Thành viên ban kiểm duyệt Facebook: Tự do ngôn luận 'không phải là quyền tuyệt đối của con người'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một thành viên Ban Giám sát Facebook, cơ quan đưa ra các quyết định kiểm duyệt nội dung trên nền tảng này, nói rằng tự do ngôn luận “không phải là quyền tuyệt đối của con người” và phải được cân bằng với “các quyền con người khác” khi quyết định nội dung nào cần kiểm duyệt.

Tại một sự kiện của Politico Europe hôm thứ Năm (ngày 15/7), một thành viên Ban Giám sát Facebook, cựu Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning Schmidt, cho biết: "Tự do ngôn luận không phải là một quyền tuyệt đối của con người."

Bà nói thêm: “Nó phải được cân bằng với các quyền con người khác”.

Đánh giá cao về việc thành lập ban giám sát, chiến dịch kiểm duyệt mới nhất của gã khổng lồ công nghệ, bà nói: “Bây giờ chúng tôi có ban giám sát, đây là một phát minh hoàn toàn mới để thực hiện công việc này và tất nhiên, tôi muốn nói rằng tôi nghĩ đây là một cách làm mới rất tích cực”.

Trước đó vào tháng 5, Ban Giám sát Facebook đã khuyến nghị rằng công ty nên duy trì lệnh cấm tiếp tục đối với tài khoản của cựu Tổng thống Donald Trump sau cuộc bạo động ở Điện Capitol vào ngày 1/6.

Ban Giám sát Facebook gồm 20 thành viên được thành lập vào năm ngoái để cho phép các giám đốc điều hành công ty tránh các quyết định nhạy cảm về mặt chính trị. Ban gồm 5 thành viên đến từ Mỹ, 15 thành viên còn lại đến từ Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Châu Á.

Tuy các tòa án Hoa Kỳ nhận thấy quyền tự do ngôn luận không phải là tuyệt đối, nhưng Hoa Kỳ có sự hỗ trợ pháp lý và văn hóa mạnh mẽ cho việc phân phối thông tin tự do.

Tu chính án thứ nhất Hiến pháp Hoa Kỳ cấm chính phủ “cắt bỏ quyền tự do ngôn luận”. Tuy nhiên, điều khoản này thường không áp dụng cho các công ty tư nhân.

Tuần trước, cựu Tổng thống Trump đã đệ đơn kiện Facebook, tuyên bố rằng họ đã kiểm duyệt nội dung theo lệnh của chính phủ, có nghĩa là Tu chính án thứ nhất nên được áp dụng cho hành vi của gã khổng lồ công nghệ.

Luật sư John Coale của ông Trump cho biết các vụ kiện sẽ chứng minh rằng các công ty truyền thông xã hội "là các tác nhân của chính phủ" và "do đó, Tu chính án thứ nhất sẽ áp dụng" cho các hành động của họ.

Trong cuộc họp báo hàng ngày hôm thứ Năm (ngày 15/7), thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cũng thừa nhận rằng chính quyền Biden đã “gắn cờ các bài đăng có vấn đề cho Facebook”, được cho là lan truyền thông tin sai lệch, đặc biệt là về COVID-19.

Thông tin này từ bà Psaki đã ngay lập tức vấp phải làn sóng phản đối gay gắt trên mạng xã hội. Một số người cáo buộc rằng, hành động này của Nhà Trắng là vi phạm Tu chính án thứ nhất. Nhà báo độc lập Glenn Greenwald viết trên Twitter rằng:

"Nếu bạn không thấy quan ngại sâu sắc về việc Nhà Trắng đang 'gắn cờ' các nội dung trên internet mà họ cho là 'có vấn đề' để đồng minh Facebook của họ [sẽ] xóa chúng đi, thì bạn rõ ràng là một kẻ độc tài".

Cộng tác viên của Fox News Katie Pavlich viết rằng: “Bà Psaki nói rằng Nhà Trắng đã gắn cờ 'các bài đăng có vấn đề' - những nội dung mà họ cho là thông tin sai lệch về virus Corona Vũ Hán. Lưu ý rằng: 'Ông Fauci đã làm việc với Facebook để cấm giả thuyết [virus Covid-19] bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm, đó là sự thật diễn ra trong hơn một năm qua".

Văn Thiện

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Thành viên ban kiểm duyệt Facebook: Tự do ngôn luận 'không phải là quyền tuyệt đối của con người'