Trung Quốc lại xây đập lớn nhất thế giới trên sông thiêng Tây Tạng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Xây dựng một con đập không chỉ nhằm mục đích kiểm soát lũ lụt, mà còn cung cấp năng lượng điện và đồng thời là các điểm thu hút khách du lịch. Tuy nhiên những tác động của nó đến môi trường, phá hủy hệ sinh thái cũng vô cùng to lớn. Mặt khác, hệ thống đường dẫn nước đối với từng khu vực được coi là linh thiêng, tương tự như các mạch máu của cơ thể sống chúng ta. Nếu chúng ta chặn dòng chảy của tự nhiên thì cũng như gây nên sự bế tắc cho các đường khí huyết của cơ thể.

Trung Quốc đã liên tục xây thêm các con đập trên các con sông của mình trong những năm vừa qua, tính đến năm 2019 đã có 23.841 đập. Trên thực tế, con đập lớn nhất ở Trung Quốc là đập Tam Hiệp được xây dựng trên sông Dương Tử ở tỉnh Hồ Bắc. Do đó, khi Trung Quốc công bố một dự án đập lớn khác, người dân Trung Quốc và thế giới đã rất sửng sốt.

Đập mới dự kiến được xây dựng ở Thung lũng Yarlung, được hình thành bởi sông Yarlung Tsangpo và hợp lưu với sông Chongye. Nằm ở chân của dãy Himalaya, nơi đây được coi là cái nôi của nền văn minh Tây Tạng và là nơi Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng đập thủy điện lớn nhất thế giới.

Mục đích xây đập của Trung Quốc

Trung Quốc đang phải đối đầu với các tác động ô nhiễm và lượng khí thải carbon của mình, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Mục đích của họ là nhằm tạo ra các sáng kiến xanh hơn và bền vững hơn trải dài từ các trang trại chăn nuôi lợn nhỏ đến các nhà máy năng lượng mặt trời khổng lồ. Mục tiêu cốt lõi đằng sau con đập này phù hợp với mục tiêu này - giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và đạt được mức độ trung tính của carbon vào năm 2060.

Được cho là dự án đập thủy điện lớn nhất thế giới, năng lượng tạo ra từ nước chảy qua các tuabin của đập có tiềm năng gấp ba lần sản lượng điện của đập Tam Hiệp.

Công suất tạo ra từ nước chảy qua các tuabin của đập có tiềm năng bằng ba lần sản lượng điện của đập Tam Hiệp hiện nay.
Công suất tạo ra từ nước chảy qua các tuabin của đập có tiềm năng bằng ba lần sản lượng điện của đập Tam Hiệp hiện nay. (Ảnh: Wikipedia)

Nơi con sông mà con đập được đề xuất xây dựng có nguồn gốc từ các sông băng và suối đang tan chảy. Nước chảy xuống từ dãy Himalaya được cho là cung cấp nhu cầu của hơn 1,8 tỷ người ở ba quốc gia - Trung Quốc, Bhutan và Ấn Độ.

Về lợi ích của dự án, đập thủy điện chắc chắn có nhiều lợi ích tiềm năng, đặc biệt là trở thành nguồn năng lượng thay thế và sạch để cung cấp nhiên liệu cho các thiết bị điện và các ngành công nghiệp. Điều này không chỉ làm giảm phát sinh khí nhà kính mà còn có tác động tích cực lớn đến việc giảm lượng carbon. Tuy nhiên, tất cả những lợi ích này đều phải trả giá.

Con đập sẽ phá hủy sự linh thiêng và nhịp sống của Tây Tạng

Mục tiêu của con đập là tốt, tuy nhiên các nhà hoạt động và môi trường Tây Tạng đang lên tiếng. Vị trí đắc địa của đập là nơi có dân cư thưa thớt, có khoảng 14.000 người. Tuy nhiên, việc xây dựng đập sẽ đồng nghĩa với việc phân bổ lại và gây thiệt hại nặng nề cho người dân trong khu vực.

Sông Yarlung Tsangpo, nơi con đập được đề xuất xây dựng, là con sông dài nhất ở Tây Tạng. Nó cũng tạo thành hẻm núi lớn nhất và sâu nhất thế giới, Yarlung Tsangpo Grand Canyon, khi rời cao nguyên Tây Tạng. Ngoài tầm quan trọng về mặt địa lý, Yarlung Tsangpo còn được người Tây Tạng coi là linh thiêng, đó là một lý do khác đằng sau những lời kêu gọi phản đối từ các nhà hoạt động Tây Tạng.

Yarlung Tsangpo Grand Canyon hiện tại là hẻm núi sâu nhất thế giới, đồng thời cũng là một trong số ít những hẻm núi đẹp nhất khu vực Châu Á. Trải dài 505km, hẻm núi Yarlung Tsangpo thực sự là một kỳ quan thiên nhiên khó có thể bỏ qua.
Yarlung Tsangpo Grand Canyon hiện tại là hẻm núi sâu nhất thế giới, đồng thời cũng là một trong số ít những hẻm núi đẹp nhất khu vực Châu Á. Trải dài 505km, hẻm núi Yarlung Tsangpo thực sự là một kỳ quan thiên nhiên khó có thể bỏ qua. (Ảnh: wikipedia)

Những câu chuyện xung quanh dòng sông cho rằng nơi đây thực sự là thi thể của nữ thần Dorje Phagmo, người được biết đến là hóa thân cao nhất trong văn hóa Tây Tạng. Người dân Tây Tạng hoàn toàn không phải là lạc hậu, mà họ có sự tôn trọng vô cùng đối với thế giới tự nhiên. Đây là lý do cốt lõi tại sao không có đập nào được xây dựng trong quá khứ, vì các hệ thống đường dẫn nước của chúng được coi là linh thiêng, tương tự như các mạch máu của cơ thể sống chúng ta.

Một tác động khoa học và địa lý khác của việc xây dựng con đập sẽ là sự mất mát nặng nề của hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực. Phần này của cao nguyên Tây Tạng được cho là giàu tài nguyên thiên nhiên và có hệ sinh thái thủy sinh phát triển mạnh mẽ.

Một tác động khác của việc xây dựng đập sẽ có bản chất chính trị. Khu vực được đề xuất có biên giới với nhiều quốc gia, một trong số đó là Ấn Độ. Trên thực tế, khu vực này rất gần với bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.

Với sự thù địch địa chính trị hiện tại giữa hai nước, Ấn Độ đã bày tỏ nghi ngờ về lý do thực sự đằng sau việc xây dựng con đập. Điều này cũng dẫn đến việc Ấn Độ lên kế hoạch cho dự án đập 10 gigawatt của riêng mình trên sông Brahmaputra để chống lại bất kỳ trận lụt ngược hoặc các động thái chính trị khác của Trung Quốc.

Ánh Dương

Theo Visiontimes

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc lại xây đập lớn nhất thế giới trên sông thiêng Tây Tạng