Phát hiện Trái Đất đang bị mờ dần đi trong vũ trụ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chắc hẳn nhiều người từng có cảm giác bầu trời không được trong sáng như trước. Các nhà khoa học đã phát hiện ra lượng ánh sáng Mặt trời phản chiếu lên Trái đất đã kém đi khoảng một nửa Watt trên mỗi mét vuông so với nửa năm trước, trong đó sự sụt giảm tập trung chủ yếu trong vòng 3 năm qua.

Các nhà khoa học phát hiện ánh sáng Mặt trời phản chiếu xuống Trái đất đang ngày một kém đi. Do đó nhìn từ bên ngoài vũ trụ, Trái đất của chúng ta đang bị mờ đi trông thấy chỉ trong vài chục năm lại đây.

Theo nghiên cứu vừa đăng tải trên tạp chí khoa học Geophysical Research Letters, biến đổi khí hậu chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng Trái đất bị mờ dần đi.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu đo độ phản xạ của mặt đất dựa trên ánh sáng phản xạ từ Trái đất chiếu sáng bề mặt mặt trăng trong vòng vài thập kỷ, cũng như các phép đo vệ tinh. Dựa trên dữ liệu có sẵn, sự sụt giảm nhanh chóng này đang khiến cho các nhà khoa học bị sốc. Khoảng 20 năm trước Trái đất đã được biết là phản xạ khoảng 30% ánh sáng mặt trời chiếu vào nó. Các tác giả gọi hiện tượng Trái đất mờ đi là ''sự sụt giảm albedo'', theo SciTech Daily

Tác giả chính của nghiên cứu này là tiến sĩ Philip Goode thuộc Viện Công nghệ New Jersey (Mỹ) cho biết các đại dương nóng lên đã gây ra hiện tượng sụt giảm các đám mây sáng, phản chiếu, tập trung chủ yếu ở vùng trũng thấp Đông Thái Bình Dương trong các năm gần đây nhất, theo phép đo vệ tinh được thực hiện bởi Hệ thống Năng lượng bức xạ Trái đất CERES của NASA.

Trái đất càng ngày nhận được càng ít ánh sáng mặt trời phản chiếu trở lại không gian, nó bị mắc kẹt trong bầu khí quyển. Các nhà nghiên cứu suy đoán liều lượng sức nóng mặt trời tăng thêm có thể làm nhiệt độ toàn cầu ấm lên. Nhóm nghiên cứu cho biết sự thay đổi về ánh sáng thu được này “có cùng mức độ” với tổng tác động mà con người đã gây ra đối với khí hậu trong hai thập kỷ qua.

Edward Schwieterman, một nhà khoa học hành tinh tại Đại học California ở Riverside, người không tham gia vào nghiên cứu mới, cho biết trong thông cáo này: “Điều đó thực sự khá đáng quan tâm. Nhưng sự mờ đi không hoàn toàn tự nhiên. Con người gánh một số lỗi, nhưng vẫn chưa rõ bao nhiêu phần trăm”.

Lượng mây ở gần bề mặt Trái đất ít đi tức là Trái đất mờ hơn với nhiệt độ nóng hơn.

Các phép đo vệ tinh của NASA cho thấy những đám mây ở vùng thấp lơ lửng trên phía đông Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển phía tây của Bắc và Nam Mỹ, đã biến mất trong những năm gần đây.

Những đám mây dày ở tầng thấp như thế này lơ lửng cách bề mặt Trái đất khoảng một dặm hoặc cao hơn thì mát hơn so với ở thấp hơn vì chúng phản xạ sức nóng của mặt trời. Các đám mây ở trên cao mỏng hơn và có xu hướng giữ nhiệt, thay vào đó, làm ấm bề ​​mặt hành tinh.

Vì vậy, ít mây ở tầng thấp hơn có nghĩa là Trái đất mờ hơn với nhiệt độ nóng hơn.

Các nhà nghiên cứu cho biết có sự giảm bớt các đám mây làm mát này vì phía đông Thái Bình Dương đang ấm lên - một hiện tượng khí hậu được gọi là Dao động suy đồi Thái Bình Dương, thường dao động 20 đến 30 năm một lần giữa các pha “nóng” và “lạnh”.

Các nhà nghiên cứu cho biết biến đổi khí hậu toàn cầu, một phần lớn do chịu tác động của việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

Từ lâu, người ta cho rằng không khí càng ấm thì lượng nước biển bốc hơi càng nhiều, càng nhiều hơi nước trong không khí thì càng có nhiều giọt nước để hợp nhất với nhau thành những đám mây, chúng phản xạ ánh sáng trở lại không gian. Nói một cách đơn giản, nhiều mây hơn đồng nghĩa với albedo cao hơn.

Các nhà khoa học đã hy vọng quá trình này sẽ cân bằng hiệu ứng ấm lên mà con người đang gây ra trên Trái đất, “nhưng nghiên cứu này cho thấy điều ngược lại là đúng,” Schwieterman nói.

Những đám mây càng lên cao, chúng càng thu được nhiều nhiệt từ mặt trời và cảm giác Trái đất nóng lên..
Những đám mây càng lên cao, chúng càng thu được nhiều nhiệt từ mặt trời và cảm giác Trái đất nóng lên. (Ảnh minh hoạ: Pixabay)

Tuy nhiên, tại sao nhiệt độ ấm hơn lại loại bỏ các đám mây ở vùng thấp, làm mát khỏi bầu khí quyển vẫn chưa rõ ràng.

Một phần của vấn đề là các nhà khoa học không có dữ liệu lịch sử về các đám mây trong thời kỳ tiền công nghiệp, không giống như họ đối với khí nhà kính, được bảo quản trong bong bóng lõi băng, cây cối và hóa thạch. Một rào cản khác nằm ở chỗ việc mô phỏng các đám mây trong các mô hình khoa học phức tạp như thế nào để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thành phần và hoạt động của chúng.

Một nghiên cứu năm 2016 đã đề xuất một trong nhiều giả thuyết: Trái đất ấm hơn sẽ đẩy những đám mây thấp lên trên. Những đám mây càng lên cao, chúng càng thu được nhiều nhiệt từ mặt trời và cảm giác Trái đất nóng lên.

Nếu có một hành tinh xa xôi nào đang quan sát chúng ta họ sẽ dễ dàng nhận thấy địa cầu của chúng ta bị mờ đi và ngày càng khó quan sát. Nghiên cứu này một lần nữa nhấn mạnh tác động của biến đổi khí hậu lên cả một hành tinh đã có lịch sử hàng tỉ năm tuổi.

Ngọc Mai



BÀI CHỌN LỌC

Phát hiện Trái Đất đang bị mờ dần đi trong vũ trụ