TikTok cấm một thiếu niên Mỹ vì phơi bày cuộc bức hại người Duy Ngô Nhĩ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chính phủ Trung Quốc thích bịt miệng tất cả những ai chỉ trích họ, bất kể kẻ chỉ trích là công dân Trung Quốc hay người dân của đất nước khác. Mới đây, TikTok, ứng dụng mạng xã hội video của Trung Quốc, đã cấm một thiếu niên người Mỹ sử dụng sau khi cô đăng một đoạn video về cuộc đàn áp của Bắc Kinh đối với người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Feroza Aziz, 17 tuổi, đã quyết định phải làm gì đó để thế giới biết sau khi cô biết về sự tàn bạo của chính quyền Trung Quốc với người Duy Ngô Nhĩ. Cô đã đăng một video về chủ đề này lên TikTok. Tuy nhiên, vì công ty này đến từ Trung Quốc, cô biết rằng video của cô sẽ bị kiểm duyệt gỡ xuống ngay lập tức. Để vượt qua điều này, Aziz đã nghĩ ra một ý tưởng khéo léo.

Cô tạo ra một video hướng dẫn trang điểm dài 40 giây trong đó nói cho người xem về hoàn cảnh của cộng đồng Duy Ngô Nhĩ. Video này nhanh chóng lan truyền, nhận được hơn 1,4 triệu lượt xem và khoảng nửa triệu lượt thích. Cô nói với Hong Kong Free Press: “Tôi biết rằng nếu tôi bắt đầu video với một hướng dẫn trang điểm, thì mọi người sẽ muốn xem”.

Khi công ty này nhận ra rằng video của cô không liên quan gì đến trang điểm mà có nội dung chỉ trích chính phủ Trung Quốc, họ đã cấm tài khoản của Aziz. Cô không thể đăng bài trên nền tảng truyền thông xã hội này trong hơn một tháng. TikTok ban đầu từ chối khiếu nại của cô, cho rằng tài khoản của Aziz vẫn đang hoạt động. Họ nói rằng họ chỉ cấm tài khoản trước của cô vì nó chứa video về Osama bin Laden.

Theo một phát ngôn viên của công ty nói với ABC News, một tài khoản khác của cô ấy mà trong đó có video lông mi này không bị ảnh hưởng và tiếp tục nhận được lượt xem… TikTok không kiểm duyệt nội dung nhạy cảm về chính trị. Tuy nhiên, công ty này cuối cùng thừa nhận rằng tài khoản của cô đã bị cấm và thông báo rằng họ đã kích hoạt nó trở lại. Video đã bị xóa trong khoảng 50 phút do lỗi kiểm duyệt và đã được khôi phục lại.

Dân tộc Duy Ngô Nhĩ là một nhóm thiểu số chủ yếu theo đạo Hồi. Bắc Kinh nhắm đến họ bằng một chiến dịch nhằm giải quyết tình trạng bất ổn và ly khai. Liên Hợp Quốc cho biết một triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị giam giữ tùy tiện trong các trại cải tạo. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng báo cáo rằng giám sát và đàn áp ở Tân Cương đã tăng lên đáng kể từ năm 2016. Không những vậy, chính quyền Trung Quốc còn bị thế giới lên án vì hành động khủng bố, bạo lực 6 tháng qua tại Hồng Kông cũng như nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công suốt gần 20 năm.

Văn Thiện (tổng hợp)

Tham khảo: Visiontimes, HKFP

 

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

TikTok cấm một thiếu niên Mỹ vì phơi bày cuộc bức hại người Duy Ngô Nhĩ