Thuyết tiến hóa bị kết án tử hình như thế nào (Phần 6)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự giao phối của các loài động vật khác nhau không thể tạo ra “thế hệ tiếp theo có khả năng sinh sản”, đây vẫn là một lỗ hổng mà một số học thuyết tiến hóa mới không cách nào vượt qua.

(Xem lại: Phần 1; Phần 2; Phần 3; Phần 4; Phần 5; )

Sai lầm 2: Sự tái tổ hợp trong quá trình giảm phân dẫn đến sự tiến hóa

1. Giảm phân và sự hình thành phôi thai

Sai lầm sắp được đề cập này có mối liên hệ chính với quá trình giảm phân ở người, vì vậy trước tiên chúng ta cùng xem lại nội dung về giảm phân trong sinh học mà chúng ta đã học ở cấp trung học cơ sở.

Khi nói đến sự hình thành phôi thai, thì nhất định phải đề cấp đến quá trình giảm phân. Ở đây chỉ giới thiệu về quá trình giảm phân của tinh trùng của người cha, là nội dung giảng dạy trong sinh học ở các trường trung học. Quá trình sản sinh ra trứng cũng giống như vậy.

Khi một người đàn ông trưởng thành về tình dục, một bộ phận của ống sinh tinh trong tinh hoàn bắt đầu trải qua quá trình giảm phân. Sau quá trình giảm phân, ống sinh tinh hình thành các tế bào mầm trưởng thành - tinh trùng.

Quy trình cụ thể như sau:

Trong tế bào sinh tinh có 22 cặp NST thường và một cặp NST giới tính. Mỗi cặp NST thường chứa một NST từ bố và một từ mẹ.

Quá trình giảm phân

Hai nhiễm sắc thể có cùng số lượng từ bố và mẹ được gọi là NST tương đồng. Trong giai đoạn đầu tiên của quá trình giảm phân, hai NST tự nhân đôi. Sau khi sao chép, vì mỗi NST chứa hai chromatid chị em (cũng gọi là nhiễm sắc tử chị em) nên có tổng cộng bốn chromatid, được gọi là tứ bội (4 phân tử DNA).

Sau đó, bước vào quá trình liên kết tetrad. Sự sắp xếp và trao đổi các đoạn DNA xảy ra giữa các chromatid không phải chị em trong tứ bội (giữa các NST tương đồng từ bố và mẹ), dẫn đến trao đổi gen của bố mẹ và tái tổ hợp gen. Trên thực tế, sự tái tổ hợp di truyền không gây ra những thay đổi lớn trong cấu trúc NST.

Sau đó xảy ra giảm phân thứ nhất, các NST tương đồng tách ra và hình thành hai tế bào sinh tinh thứ cấp. Sau đó diễn ra quá trình giảm phân thứ hai, hai NST chị em liên kết của mỗi tế bào sinh tinh thứ cấp phân chia tại điểm phân bào, tạo thành 4 đơn phân, và cuối cùng phát triển thành 4 tinh trùng, tất cả đều có các dấu hiệu di truyền đặc biệt. Tại thời điểm này, chỉ có một nửa số NST trong mỗi tế bào tinh trùng hoặc tế bào trứng, tức là 23, vì vậy nó được gọi là meiosis (giảm phân). Chúng hợp nhất với các nhiễm sắc thể của đối phương trong quá trình thụ tinh để tạo thành các tế bào bình thường - 46 NST.

2. “Sự tái tổ hợp trong quá trình giảm phân xảy ra tiến hoá” là một lý thuyết sai

Trong “Nguyên lý di truyền” nêu rõ: “Tái tổ hợp là đặc điểm cơ bản của sinh sản hữu tính. Trong quá trình giảm phân, nhiễm sắc thể bắt cặp và trao đổi, giữa các alen có cơ hội tạo ra các tổ hợp mới. Một số tổ hợp này giúp tăng cường khả năng sống sót và sinh sản, có thể có lợi đối với sinh vật. Theo thời gian, những tổ hợp có lợi này được dự đoán sẽ lan rộng trong quần thể và trở thành đặc điểm tiêu chuẩn của thành phần di truyền của loài. Do đó, tái tổ hợp meiotic là một con đường để thúc đẩy sự biến đổi di truyền thành sự tiến hóa tiềm năng.” [1] Hãy chú ý đến sự diễn đạt được dùng ở đây: “có cơ hội” và “có thể có lợi cho sinh vật”, đây chỉ là những giả thuyết. Các nhà tiến hóa cố gắng giải thích rằng trong quá trình giảm phân, trong quá trình trao đổi chéo, các đoạn DNA của cả bố và mẹ đều phát sinh đột biến, dẫn đến sự tiến hóa.

Trên thực tế, NST tái tổ hợp được tạo ra do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 chromatid không phải chị em của hai NST tương đồng. Có thể có sự khác biệt giữa các NST tái tổ hợp, nhưng không xảy ra đột biến. Nếu không như vậy, trong hơn 200.000 năm qua, nhân loại đã tiến hành hơn 10.000 quá trình di truyền giảm phân, gen của chúng ta sẽ có sự khác biệt đáng kể, sự khác biệt trung bình về DNA sẽ không còn ở mức 1/1000.

Ngay trong quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể, đột biến làm thay đổi mã hóa trong đoạn DNA của gen, sự thay đổi này, hoặc là trung tính sẽ không ảnh hưởng đến các yếu tố sinh lý của gen, hoặc có thể gây ra các đột biến bệnh lý, trong di truyền chúng sẽ bị loại bỏ. Người ta chưa từng phát hiện được rằng có bất kỳ gen đặc biệt nào khiến những người có gen như vậy tiến hóa hơn những người khác. Sự tiếp hợp trong quá trình giảm phân tạo ra các NST tái tổ hợp dẫn đến “thúc đẩy sự đột biến di truyền thành sự tiến hóa tiềm năng.” Đây chỉ là một giả thuyết theo thuyết tiến hóa, hoàn toàn không có bằng chứng nào về mã di truyền cả.

3. Dưới góc độ NST và ADN, loài không thay đổi

Chỉ trong vòng 50 năm trở lại đây, thông qua nghiên cứu khoa học sinh học, người ta đã hiểu rõ hơn về NST và DNA. Còn hệ thống kiến ​​thức khoa học tự nhiên, kỹ thuật ở các thời kỳ khác nhau đã hạn chế hiểu biết của con người. Hơn 100 năm trước, khi người ta xác định rằng con người tiến hóa từ loài vượn cổ đại, không có kính hiển vi bội số lớn và không có kỹ thuật phân tích DNA. Có thể thấy rằng sự hiểu biết lúc bấy giờ nhất định là đã chịu hạn chế bởi các phương tiện khoa học và công nghệ thời bấy giờ.

Hãy xem một ví dụ cụ thể: Ngựa và lừa giao phối có thể sinh ra con la, nhưng la đực và la cái sẽ không sinh ra con la nhỏ. Người ta từng cho rằng “xương chậu phía sau của con la cái không đóng mở được nên không thể sinh con”. Hiện tại chúng ta biết rằng đó là do sự cách li sinh sản. Ngựa có 64 NST, lừa có 62 NST, những con la được sinh ra do chúng giao phối có 63 NST. Con la không có khả năng sinh sản vì nhiễm sắc thể của các loài khác nhau không thể tiến hành sự tiếp hợp trong quá trình giảm phân một cách bình thường.

Cả sư tử và hổ đều có 38 NST (19 cặp), và chỉ có 1 đến 2% xác suất chúng sinh ra sư hổ hoặc hổ sư khi chúng giao phối với nhau. ‘Sư hổ’ càng ít có khả năng có thể sinh ra thế hệ tiếp theo với sư tử hoặc hổ, sinh ra sẽ là sư tử hoặc hổ bình thường, không có loài sư hổ mới nào được phát hiện. Lý do cũng giống như con la.

Tại sao sư tử và hổ có cùng số NST nhưng không thể giao phối để tạo ra loài mới? Nguyên nhân cơ bản là do NST của các loài khác nhau có sự khác biệt về mã hóa DNA, chúng không thể bắt chéo và tái tổ hợp trình tự mã hóa của chúng trong quá trình giảm phân, vì vậy sẽ không có loài mới nào được sinh ra.

Sự giao phối của các loài động vật khác nhau không thể tạo ra “thế hệ tiếp theo có khả năng sinh sản”, đây vẫn là một lỗ hổng mà một số học thuyết tiến hóa mới không cách nào vượt qua.

4. Cải tiến tạp giao thực chất là một căn bệnh

Vào thế kỷ 18, nhà sinh vật học nổi tiếng Fries đã nghiên cứu thí nghiệm lai tạo hoa anh thảo và phát hiện ra nhiều “loài mới”. Ông tin rằng các đột biến đã làm nảy sinh các loài mới, và từ đó ông đã viết “Lý thuyết đột biến”. Trên thực tế, theo quan điểm của mã hóa DNA thì chúng vẫn là hoa anh thảo, chúng thuộc về loại sai lệch nhiễm sắc thể hoặc sắp xếp lại nhiễm sắc thể và có thể dẫn đến mắc bệnh nghiêm trọng và chết. Trên thực tế, khi ông trồng hoa anh thảo khổng lồ thế hệ thứ năm thì không trồng được nữa, nó đã chết. Những người mắc chứng lùn và chứng khổng lồ được biết đến là những căn bệnh. Tuy nhiên, trong nghiên cứu khoa học hiện đại, để đạt được các mục tiêu như năng suất cao và khả năng kháng thuốc trừ sâu mà vẫn tiến hành tạo ra biến đổi gen. Thực tế là mỗi lần đột biến, cấu trúc hóa học của gen lại phải chịu tổn thương, và khi nó bị phá hủy ở một mức độ nhất định, thì chắc chắn nó sẽ chết. Nếu cường độ của kích thích bên ngoài đủ mạnh, một lần đột biến có thể gây tử vong.

Sau khi Nhật Bản và Ukraine bị nhiễm phóng xạ hạt nhân, một số con chuột trở nên to bằng con mèo, thực tế là chúng đã bị suy thoái nghiêm trọng do đột biến gen. Cái gọi là “cải tạo lúa nước” cũng giống như loài hoa anh thảo khổng lồ do Fries trồng, có thể tạo ra năng suất hơn 1000kg/sào ruộng, nhưng nếu cứ tiếp tục “cải tạo” thì nó sẽ chết. Liệu loại lúa đột biến cao sản này có gây hại cho con người hay không, hiện chưa có dữ liệu. Tuy nhiên, thí nghiệm trên những con chuột ăn ngô biến đổi gen cho thấy trọng lượng, chiều dài và số lượng của những con chuột này đều giảm đáng kể. Tại Hoa Kỳ, 45% gia súc được cho ăn thức ăn biến đổi gen bị sẩy thai. Người ta nghi ngờ liệu thức ăn biến đổi gen có liên quan đến sự suy giảm khả năng sinh sản hay không.

Sai lầm 3: Nhiễm sắc thể X và Y là do nhiễm sắc thể thường biến đổi thành

“Ngày nay người ta tin rằng hai NST giới tính có nguồn gốc từ một cặp NST thường vào một thời điểm nhất định sau khi phả hệ tiến hóa của động vật có vú tách ra khỏi phả hệ bò sát cổ đại mà sau này trở thành khủng long, cá sấu và chim. Khoảng 240 triệu năm tới 320 triệu năm trước, một sự đảo ngược trên nhiễm sắc thể mà sau này trở thành nhiễm sắc thể Y đã dẫn đến sự ức chế tái tổ hợp vùng giữa các nhiễm sắc thể X và Y” [2]. Đây là một phỏng đoán rất hoang đường, một suy luận mông lung. Cơ sở cho kết luận này là gì? Có phải từ mã DNA của khủng long và cá sấu cách đây hàng trăm triệu năm?

Trên thực tế, rất nhiều hóa thạch sống đã chứng minh sự hoang đường của suy luận này. Cá sấu là động vật hóa thạch sống phân bố rộng rãi nhất, kể từ khi khủng long thống trị trái đất, cơ thể của chúng hầu như không thay đổi trong 230 triệu năm sau đó. Điều này cũng xảy ra với các hóa thạch sống khác như thú mỏ vịt và gấu trúc khổng lồ. Vì loại mã ADN nào có loại cơ thể nào thì cơ thể không có sự thay đổi, chứng tỏ mã ADN sẽ không có sự thay đổi.

Hóa thạch sống lần đầu tiên được đề xuất bởi Darwin, nhưng nó đã trở thành một vết thương chí mạng đối với thuyết tiến hóa. Các nhà tiến hóa sau này đã cố gắng chắp vá khiếm khuyết này, tìm ra thêm nhiều bằng chứng, và phân tích gen để cố gắng chứng minh rằng cá sấu cũng đã tiến hóa. Tuy nhiên, họ đã làm điều đó một cách có chủ đích. Những bằng chứng thêm đó tập trung chọn những cái nhỏ nhặt để đi so sánh, giống như người mù sờ voi, không thể hiểu được toàn bộ; phân tích di truyền cũng chọn để phân tích các đoạn gen dễ bị đột biến, họ cứ dùng quan điểm phiến diện để nhận xét toàn bộ như thế. Họ cực chẳng đã phải thừa nhận rằng loài cá sấu có tổ tiên chung 10 triệu năm và không có sự tiến hoá nào đáng kể cả. Tóm lại, con người và các sinh vật khác đều có “bộ gen” độc nhất của riêng mình, và mã DNA của các sinh vật là có trật tự. Trình tự mã hóa của DNA người là giống hệt nhau; mỗi loài có “trình tự rất giống nhau” của riêng mình. Một chuỗi nhất quán không thể được tạo ra một cách ngẫu nhiên. Cơ chế “ngẫu nhiên tạo ra” sẽ không bao giờ tạo ra kết quả “mã hóa có thứ tự”, và càng không thể tạo ra bộ gen riêng cho từng loài. Đây là lý do tại sao thuyết tiến hóa bị xô đổ trước những khám phá về mã hóa DNA.

Lam Sơn
Theo Epoch Times

Tài liệu tham khảo:

  1. “Các Nguyên tắc Di truyền” - Sách giáo khoa đại học Mỹ: D · Peter · Snustad, Michael · J · Simmons, Các nguyên tắc của Di truyền (Bản tiếng Trung trang 163, bản tiếng Anh phiên bản thứ 5, trang 163.)
  2. “Nguyên tắc Di truyền” Bản tiếng Trung trang 166, bản tiếng Anh, phiên bản thứ ba, trang 172.
  3. Trang web: “Di truyền các loài dựa trên mã hóa DNA” http://www.bydnacoding.org/index.html - Phần 6

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Thuyết tiến hóa bị kết án tử hình như thế nào (Phần 6)