Tình báo Pháp từng cảnh báo về vụ 'rò rỉ thảm khốc' từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi cùng tham gia xây dựng Viện Virus học Vũ Hán (WIV) vào 16 năm trước, các cơ quan tình báo Pháp cảnh báo Paris rằng danh tiếng của Trung Quốc về an ninh sinh học kém có thể dẫn đến một vụ “rò rỉ thảm khốc”, theo Daily Mail.

Năm 2004, ông Michael Barnier, nhà đàm phán brexit của EU, đã bỏ qua những cảnh báo đó - ký vào việc tham gia xây dựng phòng thí nghiệm Vũ Hán khi ông còn là bộ trưởng ngoại giao Pháp.

Ngoài ra, tình báo Pháp cũng cảnh báo rằng Paris có thể mất quyền kiểm soát cơ sở này và Bắc Kinh thậm chí có thể sử dụng nó một mình để chế tạo vũ khí sinh học. Và vào năm 2015, khi phòng thí nghiệm chuẩn bị mở cửa, những lo ngại đó đã được hiện thực hóa sau khi các kiến trúc sư người Pháp của dự án nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đẩy họ đi. Trên thực tế, 50 nhà khoa học Pháp được cho là sẽ giúp người Trung Quốc điều hành phòng thí nghiệm đúng cách, nhưng cuối cùng họ không bao giờ được đến đây.

Tờ Daily Mail đã phát hiện ra sự tham gia của ông Barnier vào việc xây dựng WIV trong một cuộc điều tra chuyên sâu về các mối liên hệ của Pháp với phòng thí nghiệm này. Khi đó WIV có một nhóm các nhà khoa học bị lên án quốc tế vì tạo ra các chủng virus ở tinh tinh có thể gây ra lây nhiễm cho con người. Theo kịch bản “rò rỉ”, một nhân viên phòng thí nghiệm này bị nhiễm virus Corona đã vô tình lây truyền sang khu chợ ẩm ướt Vũ Hán, nơi có một nửa trong số các trường hợp đầu tiên được xác nhận.

Phòng thí nghiệm P4 (trái) tại Viện Virus học Vũ Hán ở Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, vào ngày 17/4/2020. (Hector Retamal / AFP qua Getty Images)
Phòng thí nghiệm P4 (trái) tại Viện Virus học Vũ Hán ở Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, vào ngày 17/4/2020. (Hector Retamal / AFP qua Getty Images)

Theo Daily Mail, ông Jacques Chirac, tổng thống Pháp tại thời điểm đó, đã thúc giục thành lập WIV sau dịch SARS năm 2003, ảnh hưởng đến 26 quốc gia và khiến hơn 8.000 trường hợp nhiễm bệnh và 774 trường hợp tử vong. Ông Chirac, cùng với thủ tướng thân Bắc Kinh khi đó là ông Jean-Pierre Raffarin, đã hứa tài trợ và gửi chuyên gia của nước mình đến phòng thí nghiệm để đổi lấy một phần bản quyền trí tuệ trong các khám phá tại đây.

Chính phủ Chirac coi thỏa thuận xây dựng WIV như một cách để tăng cường việc thương mại với Trung Quốc, bất chấp việc chính tình báo Pháp liên tục đưa ra quan ngại về việc thiếu kiểm soát quốc tế và các vấn đề “minh bạch”.

Nguồn tin tình báo Pháp cho biết thêm: "Điều bạn phải hiểu là phòng thí nghiệm P4 [an ninh sinh học cấp cao] giống như một nhà máy tái chế hạt nhân. Đó là một quả bom nguyên tử vi khuẩn. Các loại virus được thử nghiệm là cực kỳ nguy hiểm".

Ông Alain Merieux, tỷ phú người Pháp, người đã thành lập phòng thí nghiệm Vũ Hán trong sự hợp tác với Viện Merieux của ông ở Lyons, đã từ bỏ dự án vào năm 2015, nói: “Tôi đang từ bỏ chức vụ đồng chủ tịch của [phòng thí nghiệm] P4, một công cụ của Trung Quốc. Nó thuộc về họ, ngay cả khi nó được phát triển với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Pháp”.

Theo Le Figaro, một nhà ngoại giao có kiến thức chặt chẽ về thỏa thuận này cho biết: “Chúng tôi biết những rủi ro liên quan và nghĩ rằng người Trung Quốc sẽ kiểm soát mọi thứ và nhanh chóng đẩy chúng tôi ra khỏi dự án này”.

Nhà ngoại nói thêm: “Chúng tôi tin rằng việc cung cấp công nghệ tiên tiến này cho một quốc gia độc tài sẽ có nguy cơ khiến Pháp phải trả giá”.

Và vào năm 2015, những lo ngại đã được xác thực sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách mới về các công nghệ “sử dụng kép”, cho phép quân đội sử dụng công nghệ dân sự.

Nguồn tin của Daily Mail cho biết: "Mục đích của phòng thí nghiệm là phát triển vaccine sau cuộc khủng hoảng SARS từ năm 2002 đến 2004. Có nhiều sự hợp tác trong một loạt các vấn đề giữa Pháp và Trung Quốc vào thời điểm đó, và ông Michel Barnier đang thực hiện chính sách của chính phủ".

Nguồn tin nói thêm: "Vấn đề an ninh sinh học chắc chắn là một nguyên nhân gây lo ngại trong các cơ quan của Pháp bao gồm Tổng cục An ninh Đối ngoại (DGSE) của nước này".

Nhà virus học người Trung Quốc Shi Zhengli bên trong phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, vào ngày 23/2/2017. (Ảnh: JOHANNES EISELE / AFP / Getty Images)

Trong khi đó, bà Shi Zhengli, người được biết đến với cái tên "người đàn bà dơi" vì những thí nghiệm gây tranh cãi về việc tạo ra virus corona có thể lây nhiễm cho con người, đã thề rằng COVID-19 không phải rò rỉ từ phòng thí nghiệm của bà. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên truyền hình nhà nước Trung Quốc bà cũng cho rằng virus được phát hiện bây giờ "chỉ là phần nổi của tảng băng chìm".

Bà Shi nói với CGTN: "Nếu chúng ta muốn bảo vệ loài người khỏi sự bùng phát bệnh truyền nhiễm tiếp theo, chúng ta phải đi trước - tìm hiểu về những loại virus chưa biết do động vật hoang dã mang theo trong tự nhiên và đưa ra cảnh báo sớm. Nếu chúng ta không nghiên cứu chúng thì có thể sẽ có một đợt bùng phát khác".

Văn Thiện

Theo zerohedge, dailymail

 



BÀI CHỌN LỌC

Tình báo Pháp từng cảnh báo về vụ 'rò rỉ thảm khốc' từ phòng thí nghiệm Vũ Hán