Tự xưng là ‘’Iceman’’ (người đá), Wim Hof, đã chứng minh rằng ông có thể ngâm mình trong đá lạnh 2 giờ mà thân nhiệt không hề thay đổi bằng cách tác động lên hệ thống thần kinh tự chủ (tiếng Anh: Autonomic Nervous System, viết tắt: ANS) của mình thông qua sự tập trung và thiền định. ‘’Phương pháp Wim Hof’’, là thực hành thiền định chuyên sâu bao gồm tập trung cao độ, liệu pháp nước lạnh và kỹ thuật thở. ANS là hệ thống kiểm soát tất cả các cơ quan nội tạng của chúng ta; điều chỉnh các chức năng của cơ thể như tiêu hóa, lưu lượng máu và giãn đồng tử.

Thiền giả Wim Hof có thể ngồi thiền trong băng 2 giờ mà thân nhiệt bên trong không hề thay đổi. (Ảnh: The Iceman (Wim Hof)/Facebook)

Bộ não của chúng ta cũng sử dụng ANS để liên lạc với hệ thống miễn dịch của chúng ta, điều này có thể giải thích cho một thí nghiệm gần đây với Iceman: hạn chế khả năng lây nhiễm của cơ thể sau khi được tiêm endotoxin (một loại vi khuẩn). Hầu hết mọi người đều có các triệu chứng giống như cúm và viêm nhiễm ở mức cao khi được tiêm lượng endotoxin đó vào cơ thể. Khi các nhà nghiên cứu xem xét các dấu hiệu sau khi cơ thể Iceman bị phơi nhiễm, họ phát hiện ra các dấu hiệu này thấp hơn 50% so với các tình nguyện viên khỏe mạnh khác. Về cơ bản, có rất ít dấu hiệu lây nhiễm trên cơ thể ông ta.

Một nghiên cứu gần đây đã theo dõi các học viên được đào tạo theo phương pháp của Wim Hof. Rõ ràng, họ đã đạt được các kết quả giống như Hof và không gặp phải triệu chứng nào sau khi được tiêm Escherichia coli, một loại vi khuẩn thường gây ra bệnh nặng.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã bị thu hút bởi các bằng chứng cho thấy rằng thiền định có tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch của chúng ta.

Hệ thống miễn dịch là một trong những hệ thống quan trọng nhất bảo vệ sức khỏe thể chất của chúng ta. Hệ thống phòng thủ, lực lượng vũ trang hoạt động để bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi những kẻ xâm lược từ bên ngoài như virus hoặc vi khuẩn. Nó được thiết kế chính xác đến mức có thể lập tức phân biệt giữa các mầm bệnh không mong muốn có hại và các tế bào và mô khỏe mạnh của chính chúng ta.

Hệ thống miễn dịch còn được gọi là ‘’bộ não nổi’’, tên được đặt cho khả năng giao tiếp với não của các thông điệp hóa học trôi nổi bên trong cơ thể chúng ta. Sự căng thẳng mãn tính của não bộ sẽ làm cho hệ thống miễn dịch của chúng ta bị suy yếu. Khi mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể, toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta sẽ hoạt động để chống lại các mầm bệnh xâm nhập bất thường đó. Khi hệ thống miễn dịch của chúng ta gặp khó khăn, nó giống như một dấu hiệu cho sự nhiễm trùng và bệnh tật.

Một đánh giá đột phá gần đây đã xem xét 20 thử nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên kiểm tra tác động của thiền định đối với hệ thống miễn dịch. Khi xem xét nghiên cứu, các tác giả nhận thấy rằng thiền định có tác dụng:

  • Giảm các dấu hiệu viêm, tức là cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể.
  • Số lượng tế bào CD-4 tăng lên, đó là các tế bào trợ giúp hệ thống miễn dịch có liên quan đến việc gửi tín hiệu đến các tế bào khác để chúng tiêu diệt các tác nhân lây nhiễm.
  • Tăng hoạt động telomerase giúp thúc đẩy sự ổn định của nhiễm sắc thể và ngăn ngừa sự suy giảm của chúng (suy giảm telomase dẫn đến ung thư và lão hóa sớm).

Những kết quả này cần được tiếp tục kiểm tra với phương pháp nghiêm ngặt hơn, nhưng chúng đầy hứa hẹn và có khả năng mở đường cho việc sử dụng các kỹ thuật dựa trên thiền định để tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng phòng chống nhiễm trùng và bệnh tật.

Và đây không phải là nghiên cứu duy nhất cho thấy kết quả tích cực. Trong một nghiên cứu kéo dài tám tuần khác, các nhà nghiên cứu tại Đại học California tại Los Angeles (UCLA) đã thực hành thí nghiệm với 50 người đàn ông dương tính với HIV ngồi thiền hàng ngày trong 30-45 phút. Các bác sĩ nhận thấy, những người tham gia càng nhiều buổi luyện thiền thì số lượng tế bào CD-4 càng cao sau khi kết thúc nghiên cứu (tế bào CD-4 là tế bào trợ giúp của hệ thống miễn dịch). Nghiên cứu này cho thấy sự liên kết giữa thiền định với sự chậm lão hóa của tế bào CD-4, tức là chức năng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn.

Giáo sư đáng kính Richard Davidson tại Đại học Wisconsin Madison, cũng đã thực hiện một nghiên cứu điều tra xem liệu thiền định có thể thay đổi chức năng não và miễn dịch hay không.

Trong nghiên cứu của ông, mọi người được tiêm vắc-xin cúm và một phần của nhóm được đào tạo thiền định, nhóm đối chứng còn lại thì không. Sau tám tuần, nhóm có đào tạo thiền định cho thấy mức độ kháng thể cao hơn để đáp ứng và ngăn ngừa các bệnh tiềm ẩn.

Thật là hấp dẫn khi các nghiên cứu cho thấy rằng thiền định có thể giúp cải thiện chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, câu hỏi là các cơ chế chính xác nào kết nối thiền định với hệ thống miễn dịch vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. Nếu hỏi bất kỳ nhà nghiên cứu nào và họ sẽ nói rằng họ chưa biết. Một số khả năng đã được đề xuất, và có thể sự hội tụ của tất cả những điều này hỗ trợ để giải thích mối liên hệ đó. Ở đây xin trình bày ba đề xuất:

1. Giảm căng thẳng, tăng điều tiết cảm xúc: Các nghiên cứu khoa học đã xác nhận rằng những gì chúng ta nghĩ và cảm nhận đều có tác động đến hệ thống miễn dịch của chúng ta thông qua các thông điệp hóa học trôi nổi trong cơ thể đến não bộ. Do đó, căng thẳng, lối suy nghĩ tiêu cực và một số trạng thái cảm xúc nhất định có thể có tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của chúng ta, tạo ra môi trường ngày càng dễ mắc bệnh. Các cơ chế của thiền định hướng tới những cảm xúc lớn hơn hạnh phúc, rất phức tạp và đa dạng, nhưng thực tế có liên quan đến việc giảm căng thẳng, giảm sự tư lự và tăng khả năng đối phó với những cảm xúc khó khăn. Theo cách này, thực hành thiền định có thể ngăn chặn khả năng miễn dịch bị suy giảm.

2. Giao tiếp não/hệ thống miễn dịch hướng mục tiêu: Một mối liên hệ khác giữa thiền định và hệ thống miễn dịch là sự tác động trực tiếp của thiền định lên các cấu trúc não bộ phụ trách việc liên hệ với hệ thống miễn dịch. Cụ thể hơn, nghiên cứu chỉ ra rằng thiền định làm tăng hoạt động ở vỏ não trước trán, tiền đình phải và đồi hải mã phải, các khu vực của não đóng vai trò là trung tâm chỉ huy hệ thống miễn dịch của chúng ta. Khi những phần này được kích thích thông qua thiền định, hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.

3. Kích hoạt não thứ hai (ruột): Thiền định có thể tăng cường khả năng miễn dịch thông qua hệ vi sinh vật đường ruột. Cơ thể con người bao gồm hàng nghìn tỷ vi sinh vật, phần lớn cư trú trong ruột, được gọi là microbiota ruột. Microbiota ruột là nhân tố chính trong việc phát triển và duy trì hệ thống miễn dịch; các vi khuẩn này trong cơ thể giúp phân biệt giữa vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài với các vi khuẩn nội sinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng ngăn chặn sự cân bằng vi khuẩn trong cơ thể chúng ta, khiến chúng ta có nguy cơ mắc chứng rối loạn hệ khuẩn ruột, (một sự tách rời khỏi sự đa dạng vi khuẩn đường ruột bình thường), tước đi một trong những biện pháp phòng vệ chính của chúng ta trong việc chống lại bệnh truyền nhiễm, chưa kể đến các phản ứng xảy ra sau đó, có khả năng tàn phá hệ thần kinh trung ương (CNS). Giảm căng thẳng dựa trên thiền định tác động đến hệ thống miễn dịch của chúng ta bằng cách giúp duy trì sự đa dạng vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, nhưng vi khuẩn dễ bị tổn thương do sự căng thẳng của não bộ.

Chúng ta chưa hiểu rõ các cơ chế hoạt động chính xác như thế nào, nhưng có bằng chứng khả thi rằng thực hành thiền định đều đặn giúp tăng cường sự phòng vệ của chúng ta chống lại bệnh tật và duy trì sức khỏe.

Ngoài thiền định, người Đông phương xem trọng việc nâng cao tâm tính, đạo đức, tập trung vào những cảm xúc tình yêu và lòng tốt. Khi tâm trí một người thuần khiết và tĩnh lặng, thân và tâm sẽ đạt được sự hòa quyện vào với nhau ở mức độ cao nhất. Từ khía cạnh sức khỏe con người, khi tinh thần tràn ngập những cảm xúc tình yêu và lòng tốt, trầm tĩnh và thanh thản, lúc đó các chức năng của cơ thể sẽ hoạt động ở trạng thái phát huy tác dụng cao nhất cho sức khỏe. Điều này đã vượt qua y học hiện đại và đạt đến một tầng cấp mới, đó là Tu luyện.

Thiền định và nâng cao tâm tính đạt đến tầng cấp mới, đó là Tu luyện. (Ảnh: Pixabay)

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng thực rằng năng lượng người tu luyện phát xuất ra cao gấp hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần năng lượng người bình thường. Năm 1998, Lu Yanfang và hàng chục nhà khoa học Mỹ đã triển khai nghiên cứu đối với các khí công sư ở Trung Quốc. Khí công chính là tu luyện và là một loại phương pháp tu hành cổ xưa, trong đó bao gồm cả luyện công.

Trong báo cáo nghiên cứu, Lu Yanfang đã phát hiện cơ thể của khí công sư có thể phát ra sóng hạ âm cường đại, mạnh gấp 100 đến 1.000 lần người bình thường.

Năm 1988, Học viện Y dược Bắc Kinh Trung Quốc cũng chỉ ra trong một báo cáo nghiên cứu tương tự rằng, khí công sư phát ra công có sóng hạ âm cao cấp 100 lần người bình thường. Cả hai kết quả nghiên cứu đã được ghi chép chi tiết trong báo cáo của Viện nghiên cứu Khí công Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y Baylor ở Houston (Mỹ), đứng đầu là Tiến sĩ Lili Feng, đã phát hiện ra sự khác biệt tới hơn 10 lần trong biểu thức gene ở các bạch cầu trung tính giữa những người tu luyện Pháp Luân Công và những người không tu luyện. Bạch cầu trung tính (neutrophils) là những tế bào máu màu trắng đóng vai trò chủ đạo trong việc ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

Đây là một hiện tượng hy hữu trong ngành nghiên cứu sinh học tế bào. Ngoài ra, tuổi thọ của bạch cầu trung tính của người khỏe mạnh thường chỉ có từ 2-3 tiếng, nhưng ở người tu luyện Pháp Luân Công lại kéo dài 60 tiếng. Do đó những người tu luyện có khả năng ngăn ngừa sự lây nhiễm từ bên ngoài hiệu quả hơn.

Thực hành tu luyện là rèn luyện tâm tính và thân thể trong suốt thời gian cuộc đời, có thể khiến con người đạt được tuổi thọ và sức khỏe thực sự. Tu luyện đòi hỏi nhân tâm phải hướng thiện, sống chân thành và luôn nhẫn nại. Thực hành tốt những việc này chính là cách thức cơ bản nhất để trị tận gốc bệnh.

Ánh Dương
Theo Mindful/ntdvn