Trải nghiệm cận tử: 30 năm nghiên cứu - Phần 4

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trải nghiệm cận tử (NDE) nói với chúng ta điều gì? Trong nhiều thế kỷ, mọi người đã nghiên cứu về vấn đề quan hệ giữa não bộ và tâm trí mà không đưa ra được bất cứ kết luận nào. Một số người nghĩ rằng bộ não gắn liền với tâm trí, trong khi những người khác nghĩ rằng chúng là hai thực thể riêng biệt.

Trong khoảng 50 năm trở lại đây, một hiện tượng gọi là trải nghiệm cận tử (NDE) bắt đầu thu hút sự chú ý của mọi người. Những người được tuyên bố là đã chết, hoặc đến gần với cái chết, nói về những trải nghiệm như rời khỏi cơ thể của họ, đi đến các cõi không gian khác hoặc gặp gỡ những người đã chết, làm nảy sinh ý tưởng rằng tâm trí hoàn toàn độc lập với não bộ.

Trước đây trong loạt bài này, chúng tôi đã khám phá các khía cạnh khác nhau của trải nghiệm cận tử. Sau hơn 30 năm nghiên cứu, những khám phá đã nhất trí chỉ ra khái niệm rằng NDE là những trải nghiệm thực sự và là một cái gì đó vượt quá sự hiểu biết hiện tại về khoa học. Vậy NDE tiết lộ điều gì với chúng ta? Chúng ta có thể học được gì ở đây?

Các nhà nghiên cứu NDE, Robert và Suzanne Mays đã phát triển một lý thuyết để giải thích hiện tượng này. Lý thuyết đã được đệ trình để công bố trong một tạp chí khoa học, và được Robert Mays trình bày tại hội nghị của Hiệp hội Nghiên cứu cận tử (IANDS) quốc tế năm 2014.

Phân tích các tính năng của NDE, Robert và Suzanne Mays đề xuất rằng tâm trí là một thực thể độc lập với não bộ và tồn tại như một trường năng lượng tương tác với các tế bào thần kinh trong vỏ não thông qua trao đổi điện. Trong một NDE, Robert và Suzanne Mays tin rằng, tâm trí rời khỏi não bộ và khi người trải nghiệm cận tử (NDEr) trở lại với cuộc sống, tâm trí lại hợp nhất với bộ não, nhưng kết nối không còn mạnh mẽ như trước.

Phù hợp với hiện tượng cận tử và nghiên cứu hiện đại liên quan đến não bộ, các nhà khoa học cho rằng tâm trí là cơ sở của ý thức, nhưng khi kết nối với cơ thể, nó cần hoạt động điện trong não để có ý thức.

Sau đó, để giải thích về nguyên nhân tại sao mọi người có thể thấy bản thân mình có một cơ thể riêng biệt tách rời với cơ thể vật chất đang nằm trên giường, họ đề xuất rằng tâm trí cũng giả định có hình dạng của một cơ thể, điều này cũng sẽ giải thích hiện tượng chân tay ảo, nơi những người bị mất tích tay chân vẫn có thể cảm thấy sự tồn tại của các chi bị mất (tham khảo tại đây).

Để hỗ trợ cho lý thuyết của Robert và Suzanne, các nhà nghiên cứu đã báo cáo trường hợp của M.G., một đối tượng bị mất những ngón tay ở bàn tay trái của cô từ khi sinh ra nhưng cô vẫn có cảm giác về những ngón tay ‘ma quái’ của mình. Khi cô ‘chạm’ vào người khác bằng ngón tay ma của mình, các đối tượng có thể cảm nhận được sự đụng chạm đó. Khi cô chạm vào phía sau đầu của những người khác, cô thậm chí có thể biết được những hình ảnh trong tâm trí họ.

Cũng có một trường hợp một người bị thương nặng trong một tai nạn xe hơi trong một đêm sương mù, người NDEer này đã ghi trong báo cáo là anh ta đã thoát ra khỏi cơ thể của mình, bay đến một ngôi nhà, nhảy lên nhảy xuống và la hét cầu cứu bên ngoài cửa sổ một căn hộ ở tầng hai. Một người đàn ông ở tầng hai nghe thấy tiếng kêu cứu của người NDEr này và gọi cảnh sát. Sau khi cảnh sát đến, người đàn ông ở căn hộ tầng hai đã nhìn thấy sương mù trong hình dạng của một người đàn ông nhảy ra ngoài cửa sổ.

Trong một trường hợp khác, một đứa trẻ trải qua NDE rời khỏi cơ thể và bay lượn gần một con chó trong sân chơi, và con chó vẫy đuôi, nhảy lên và sủa vào hình ảnh đứa bé đó. Robert đề xuất rằng con chó đã nhìn thấy ‘cơ thể tâm trí’ hoặc ‘cơ thể vô hình’ của cậu bé bởi vì con chó nhìn bằng phổ hình ảnh khác với chúng ta.

Đứa trẻ cũng kể lại trong báo cáo là đã chọc mũi một bệnh nhân khác ba lần, và mỗi lần bệnh nhân đều hắt hơi.

Robert kể lại các trường hợp mà NDErs báo cáo đi vào cơ thể của người khác. Trong một trường hợp, một người đàn ông đã cố tự tử bằng cách treo cổ nhưng rất hối hận trong thời gian NDE của mình, vì vậy anh ta đã nhập vào cơ thể của vợ mình để liên lạc với cô ấy và tìm kiếm sự giúp đỡ. Sau khi anh ta liên lạc với cô ấy, cô kêu lên: ‘’Trời ơi, Chúa ơi’’, và cầm một con dao, đi thẳng đến nơi người chồng đang tự treo cổ, và cắt đứt dây làm anh ta rơi xuống và được cứu sống lại.

Một trường hợp khác được ghi trong báo cáo liên quan đến George Rodonaia, bác sĩ, tiến sĩ bệnh học thần kinh, người đã trải qua một NDE trong khi được thông báo là đã chết trong ba ngày. Trong thời gian NDE, anh ta có trải nghiệm nhập vào bên trong đầu vợ của mình và đọc được suy nghĩ của cô ấy khi cô ấy đang nghĩ rằng anh ta đã chết, nghĩ về những người đàn ông mà cô ta có thể hẹn hò và trở thành chồng tương lai. Vợ anh xác nhận rằng cô thực sự có những suy nghĩ đó trước khi anh sống lại.

Lý thuyết này tiếp tục được củng cố và giải thích cho những khả năng đặc dị khác thường xuất hiện sau NDE ở một số người. Nếu tâm trí thực sự là một trường năng lượng mà sau khi NDE không kết hợp chặt chẽ với não như trước đây nữa, thì có khả năng nó sẽ có ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử bên ngoài cơ thể, cảm nhận được suy nghĩ của người khác (thần giao cách cảm) và có những khả năng huyền bí khác.

Do các hoạt động thần kinh liên quan đến ý thức chủ yếu nằm trong chất xám của vỏ não, Robert và Suzanne đề xuất rằng một giao diện cho sự tương tác giữa tâm trí và cơ thể vật lý tồn tại ở đó, đặc biệt là ở đuôi gai của các tế bào hình chóp của vỏ não.

Điều này phù hợp với lý thuyết được đưa ra bởi David LaBerge và Ray Kasewich của Phòng thí nghiệm Vật lý điện Simon Simon Rock và Stanley, được công bố trên tạp chí Neural Networks (mạng lưới thần kinh) năm 2007, rằng hoạt động nâng cao của đuôi gai của tế bào thần kinh hình chóp là nền tảng thần kinh của ý thức.

Đến bây giờ, chúng ta chưa có cách nào để biết lý thuyết này đúng ở mức độ nào. Như Bruce Greyson, tiến sĩ y học đã nói tại hội nghị IANDS, ‘’chúng tôi mới chỉ chạm đến bề mặt của hiện tượng NDE’’. Nhưng cho đến nay, lý thuyết này phù hợp với những phát hiện hiện tại và nó là điểm khởi đầu cho việc giải thích khoa học về hiện tượng NDE trong tương lai.

(còn nữa)

Ánh Dương (biên dịch)

Tác giả: Stephan Lam
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Trải nghiệm cận tử: 30 năm nghiên cứu - Phần 4