Phát hiện việc tính toán sai độ nóng lên của đại dương trong một nghiên cứu 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nhà khoa học khí hậu độc lập gần đây đã nghi ngờ về kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Ngay sau đó, các tác giả đã cảm ơn và tiến hành xác minh lại. 

Vào ngày 6 tháng 11, với hiểu biết về toán học, Nicholas Lewis đã đăng một bài phê bình về một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Princeton, Đại học California-San Diego Scripps, và một vài viện nghiên cứu khác. Bài bình luận này được công bố trên tạp chí Nature vào ngày 21 tháng 10.

Theo các thông cáo báo chí, bài nghiên cứu của các nhà khoa học có tham vọng chỉ ra rằng các đại dương trên thế giới đang nóng lên nhanh hơn nhiều so với ước tính trước đó. Điều này cho thấy Trái đất chịu ảnh hưởng của khí thải nhiên liệu hóa thạch nặng hơn so với suy nghĩ.

Tác giả chính Laure Resplandy, giáo sư trợ giảng khoa học địa chất tại Viện môi trường Princeton, cho biết: theo nhóm nghiên cứu, các đại dương đã hấp thụ nhiệt nhiều hơn 60% mỗi năm so với dự đoán của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (IPCC) công bố năm 2014.

Sau đó ông Lewis, một người gốc Anh, đã nhận được đề nghị xem qua bài báo đó. Trong bài phê bình của mình, ông đề cập tới việc nghi ngờ tính xác thực của các kết quả nghiên cứu trên.

Lewis viết: “Resplandy và các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp mới và nó đáng để xuất bản”.

Tuy nhiên, ông cho rằng họ đã tính toán sai lượng nhiệt mà các đại dương hấp thụ trong một khoảng thời gian và ông đã chứng minh những gì ông tin là tính toán chính xác. Lewis đã kết luận rằng mức độ không chính xác cao hơn nhiều trong các ước tính cuối cùng, làm cho kết quả nghiên cứu ít gây ngạc nhiên hơn nhiều so với trước.

Lewis nói: “Các kết quả nghiên cứu mới thường được phổ biến rộng rãi rất nhanh, điều cực kỳ quan trọng là các tác giả đã thừa nhận những sai sót này và đã nhanh chóng điều chỉnh ngay tức thời”.

Đồng tác giả Ralph Keeling, một nhà khoa học khí hậu tại Viện Hải dương học Scripps, đã chấp nhận chịu trách nhiệm cho sai lầm này và cảm ơn Lewis vì đã chỉ ra điều đó.

Keeling nói với tờ San Diego Union Tribune: “Khi chúng tôi phải đối diện với sự hiểu biết sâu sắc của anh ấy, mọi thứ trở nên rõ ràng ngay lập tức. Có một vấn đề ở đó. Chúng tôi rất biết ơn vì nó đã được chỉ ra nhanh chóng để chúng tôi có thể điều chỉnh kịp thời”.

Theo Tribune, các nhà nghiên cứu đã tính toán lại và gửi lại kết quả nghiên cứu cho tạp chí Nature. Các con số cho thấy các đại dương có thể nóng hơn so với ước tính của IPCC. Tuy nhiên, do tính bất định lớn, kết quả ước tính mới nằm trong khoảng từ 10% đến 70%. Kết quả này không khác những nghiên cứu khác đã tìm thấy trước đây.

Keeling nói với Tribune: “Giờ đây, sai số của chúng tôi quá lớn để có thể ước tính chính xác về độ nóng lên đang diễn ra trong đại dương. Chúng tôi thực sự đã thất bại”.

Theo thông cáo báo chí của nghiên cứu, trước đây các nhà khoa học sử dụng các phép đo nhiệt đại dương của một khu vực tách biệt để ước tính về sự nóng lên của đại dương. Tuy nhiên, họ đã không đưa rất nhiều phần khác của đại dương trên thế giới vào việc tính toán, điều này dẫn đến kết quả không chính xác.

“Một mạng lưới các cảm biến tự động được gọi là Argo đang thực hiện các phép đo toàn diện về nhiệt độ và độ mặn của đại dương trên toàn cầu”, ông cho biết.

Mạng Argo cũng đã đưa ra ước tính nhiệt độ cao hơn dự đoán của IPCC.

Nicholas Lewis đã từng bị chỉ trích trong quá khứ vì hoài nghi các nghiên cứu biến đổi khí hậu, và ông thậm chí còn có tên trong danh sách trực tuyến những người “Climate Denier” (tạm dịch: Người từ chối khí hậu). Đồng thời, ông là tác giả hoặc tác giả chính của ít nhất tám bài bình luận về các nghiên cứu của đồng nghiệp (peer-reviewed), cũng như nhiều báo cáo, bài báo và bài phê bình khác.

Nguyễn Can (biên dịch)

Tác giả: Sarah Le
Theo NTD.COM

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Phát hiện việc tính toán sai độ nóng lên của đại dương trong một nghiên cứu