Thế giới trong mắt người có thể chỉ là ảo giác?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thế giới này có thực sự giống như những gì chúng ta nhìn thấy được bằng mắt của mình? Người Trung Quốc từng nói rằng tai nghe không bằng mắt thấy. Những gì nhìn thấy được rồi mới tin? Nhưng thực tế đôi mắt thịt này của con người có thực sự phản ánh đúng bản chất của sự vật hay không? Những điều mà mắt này nhìn thấy có thể không hề đúng như chúng ta thấy.

Chúng ta có thể nhìn thấy các vật thể trong thế giới này là nhờ vào ánh sáng phản chiếu vật thể rồi phản ánh vào trong não bộ.

Đôi mắt chỉ đóng vai trò như là một công cụ

Màu sắc là thuộc tính của cả vật thể và ánh sáng, nó bắt nguồn từ mắt hoặc não của người quan sát. Nói cách khác, màu sắc là sự kết hợp của ba yếu tố nguồn sáng, vật thể và người quan sát.

Trong khi đó, ánh sáng là một phần của quang phổ điện từ và mắt người chỉ nhạy cảm với một dải bước sóng nhỏ gần giữa quang phổ. Khi bức xạ trong phần quang phổ nhìn thấy được này chiếu vào mắt, não sẽ cảm nhận được ánh sáng và màu sắc đó.

Hầu hết các cảm biến của máy ảnh đều được sản xuất với cùng một nguyên tắc và phạm vi sóng mà mắt người có thể nhìn thấy.

Giác mạc của con người chứa một lượng lớn các tế bào thị giác. Điều đó có thể khiến não bộ sản sinh ra nhận thức về màu sắc. Mỗi tế bào đều chứa các sắc tố thị giác, các loại sắc tố thị giác khác nhau có thể hấp thụ các bước sóng khác nhau. Võng mạc của con người có ba loại tế bào thị giác đỏ, lục và lam, còn được gọi là tế bào thị giác ba yếu tố. Các tế bào thị giác này nhận kích thích ánh sáng, chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành các xung thần kinh và cuối cùng là phản xạ thế giới đầy màu sắc vào bên trong não bộ. Vì vậy, về bản chất, màu sắc thực sự được phản ánh tự động tại bộ não con người.

Đồng thời, nhận thức của não người về màu sắc khác với các loài động vật khác, các tế bào thị giác của não mèo chỉ có thể nhận biết được màu xanh lam và xanh lục. Đây là một sự thật rõ ràng khi các nhà khoa học so sánh thế giới quan của con người và thế giới quan của các loài động vật khác.

Như vậy, một số loài động vật và côn trùng có thể cảm nhận được tia UV và bức xạ nhiệt, trong khi con người chúng ta không thể. Nhưng nhờ vào khoa học và một số thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, chúng ta vẫn buộc phải công nhận rằng những thứ "vô hình" như tia UV, bức xạ nhiệt, sóng radio, v.v...là có thật.

Nên nếu ai đó nói rằng: "Mắt tôi không nhìn thấy tia UV, tai tôi cũng không nghe thấy nó, tay tôi không chạm được vào nó...vì vậy nó không có thật!" thì người khác sẽ chỉ cho là người đó thật thiếu hiểu biết.

Não bộ chính là nơi phân tích nhận thức

Dù ở trong cùng một thế giới, tuy nhiên nói một cách chính xác thì đôi mắt này của con người chỉ đóng một vai trò như là một công cụ. Não bộ chính là nơi phân tích nhận thức. Vì vậy, nhiều người vẫn có thể nhìn thấy thế giới mà không dùng con mắt này. Nhà tiên tri mù Baba Vanga bị mù từ năm 12 tuổi và đôi mắt bị bịt kín hoàn toàn, nhưng "chiều không gian khác" của thế giới đã thực sự xuất hiện trong tâm trí bà, cho phép bà 'nhìn thấy' chính xác sự kiện ngày 11/9 về sự tấn công tòa tháp đôi ở New York, vụ chìm tàu ​​ngầm Kurst của Nga, thậm chí bà còn biết rằng đó là những nỗi đau đớn mà con người phải trải qua. Liệu có phải bà Vanga đã nhìn bằng con mắt thứ 3 nằm bên trong bộ não người mà khoa học Trung Quốc cổ đại đã đề cập đến, và đó mới là con mắt thật của con người?

Nhiều người nghĩ rằng thế giới thực chính là như những gì họ nhìn thấy bằng mắt của họ. Thực tế là thế giới phản ánh qua con mắt này chỉ là một ảo giác, chưa chắc đã phải là thực, và không nên tin vào con mắt này, và thế giới thực sự có thể không cần phải thông qua con mắt này mới nhìn thấy được.

Ngọc Mai

Theo NTDTV /noron.vn/vjshop.vn

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Thế giới trong mắt người có thể chỉ là ảo giác?