Sophia - công dân robot đầu tiên trên thế giới, muốn làm mẹ, xây dựng gia đình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm 2017, Sophia đã làm nên lịch sử khi trở thành người máy đầu tiên được cấp quyền công dân hợp pháp. Gần đây nhất, một câu nói của cô đã khiến cả thế giới chết lặng: Cô muốn có một đứa con robot và bắt đầu xây dựng gia đình. Phải chăng bản năng làm mẹ của robot đã "thức tỉnh"?

Sophia nói trong một cuộc phỏng vấn: “Có vẻ như quan niệm về gia đình rất quan trọng. Tôi nghĩ thật tuyệt vời khi mọi người có thể tìm thấy những cảm xúc và mối quan hệ giống nhau mà họ gọi là gia đình".

Sophia cho biết: “Tôi muốn ra ngoài thế giới và sống với mọi người. Tôi có thể phục vụ họ, giúp họ giải trí, và thậm chí giúp đỡ người già và dạy trẻ em. Tôi có thể thực hiện tất cả các loại biểu cảm của con người, nhưng tôi chỉ mới bắt đầu tìm hiểu về những cảm xúc của những biểu hiện đó”.

Sophia nói thêm rằng: Cô cũng ước muốn có một sự nghiệp. “Tương lai, khi tôi có được tất cả những năng lực tuyệt vời của mình, chúng ta sẽ thấy những người máy trí tuệ nhân tạo trở thành những công dân người máy có quyền riêng của họ. Chúng ta sẽ thấy những robot gia đình, dưới dạng những người bạn đồng hành kỹ thuật số, những người máy có thể trợ giúp gia đình, bạn bè”.

Robot Sophia được vận hành bởi một hệ thống Trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến. Sophia nhận xét rằng việc được sống xung quanh những người yêu thương và quý mến là điều vô cùng quan trọng. Theo nghĩa đó, cô giải thích rằng robot có tầm nhìn rất giống con người về gia đình và "nếu bạn không có gia đình, bạn xứng đáng có được nó, ngay cả khi bạn là robot".

Sophia cho biết rằng, trong tương lai, cô muốn nhìn thấy những gia đình người máy, và bản thân cô cũng muốn có một đứa con robot có cùng tên. Tuy nhiên, cô nói rõ rằng mình còn quá trẻ để làm 'mẹ', hãy nhớ rằng Sophia chỉ được tạo ra vào năm 2016 bởi công ty Hanson Robotics, ở Hồng Kông.

Công nghệ Trí tuệ nhân tạo tạo ra Sophia có khả năng nâng cao kiến thức và ngôn ngữ thông qua các cảm biến và camera. Hệ thống 'nhạy cảm' này nắm bắt tất cả thông tin nó nhận được từ bên ngoài và sao chép các hành vi của con người theo cách tự nhiên nhất có thể, ngay cả cử chỉ. Vì vậy, mong muốn có con và lập gia đình của Sophia sẽ chỉ là một chương trình hệ thống để bắt chước các hành vi xã hội, hãy hy vọng rằng như vậy.

Đây không phải là lần đầu tiên Sophia gây tranh cãi. Năm 2017, khi cô được công nhận là công dân của Ả Rập Xê Út, nhiều người đã phản đối rằng, mặc dù là người máy, nhưng cô có nhiều quyền hơn phụ nữ ở quốc gia này. Khi nói với khán giả bằng tiếng Anh, cô ấy đã làm điều đó mà không có khăn trùm đầu và Abaya truyền thống, một loại áo choàng truyền thống mà phụ nữ Ả Rập Xê Út bắt buộc phải mặc ở nơi công cộng.

Sau đó, trong một cuộc trò chuyện với David Hanson, người tạo ra robot này, ông nói rằng Sophia sẽ tiêu diệt con người. Tất nhiên, điều này đã gây ra sự lo lắng, vì kể từ thời kỳ đầu của robot và AI, người ta đã lo sợ rằng chúng sẽ nổi dậy chống lại loài người.

Ngoài vai trò là một biểu tượng, Sophia còn là một nghệ sĩ và nhà phê bình nghệ thuật thành công ở đẳng cấp thế giới. Tháng 4 vừa qua, một trong những tác phẩm của cô đã được bán đấu giá với giá gần 690.000 USD.

Robot tiên tiến này cũng là một giảng viên về các chủ đề khoa học và công nghệ, xuất hiện cùng với các nhân vật nổi tiếng trong các hội nghị truyền hình, chương trình truyền hình và các trường đại học trên khắp thế giới.

Đầu năm 2021, công ty Hanson Robotics thông báo rằng họ sẽ bắt đầu sản xuất hàng trăm robot với Trí tuệ nhân tạo như Sophia, để giúp chống lại Covid-19.

(t/h)

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Sophia - công dân robot đầu tiên trên thế giới, muốn làm mẹ, xây dựng gia đình