Phát hiện khả năng có sự sống trong hệ hành tinh lân cận Hệ Mặt Trời

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phát hiện mới của các nhà khoa học về khả năng có sự sống trong một hệ hành tinh chỉ cách chúng ta 35 năm ánh sáng đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nỗ lực tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác.

Các nhà thiên văn học đã nghiên cứu một hệ hành tinh chỉ cách chúng ta 35 năm ánh sáng, có chứa các ngoại hành tinh đá, và họ phát hiện ra rằng hệ hành tinh đó có thể có một số hành tinh có sự sống, những hành tinh này quay xung quanh một ngôi sao, nơi có điều kiện thích hợp để có thể tìm thấy nước lỏng.

Sử dụng kính viễn vọng rất lớn của đài quan sát Nam Âu ở Chile, một nhóm các nhà thiên văn học đã nghiên cứu các hành tinh xung quanh ngôi sao L 98-59 gần hệ mặt trời, có xuất hiện các hành tinh giống với các hành tinh trong hệ mặt trời.

Theo một tuyên bố, trong số những phát hiện của họ, có một hành tinh có khối lượng bằng một nửa sao Kim, là ngoại hành tinh nhẹ nhất từng được đo bằng kỹ thuật vận tốc xuyên tâm. Họ cũng phát hiện ra một hành tinh có thể là một thế giới đại dương cũng như một hành tinh có thể sinh sống được.

María Rosa Zapatero Osorio, nhà thiên văn học tại trung tâm sinh vật học ở Madrid, Tây Ban Nha và là một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Hành tinh này có thể có bầu khí quyển giúp bảo vệ và duy trì sự sống”.

Phát hiện mới của các nhà khoa học đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nỗ lực tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác.

Phát hiện này bao gồm một bước đột phá về kỹ thuật, vì nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp vận tốc xuyên tâm để phát hiện ra khối lượng nhỏ của hành tinh nằm sâu nhất trong hệ hành tinh này.

Phương pháp này đo lực hấp dẫn cực nhỏ của một hành tinh quay quanh ngôi sao chủ. Dựa trên mức độ di chuyển của ngôi sao, các nhà thiên văn học có thể ước tính khối lượng của ngoại hành tinh.

Sau đó, dựa trên khối lượng và kích thước của ngoại hành tinh, các nhà khoa học có thể tính toán mật độ vật chất, từ đó xác định thành phần của nó: Những hành tinh mật độ vật chất lớn có thể là đá, trong khi những hành tinh mật độ vật chất nhỏ hơn là thể khí.

Tác giả của nghiên cứu Olivier Demangeon, nhà nghiên cứu tại Instituto de Astrofísica e Ciências do Espaço, Đại học Porto ở Bồ Đào Nha, giải thích: “Nếu chúng ta muốn biết một hành tinh được tạo thành từ gì, thì điều tối thiểu mà chúng ta cần là khối lượng và bán kính của nó”.

Tuy nhiên, loại phép đo được mô tả ở trên rất khó đạt được. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng máy đo hình ảnh Echelle cho ngoại hành tinh Rocky và thiết bị quan sát quang phổ ổn định (ESPRESSO) trên kính viễn vọng rất lớn.

“Nếu không có độ chính xác và độ ổn định do ESPRESSO cung cấp, phép đo này sẽ không thể thực hiện được”. Osorio cho biết trong tuyên bố: "Đây là một bước tiến trong khả năng của chúng tôi để đo khối lượng của các hành tinh nhỏ nhất ngoài hệ mặt trời".

Việc phát hiện các cấu trúc sinh học của các ngoại hành tinh phụ thuộc vào việc nghiên cứu khí quyển của các hành tinh, nhưng kính thiên văn ngày nay không đủ mạnh để đạt được điều này với các hành tinh đá nhỏ. Theo tuyên bố, hệ hành tinh L 98-59 là mục tiêu tiềm năng cho các nghiên cứu trong tương lai về bầu khí quyển của các ngoại hành tinh.

Dựa trên các phân tích dữ liệu, nhóm nghiên cứu cho biết rằng 3 trong số các hành tinh trong hệ hành tinh này có thể chứa nước. Hai hành tinh gần ngôi sao trung tâm nhất có thể có một lượng nhỏ nước, trong khi khối lượng của hành tinh thứ ba có thể lên tới 30% nước.

Các ngoại hành tinh chưa từng được tìm thấy trước đây có thể tồn tại trong hệ hành tinh này. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra hành tinh thứ tư và thậm chí nghi ngờ có hành tinh thứ năm trong hệ hành tinh này, nơi có thể tìm thấy nước lỏng trên bề mặt của nó.

Demangeon cho biết trong tuyên bố: “Chúng tôi có những cơ sở về sự tồn tại của một hành tinh có thể sinh sống được trong hệ hành tinh này”.

Hành tinh thứ 5, nếu được xác nhận, có thể có khối lượng bằng 2,46 khối lượng Trái đất, với chu kỳ quỹ đạo khoảng 23 ngày. Mặc dù khoảng cách này khá gần với ngôi sao chủ, vì L 98-59 là một ngôi sao lùn đỏ, mát hơn nhiều so với mặt trời, khoảng cách này là hoàn hảo để tạo ra nhiệt độ tương tự như Trái đất.

Demangeon nói thêm: “tôi cùng các đồng nghiệp, đã nghiên cứu các hành tinh có thể tồn tại sự sống kể từ khi ngành thiên văn học ra đời và bây giờ chúng ta đang ngày càng tiến gần hơn đến việc phát hiện một hành tinh có thể sinh sống được xung quanh ngôi sao chủ của nó, nơi chúng ta có thể nghiên cứu bầu khí quyển”.

Nghiên cứu mới được công bố trên một bài báo trong tập sắp xuất bản của Thiên văn học & Vật lý thiên văn.

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Phát hiện khả năng có sự sống trong hệ hành tinh lân cận Hệ Mặt Trời