Phát hiện loài khủng long ăn thịt tí hon ở xứ Wales

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một loài khủng long mới tên là Pendraig milnerae, đã được phát hiện ở xứ Wales. Hoá thạch của loài khủng long này được cho là sống cách đây khoảng 200 triệu năm về trước. Nó là loài ăn thịt và có kích thước khá nhỏ.

Hóa thạch loài khủng long ăn thịt này, ban đầu đã được phát hiện tại ngôi làng nhỏ, tên là Pantyffynnon ở miền nam xứ Wales. Nhưng lúc đó nó đã bị nhầm lẫn với một số loài khác.

Cuối cùng, sau 40 năm, sau khi nó bị mất, được tìm thấy và được đổi tên. Các nhà cổ sinh vật học cho biết nó đại diện cho một loài hoàn toàn mới, và họ đặt tên là Pendraig milnerae.

Hóa thạch của Pendraig milnerae ban đầu được phát hiện trong một mỏ đá vào những năm 1950.

Nó là loài khủng long ăn thịt lâu đời nhất được tìm thấy ở xứ Wales. Nhóm nghiên cứu cho rằng loài khủng long này có từ khoảng 200 triệu năm trước.

So với loài T-Rex (hay còn gọi là khủng long bạo chúa, là một chi của khủng long chân thú, sống vào cuối Kỳ Phấn Trắng), hoá thạch của Pendraig milnerae cho thấy nó có kích thước nhỏ hơn.

Hóa thạch của Pendraig milnerae cũng tồn tại lâu hơn rất nhiều so với T-Rex.

Tiến sĩ Stephan Spiekman là nhà cổ sinh vật học thuộc khoa Khoa học trái đất tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London. Ông đã tham gia vào nghiên cứu này.

Tiến sĩ Spiekman cho biết: “Con vật mà chúng tôi đã mô tả hiện nay, nó thực sự đã được tìm thấy từ những năm 1950, vì vậy nó đã nằm trong bộ sưu tập của bảo tàng một thời gian. Và thực sự ai đó thậm chí đã nghiên cứu nó cho một phần luận án Tiến sĩ của họ vào những năm tám mươi. Nhưng con vật không bao giờ được công bố chính thức và do đó cũng không bao giờ được đặt tên chính thức”.

Tiến sĩ Spiekman cho biết thêm: “Việc tìm kiếm khủng long khá phổ biến. Việc tìm thấy những con khủng long cổ như thế này là rất hiếm”.

Nhiều loại xương hóa thạch khác nhau của khủng long Pendraig milnerae, bao gồm các góc nhìn khác nhau về xương chậu và đốt sống của nó (trái) và xương đùi trái (phải). (Hình ảnh từ: bài báo của nhóm nghiên cứu, được đăng trên tạp chí Royal Society Open Science, 2021)
Nhiều loại xương hóa thạch khác nhau của khủng long Pendraig milnerae, bao gồm các góc nhìn khác nhau về xương chậu và đốt sống của nó (trái) và xương đùi trái (phải). (Hình ảnh từ: bài báo của nhóm nghiên cứu, được đăng trên tạp chí Royal Society Open Science, 2021)

Hóa thạch quý giá này đã thực sự bị mất tích trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London - nơi chúng được mang đi nghiên cứu sau khi được phát hiện.

Cuối cùng chúng được tìm thấy trong một ngăn kéo bằng vật liệu cá sấu, và các hóa thạch đã được đặt tên để vinh danh nhà cổ sinh vật học, Angela Milner, người đã giúp truy tìm chúng.

Người ta tin rằng những bộ xương hóa thạch nhỏ như vậy là do chúng xuất phát từ một con khủng long non, nhưng các nhà khoa học phỏng đoán rằng con trưởng thành có thể có kích thước lớn hơn rất nhiều.

Mặc dù hóa thạch của Pendraig milnerae không mang sức hút lớn như T-Rex, nhưng khám phá này sẽ có khả năng thu hút các nhà khoa học và các khán giả nhỏ tuổi.

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Phát hiện loài khủng long ăn thịt tí hon ở xứ Wales