật Massachusetts, hơn nữa đăng ký khóa học sinh học buổi tối hệ cao đẳng mở rộng của Đại học Harvard. Chồng Sonia - anh Eric Minikel, cũng từ bỏ công việc hiện tại để làm việc tại phòng thí nghiệm di truyền. Hai vợ chồng cô đều chuyển ngành và bước vào lĩnh vực y sinh học, quyết định cùng nhau chinh phục căn bệnh thách thức của thế kỷ.

Trải qua nhiều nghiên cứu, họ phát hiện ra Prion phát triển với tốc độ theo cấp số nhân. Bệnh nhân trước khi phát bệnh, hàng tỷ Prion đã nghẽn đầy trong não. Một khi Prion bắt đầu tấn công, giết chết tế bào não, tốc độ sát thương cũng tăng theo cấp số nhân, vì vậy thực nghiệm lâm sàng cần sàng lọc các bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ban đầu. Nhưng với công nghệ hiện tại muốn phát hiện sớm ra prion này vẫn còn khó. Nếu như rơi vào giai đoạn không thể nói được như mẹ của Sonia thì sẽ quá muộn, thuốc cũng không có tác dụng.

Vấn đề đau đầu là trước khi bệnh nhân xảy ra triệu chứng sa sút trí tuệ, rất khó có thể tìm thấy prion. Sonia hy vọng có thể phát triển loại thuốc làm chậm lại sự phát triển của prion, đồng thời duy trì não khỏe mạnh.

Sau vài năm thu thập dữ liệu lâm sàng và gen cùng các số liệu khác, kèm theo với các thí nghiệm lâm sàng, họ đã có được kết quả. Khi đó có một công ty là IONIS cũng tiến hành phát triển loại thuốc mới trị Prion. Đây là một loại thuốc sử dụng công nghệ Antisense oligonucleotide. Lần đầu tiên có công ty hàng đầu trong ngành dược phẩm tham gia vào nghiên cứu và phát triển điều trị đối với Prion, vừa bao gồm cả thuốc và phương pháp điều trị.

Tuy nhiên, điều này vẫn còn cách mục tiêu của Sonia khá xa bởi vì quy trình phát triển dược phẩm đầu tiên cần phải làm thí nghiệm trên động vật mới có thể thí nghiệm trên cơ thể người. Hơn nữa, yêu cầu đối với thí nghiệm trên người rất cao, phải sau vài năm mới có cơ hội bắt đầu.

Đến năm 2017, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê chuẩn kế hoạch thí nghiệm trên cơ thể người, nhưng do nghiên cứu và kinh nghiệm lâm sàng hiện có về Prion vẫn chưa đủ nên kế hoạch chưa có bước tiến triển đột phá. Mặc dù khoa học thần kinh hiện đại đã có tiến bộ rất to lớn nhưng đối với cơ quan phức tạp như não người thì vẫn chưa thể làm được gì.

Ngày nay, người ta biết rằng não người do 100 tỷ tế bào thần kinh tổ hợp thành, nó là một mạng lưới cực kỳ phức tạp và con người vẫn còn hiểu biết quá ít về nó, về cơ bản vẫn trong giai đoạn mò mẫm. Vì vậy, mong muốn dựa vào phương pháp trị liệu để khống chế Prion vẫn là điều chưa thể làm được. Do vậy, việc phòng chống rất quan trọng.

Hiện tại, người ta phát hiện ra có hai đường lây truyền của Prion. Một là thông qua thức ăn, thứ hai là thông qua cấy ghép nội tạng. Do đó, để phòng ngừa Prion, đầu tiên cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, và đối với những loại thịt không rõ nguồn gốc tốt nhất không nên ăn.

Hiện nay, việc Prion làm sao có thể xâm nhập vào cơ thể người và động vật vẫn là ẩn đố chưa được giải đáp. Loại prion này một khi bùng phát, nó có thể khiến cho lịch sử nhân loại sẽ phải viết lại vì chúng ta không có cách nào khống chế nó.

Vì vậy, ngoài các biến chủng coronavirus, vẫn còn một loại siêu virus - Prion - là tác nhân nguy hiểm hơn đối với nhân loại.

Theo Wenzhao Studio



BÀI CHỌN LỌC

Truy tìm nguồn gốc Prion - nguy hiểm hơn biến chủng coronavirus