Rừng cây "nhảy múa" kỳ lạ dưới hoàng hôn ở Indonesia có thực sự chuyển động ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có một rừng cây rất nổi tiếng ở Indonesia vì vẻ đẹp độc đáo khác lạ của chúng. Những cái cây mọc trên bãi biển được mệnh danh là những “nghệ sĩ nhảy múa” khi ánh hoàng hôn buông xuống.

Rừng cây “nhảy múa” này toạ lạc ở bãi biển Walakiri ở Đông Nusa Tenggara, Indonesia. Đảo Sumba xa xôi của Indonesia nổi tiếng với làn nước êm đềm, được mệnh danh là “thiên đường nhiệt đới” nổi tiếng thu hút khách du lịch vì vẻ đẹp độc đáo của chúng.

Ismail Abdanh, một nhiếp ảnh gia đoạt giải trong cuộc thi “Những bức ảnh rừng cây đẹp nhất” do Tổ chức Hợp tác Chứng nhận Lâm nghiệp Indonesia (IFCC) tổ chức chia sẻ rằng: “Những cây đước mọc trên bãi biển này rất độc đáo vì cành không thẳng có xu hướng xoắn lại. Nó trông như thể cái cây đang nhảy múa”.

Điều đặc biệt nữa là những cái cây biết nhảy múa này thường ẩn mình và chỉ xuất hiện khi nước biển rút đi.

Loài cây "nhảy múa" có tên gọi này là vì chúng dường như lắc lư theo ánh mặt trời, khi hoàng hôn buông xuống. Cụm từ nhảy múa này chỉ là cách ám chỉ nhẹ nhàng rằng thân, cành cây uốn lượn nhìn từ xa giống như bóng người đang nhảy múa theo cách riêng của mình.

Nguyên nhân khiến cây có hình dạng kỳ lạ

Các nhà thực vật học cho rằng những loài cây mọc ở rừng ngập mặn ở các vùng nhiều nước thường có hình dáng kỳ lạ, không theo một quy tắc nào cả.

Những nghệ sĩ múa này không chỉ giúp tạo cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp thu hút du khách du lịch.
Những "nghệ sĩ múa" này không chỉ giúp tạo cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp thu hút du khách du lịch. (Ảnh minh hoạ: Pixabay)

Các nhà khoa học lý giải rằng khi ánh sáng mặt trời chiều ở nhiều góc độ khác nhau, trong khi cây có tính hướng quang, do đó chiều hướng của nó cũng thay đổi liên tục điều đó tạo cảm giác như chúng đang nhảy múa. Sự không đồng đều về ánh sáng này cũng khiến cho cây phát triển không đồng đều.

Bên cạnh đó môi trường sinh thái của rừng ngập mặn cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các tác động khác như khí hậu, thuỷ văn, độ mặn, thể nền.. cũng có thể ảnh hướng đến sự phát triển của cây.

Những "nghệ sĩ múa" này không chỉ giúp tạo cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp thu hút du khách du lịch, ngoài ra chúng còn có tác dụng giúp giảm xói lở ở vùng ven biển, giảm tác động của sóng biển. Bên cạnh đó chúng cũng giúp lọc các chất bẩn ô nhiễm trong đại dương và sông ngòi. Do đó nước ở các khu vực này thường trong và hệ thống sinh thái rất tốt.

 

Ngọc Mai

(Tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Rừng cây "nhảy múa" kỳ lạ dưới hoàng hôn ở Indonesia có thực sự chuyển động ?