Tại sao con người ích kỷ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tại sao có một số người lại có khuynh hướng sống ích kỷ như vậy? Ích kỷ liệu có đem lại gì tốt cho chúng ta hay nó còn là một thứ gì đó khác? Nó là tốt hay là xấu?

Nếu bạn lên án xung quanh về sự ích kỷ thì bạn không đơn độc. Lối sống ích kỷ đã khiến các nhà triết học và nhà khoa học xã hội bối rối - nhiều người trong số họ đã tranh luận không ngừng về việc liệu ích kỷ có phải là điều tốt hay không.

Lý do chính khiến nhiều người phải băn khoăn bởi vì lòng ích kỷ là bản chất nhị nguyên của tâm trí con người, tức là xu hướng chỉ nghĩ về những mặt đối lập. Cũng giống như các khái niệm về tốt và xấu, đức và nghiệp, lên và xuống, xa và gần, lớn và nhỏ, v.v. Ích kỷ, giống như nhiều khái niệm khác, là một điều quá rộng để có thể ghép thành hai thái cực.

Trong bài này, chúng tôi khám phá đặc điểm của tính ích kỷ, hiểu rõ những nguyên nhân tâm lý có thể thúc đẩy một người trở nên ích kỷ và làm thế nào để ứng xử với một người có tính ích kỷ cho đúng?

Như thế nào là người ích kỷ?

Người ích kỷ là người đặt nhu cầu của bản thân lên hàng đầu. Họ chủ yếu quan tâm đến bản thân và chỉ tìm kiếm những hoạt động đáp ứng mong muốn và mong muốn của riêng họ. Thói “ích kỷ” trong nhận định trên nên được hiểu là lối sống thực dụng, vụ lợi, đặt quyền lợi, địa vị của bản thân lên trên hết, mà không coi trọng lợi ích của tập thể hay quyền

/lợi ích của người khác. Có gì sai với điều đó không? Tôi không nghĩ vậy.

Theo định nghĩa đó, tất cả chúng ta đều ích kỷ không ở phương diện này thi ở phương diện khác. Tất cả chúng ta đều muốn làm các việc mà mục đích cuối cùng là vì lợi ích và hạnh phúc của chính mình. Loại ích kỷ này là tốt và đáng mong đợi.

Cho đến nay mọi thứ vẫn tốt. Mâu thuẫn xuất hiện khi chúng ta làm mọi việc đều vì bản thân và đồng thời bỏ qua nhu cầu của những người xung quanh hoặc khi chúng ta đáp ứng nhu cầu của mình bằng cách đáp ứng nhu cầu của người khác để hai bên cùng có lợi. Nếu bạn làm cho cuộc sống của người khác không được như mình mong đợi, thì loại ích kỷ đó là loại ích kỷ mà bạn muốn tránh.

Chúng ta vừa ích kỷ vừa vị tha

Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng mọi người có thể ích kỷ hoặc có thể vì người khác dựa trên tâm thức nhị nguyên. Sự thật là - tất cả chúng ta đều có sự ích kỷ cũng như vị tha. Cả hai tính chất này đều tồn tại trong tâm trí của chúng ta.

Tính ích kỷ cho phép tổ tiên chúng ta thu thập tài nguyên cho bản thân và sinh tồn. Kể từ khi con người tiến hóa trong các bộ lạc, việc trở thành một thành viên vị tha của bộ lạc đã góp phần khiến cả bộ tộc hạnh phúc.

Mặc dù xu hướng ích kỷ là bẩm sinh, nhưng trong bài này, chúng tôi xem xét một số nguyên nhân sâu xa hơn của tính ích kỷ.

Điều gì khiến một người trở nên ích kỷ?

Một người giữ tài nguyên của mình và không cung cấp cho người nghèo khó có thể được coi là một người ích kỷ. Đây là kiểu ích kỷ mà chúng ta thường đề cập đến khi nói rằng ai đó ích kỷ.

Khi chúng ta nói rằng ai đó ích kỷ, chúng ta thường ám chỉ rằng họ không chia sẻ nguồn lực của mình (tiền bạc, thời gian, v.v.). Bây giờ, tại sao một người không chia sẻ tài nguyên của họ, ngay cả khi đó có thể là điều tốt nhất để làm trong một tình huống nhất định?

Lý do lớn nhất là những người ích kỷ có xu hướng nghĩ rằng họ không có đủ, ngay cả khi họ có rất nhiều so với người khác. Vì vậy, một người ích kỷ cũng có khả năng keo kiệt. Sự bất an này vì không có đủ động lực thúc đẩy một người giữ chặt các nguồn lực của họ và không chia sẻ chúng.

Ích kỷ và mất kiểm soát

Một lý do khác khiến mọi người ích kỷ là họ sợ mất kiểm soát. Nếu ai đó có nhiều nhu cầu và tham vọng, thì họ đánh giá quá cao nguồn lực của mình vì họ nghĩ rằng những nguồn lực này sẽ giúp họ đạt được mục tiêu. Nếu họ mất những nguồn lực này, họ sẽ mất tham vọng và nếu họ mất tham vọng, họ cảm thấy mình mất quyền kiểm soát cuộc sống của mình.

Ví dụ: một sinh viên không chia sẻ ghi chú học tập của mình với người khác thường là người có mục tiêu học tập cao. Đối với anh ấy, việc chia sẻ bài làm có thể đồng nghĩa với việc đánh mất một nguồn lực quan trọng có thể giúp anh ấy đạt được mục tiêu của mình. Và không thể đạt được mục tiêu là một nguyên nhân dẫn đến cảm giác mất kiểm soát trong cuộc sống của họ.

Trong những trường hợp khác, môi trường sống giáo dục từ nhỏ cũng ảnh hưởng đến tính ích kỷ của một người. Ở gia đình là con một hoặc là đứa trẻ được cha mẹ nuông chiều quá mức, họ đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ (đứa trẻ hư hỏng), và đứa trẻ hình thành nên thói quen nhận càng nhiều càng tốt và cho đi rất ít.

Những đứa trẻ như vậy học cách chỉ quan tâm đến nhu cầu của mình mà ít có sự đồng cảm hoặc quan tâm đến người khác. Khi còn nhỏ, chúng ta đều như vậy ở một mức độ nào đó, nhưng dần dần, chúng ta bắt đầu biết rằng những người khác cũng có cảm xúc và do đó đã hình thành sự đồng cảm với người xung quanh.

Người có khả năng sẻ chia là người có tấm lòng nhân hậu, biết cảm thông và thấu hiểu. Thông qua sẻ chia mà trái tim được sưởi ấm, linh hồn được cứu rỗi, và người gần người hơn, nhân tính hơn. Một số người không bao giờ học được sự đồng cảm và do đó vẫn ích kỷ, giống như khi họ còn nhỏ.

Đối phó với một người ích kỷ

Điều quan trọng nhất cần làm khi đối mặt với một người ích kỷ là tìm ra lý do đằng sau sự ích kỷ của họ và sau đó tìm cách loại bỏ lý do đó. Ngoài cách trên thì tất cả các phương pháp và nỗ lực khác để đối phó với một người ích kỷ sẽ trở nên vô ích.

Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi như… Tại sao họ ích kỷ? Họ đang cảm thấy bất an về điều gì? Bạn có đang đưa ra những yêu cầu phi thực tế về họ không? Họ có thực sự ở một vị trí để đáp ứng nhu cầu của bạn?

Chúng ta thường nhanh chóng gán cho ai đó là ‘ích kỷ’ thay vì thừa nhận rằng chúng ta đã không thuyết phục được họ hoặc rằng những yêu cầu của chúng ta là vô lý.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu họ thực sự ích kỷ và bạn không chỉ dán nhãn sai cho họ?

Vậy thì hãy giúp họ thoát khỏi nỗi bất an. Cho họ thấy rằng họ sẽ không mất bất cứ thứ gì nếu cung cấp cho bạn những gì bạn muốn.

Thật là tốt nếu bạn cho họ thấy họ có thể được lợi như thế nào bằng cách giúp đỡ bạn trong trường hợp có khả năng xảy ra tình huống đôi bên cùng có lợi.

Ngọc Mai

Theo Psychmechanics

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Tại sao con người ích kỷ?