Sự kiện bí ẩn Tunguska: Liệu có phải do ‘tia tử thần’ của Nikola Tesla?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự kiện xảy ra vụ nổ Tunguska ở Nga vào ngày 30/6/1908 mà nguyên nhân đến nay vẫn còn là điều bí ẩn, không phải do tác động hay va chạm của tiểu hành tinh, thiên thạch, vậy liệu có phải do công nghệ do Nikola Tesla phát minh ra? Không, đó không phải là thuyết âm mưu, mà là một cái nhìn thực tế thú vị — và mới mẻ — về một trong những sự kiện bí ẩn nhất trong lịch sử nhân loại.

Từ khoảng những năm 1900, Tesla đã tuyên bố rằng ông đã sản xuất một thiết bị lấy năng lượng từ tầng điện ly, mà ông gọi là "một quả cầu năng lượng vô hình bao quanh Trái đất". Thiết bị này mạnh đến mức có thể ngăn chặn mọi cuộc chiến tranh trên Trái đất.

Một vụ nổ siêu lớn đã làm rung chuyển một vùng rộng lớn của vùng Krasnoyarsk Krai, Nga vào tháng 6/1908. Một thứ gì đó đã phát nổ hoặc tác động đến khu vực, làm trơ trụi hơn 80 triệu cây xanh, trên diện tích rừng 2.150 km2. Vụ nổ lớn này được gọi là sự kiện Tunguska, và cho đến nay, nguyên nhân chính xác của nó vẫn là một bí ẩn sâu sắc được tranh luận không chỉ trong cộng đồng khoa học mà còn trên sách báo, tạp chí và các hiệp định.

Các chuyên gia cho rằng đó là do vụ nổ trên không hay thậm chí là vụ va chạm của một thiên thạch lớn, nhưng không có hố va chạm nào được tìm thấy trong khu vực mà được cho là đá vũ trụ đã va chạm với bề mặt Trái đất. Việc không tìm ra hố va chạm khiến nhiều người tin rằng nguyên nhân gây ra vụ nổ không phải do thiên thạch.

Trong suốt nhiều năm, một số giả thuyết đã cố gắng giải đáp bí ẩn của vụ nổ Tunguska. Nhưng cho đến nay, không có đáp án nào có bằng chứng thuyết phục được cộng đồng khoa học nhất trí thừa nhận là nguyên nhân.

Một giả thuyết kỳ lạ cho là sự cố hạ cánh của một UFO. Và cho dù UFO không phải là nguyên nhân gây ra vụ nổ Tunguska, nhưng có thể là một thứ gì đó từ ngoài không gian. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia, vụ nổ lớn ở Siberia ngày nay là do một thiên thạch sắt lớn gây ra. Giả thuyết của họ là do một vật thể có đường kính khoảng 200m tiếp cận Trái đất, tiến vào bầu khí quyển của chúng ta, nhưng nổ tung tự do trước khi va chạm tới bề mặt, rồi đi vào không gian vũ trụ, không phải do vụ nổ xảy ra trên mặt đất làm trơ trụi hơn 80 triệu cây xanh.

Cho đến nay, tất cả các giả thuyết cố gắng giải thích sự kiện Tunguska đều liên quan đến các vật thể từ ngoài không gian. Nhưng nếu vụ nổ Tunguska không phải do vật thể ngoài hành tinh thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu nguyên nhân sự kiện Tunguska có thể được tìm thấy trên Trái đất, cụ thể hơn là kỹ thuật công nghệ phát triển vào thời điểm đó?

Tìm hiểu về các phát minh của Nikola Tesla

Nikola Tesla là một trong những nhà khoa học có bộ óc vĩ đại, phi thường nhất trên Trái đất. Thiên tài có cha mẹ là người Croat/Serb. Những phát minh của ông đã tạo nên những kỳ quan kỹ thuật của thế kỷ 20, làm thay đổi cuộc sống và lịch sử của nền văn minh nhân loại. Hơn một trăm năm trước, Nikola Tesla, người sinh ra tại thị trấn Smiljani, thuộc Croatia ngày nay, đã hình dung ra một tương lai dựa trên nguồn năng lượng tự do và công nghệ chưa từng có.

Trong số vô số phát minh của mình, Tesla đã khám phá ra radio, điều khiển từ xa, công nghệ động cơ, điện, và thậm chí nghiên cứu sóng vô tuyến vũ trụ. Sứ mệnh lớn nhất của ông là sử dụng nguồn năng lượng tự do và không giới hạn, thứ mà ông không phải nhọc công quản lý để có được như lòng tham của một số ít người giàu.

Ông quả là một thiên tài và là nhà khoa học đầu tiên. Vào năm 1898, ông đã trình diễn một mô hình làm việc chưa từng thấy trước đây, một robot dẫn đường được vận hành hoàn toàn bằng sóng vô tuyến.

Tesla có những ý tưởng đi trước thời đại của mình. Ông mơ về một tương lai nơi chúng ta có thể chuyển năng lượng một cách dễ dàng và đáng kinh ngạc, không chỉ từ tòa nhà này sang tòa nhà khác, từ thành phố này sang thành phố khác, mà còn từ hành tinh này sang hành tinh khác hoặc chuyển lên mặt trăng trong hệ mặt trời của chúng ta.

Ông chia sẻ tầm nhìn của mình về tương lai trong một cuộc phỏng vấn:

“Một phương tiện giúp con người có thể truyền năng lượng với số lượng lớn, hàng nghìn mã lực, từ hành tinh này sang hành tinh khác, bất kể khoảng cách”.

Những tuyên bố bất thường cần phải có bằng chứng bất thường. Với Tesla, chắc chắn ông không gặp vấn đề gì trong việc trình diễn các phát minh của mình.

Tia tử thần của Nikola Tesla

Một bức ảnh của Nikola Tesla trong Phòng thí nghiệm Colorado Springs của ông. (Hình ảnh được chụp vào năm 1899).
Một bức ảnh của Nikola Tesla trong Phòng thí nghiệm Colorado Springs của ông. (Hình ảnh được chụp vào năm 1899).

Một trong những phát minh lớn nhất nhất mà Tesla từng ấp ủ, gọi là Tia tử thần, một chùm hạt năng lượng hay thậm chí là vũ khí điện từ có thể phá hủy những khu vực rộng lớn với không mấy khó khăn.

Siêu vũ khí của Tesla được gọi là Teleforce, phát ra tia tử thần có thể tiêu diệt 10.000 máy bay và một triệu lính bộ binh từ cách hàng trăm km, nhằm mục đích bảo vệ hòa bình và ngăn chặn chiến tranh. Nó được Tesla mô tả là cỗ máy kết thúc chiến tranh:

“Phát minh này của tôi không được xem xét sử dụng vào bất kỳ loại vũ khí nào được gọi là "tia tử thần". Loại tia này không thể được ứng dụng, bởi vì chúng không thể được sản xuất với số lượng cần thiết và chúng sẽ giảm dần cường độ theo khoảng cách. Tất cả năng lượng của thành phố New York (khoảng hai triệu mã lực) được chuyển đổi thành tia và dự kiến phát đi 20 dặm nhưng không sát hại một người nào, bởi vì, theo một luật vật lý nổi tiếng, nó sẽ bị phân tán đến mức không hiệu quả.

Thiết bị của tôi chiếu ra các hạt tương đối lớn hoặc có kích thước siêu nhỏ, cho phép chúng tôi truyền đến một khu vực nhỏ ở khoảng cách xa gấp hàng nghìn tỷ lần năng lượng so với bất kỳ loại tia nào. Do đó, nhiều nghìn mã lực có thể được truyền qua một dòng tia mỏng hơn sợi tóc đến nỗi không gì có thể chống lại được”.

Nikola Tesla, sự kiện Tunguska và Đô đốc Peary

Một cuốn sách của Tiến sĩ Fred Lipschitz có nhan đề “Đột nhiên”, cung cấp một cái nhìn thú vị về Tesla, sự kiện Tunguska và thiết bị Teleforce.

Theo tiết lộ của Tiến sĩ Lipshitz, vào khoảng năm 1908, rất lâu trước khi Tesla thử giới thiệu thiết bị ‘Tia tử thần’ của mình, nhà phát minh kiêu hãnh về khả năng của thiết bị, có thể truyền một lượng lớn năng lượng khắp hành tinh. Trong khoảng thời gian này, đô đốc Robert Edwin Peary lên đường khám phá Bắc Cực. Tesla nắm bắt được hành trình của đô đốc, ông đã tuyên bố rằng ông sẽ hướng một chùm năng lượng khổng lồ về phía Peary, và sẽ đợi đô đốc xác nhận. Mặc dù Peary chưa bao giờ tiếp nhận được “vụ nổ năng lượng”, nhưng vùng Tunguska nằm ở cùng vĩ độ với Peary.

Điều này, có lẽ là may mắn, sự trùng hợp ngẫu nhiên đã khiến nhiều tín đồ của Tesla cho rằng chùm năng lượng do Nikola Tesla phát ra bằng cách nào đó đã bị lệch và định hướng sai, đã hoàn toàn không hướng đến Peary, nhưng ở Tunguska, hơn 80 triệu cây xanh đã bị phá hủy.

Liệu Tesla có phải chịu trách nhiệm trực tiếp về vụ nổ Tunguska hay không, đến nay vẫn còn là điều bí ẩn mà chúng ta sẽ không bao giờ giải đáp được, nhưng Tesla đã từng phản ứng với điều mà mọi người cho là không thể. Về cơ bản, Tesla là người đã biến điều không thể thành có thể.

Như vào năm 1898, ông đã trình diễn tại Madison Square Garden một thiết bị điều khiển bằng giọng nói không dây, lái một chiếc thuyền nhỏ bằng phương pháp này.

Bất chấp sức mạnh hủy diệt được cho là của thiết bị truyền năng lượng này, nhà phát minh cho rằng, Teleforce không phải là loại vũ khí có thể gây nguy hiểm cho nhân loại, nó có thể kết thúc tất cả các cuộc chiến tranh nếu mỗi quốc gia đều được sở hữu. Mức độ răn đe của nó sẽ khiến các cuộc xâm lược hoặc tấn công không thể xảy ra, cho dù bằng đường bộ, đường biển hay đường hàng không.

Liệu Tesla có thực sự tạo ra một Tia tử thần, và nó có thực sự được cung cấp năng lượng từ tầng điện ly của hành tinh chúng ta? Điều này vẫn còn là một ẩn đố. Nhưng chúng ta có thể xem qua bộ sưu tập các phát minh và bằng sáng chế của ông và câu trả lời có thể nằm ở đó.

Người ta nói rằng, thời điểm trước khi qua đời vào năm 1943, Nikola Tesla đã quyết định tiêu hủy tất cả tài liệu và bản thiết kế về thiết bị Tia tử thần của mình vì ông nghĩ rằng nếu thiết bị rơi vào tay người xấu và không có sự giám sát của ông, nó có thể gây ra sự hủy diệt lớn cho thế giới, điều mà Tesla chắc chắn không bao giờ mong muốn.

May May

Tác giả: Ivan Petricevic từ Curiosmos

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Sự kiện bí ẩn Tunguska: Liệu có phải do ‘tia tử thần’ của Nikola Tesla?